Trăng đen Là Gì? Sự Thật Về Kỳ Trăng Ngày 19/8

Vào lúc 02:41 UTC (hay Giờ Phối hợp Quốc tế) Thứ Tư, ngày 19/8/2020, sẽ xuất hiện một kỳ trăng non mới, hay còn gọi là trăng đen.

quảng cáo Mục lục bài viết
  • Loại trăng đen khác
  • Khi nào thì có kỳ Trăng đen tiếp theo?
  • Hiện tượng Mặt trăng đen (Black Moon) có thể hoặc không thể quan sát được
  • Tại sao nhiều người yêu thích trăng đen?
  • Tại sao thời kỳ trăng non là thời điểm tốt nhất để tìm kiếm Dải Ngân hà?
  • Điều gì xảy ra sau Mặt trăng đen?

Không có một định nghĩa cụ thể nào về hiện tượng Mặt trăng đen. Nó thường được sử dụng để gọi trăng non lần thứ hai trong tháng. Vào thời điểm chính xác khi trăng non xuất hiện, vệ tinh sẽ ở khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trời, tức là chỉ phía xa của mặt trăng được chiếu sáng. Vì thế từ Trái đất của chúng ta sẽ không thể quan sát được trăng non. Chu kỳ trăng non xuất hiện 29 ngày một lần.

Cơ hội chiêm ngưỡng mặt trăng đen vào tuần này.Trăng đen sẽ diễn ra vào ngày 19/8/2020. Ảnh: sunnidaily

Thực tế mà nói, mỗi kỳ trăng non sẽ đều được coi là một kỳ “Trăng đen”. Mặt trăng đen (Black moon) chỉ đơn giản là lần xuất hiện kỳ trăng mới thứ hai trong tháng âm lịch. Theo các nhà khoa học, hiện tượng mặt trăng đen xảy ra khi các phần được mặt trăng chiếu sáng rơi vào bóng của Trái đất khiến cho người ta không thể quan sát được. Dù hiện tượng mặt trăng đen không quan sát được bằng mắt thường nhưng nhiều người lại cho rằng đây là một dịp tuyệt vời để ngắm sao.

Vậy tại sao lần trăng non ngày 19/8 lại đặc biệt đến vậy?

Hiện tượng trăng non diễn ra ngày thứ Tư 19/8 được gọi là "Trăng đen" vì đây là kỳ trăng non thứ ba trong một mùa gồm có bốn trăng non. Đây không phải là một hiện tượng thiên văn đặc biệt mà nó xảy ra theo chu trình tự nhiên, thông thường khoảng 32 đến 33 tháng một lần, tùy thuộc vào múi giờ từng địa phương.

Cơ hội chiêm ngưỡng mặt trăng đen vào tuần này Hiện tượng trăng đen rất thu hút sự chú ý của những người yêu thiên văn học. Ảnh: medium

Tại sao mùa này lại có tới 4 kỳ trăng non?

Một năm được chia làm bốn mùa, và mỗi mùa sẽ có 3 kỳ trăng non. Tuy nhiên, mùa hè năm 2020 được coi là ‘mùa thiên văn’ ở bán cầu bắc khi xuất hiện tới 4 kỳ trăng non.

• Ngày 21 tháng 6 năm 2020 (ngày hạ chí cuối cùng và năm nay xảy ra nhật thực "vòng lửa" hiếm gặp) • Ngày 20 tháng 7 năm 2020 • Ngày 19 tháng 8 năm 2020 • Ngày 17 tháng 9 năm 2020 (chỉ năm ngày trước điểm phân tiếp theo)

Vậy 'mùa thiên văn' là gì? Không giống như các mùa khí tượng, liên quan đến chu kỳ nhiệt độ hàng năm, các mùa thiên văn chỉ vị trí của Trái đất trên quỹ đạo của nó với Mặt trời. Các mùa thiên văn được định nghĩa là khoảng cách giữa các điểm cực (khi một trong các cực của Trái đất hướng về hướng Mặt trời) và điểm phân (khi trục nghiêng của Trái đất đối diện với Mặt trời).

Loại trăng đen khác

Có một định nghĩa khác về “Mặt trăng đen”. Một số người chỉ gọi Trăng đen nếu đó là lần Trăng non thứ hai trong một tháng dương lịch.

Loại “Mặt trăng đen” phổ biến hơn này xảy ra lần cuối ở Bắc Mỹ vào ngày 31/7/2019 và sẽ xảy ra tiếp theo vào ngày 30/4/2022 khi có “Nhật thực Mặt trăng đen”. Trong sự kiện đó, nhật thực một phần sẽ có thể nhìn thấy từ Nam Mỹ và Nam Cực. Vì Trăng non sẽ là hình bóng có thể nhìn thấy được trên một phần của Mặt trời, nên có lẽ đây là loại “Mặt trăng đen” trực quan nhất có thể.

Khi nào thì có kỳ Trăng đen tiếp theo?

Kỳ trăng non thứ ba trong mùa thiên văn lần cuối diễn ra vào ngày 21/7/2017 và tạo ra hiện tượng nhật thực toàn phần. Theo định nghĩa này, kỳ trăng đen tiếp theo sẽ rơi vào ngày 19/5/2023.

Cơ hội chiêm ngưỡng mặt trăng đen vào tuần này.Mỗi kỳ trăng non sẽ đều được coi là một kỳ “Trăng đen”. Ảnh: pxhere

Hiện tượng Mặt trăng đen (Black Moon) có thể hoặc không thể quan sát được

Ở giai đoạn "trăng non", mặt trăng là màu đen hoàn toàn. Nó xuất hiện khi mặt trăng đi qua cùng phần bầu trời mà mặt trời cũng đi qua, mặt tối của mặt trăng hoặc mặt Trái đất không được chiếu sáng. Do đó, điều này thực sự không thể quan sát được gì.

Nhưng không phải lúc nào cũng đúng, bởi vì có những thời điểm mặt trăng trực tiếp đi qua giữa Trái đất và mặt trời, sau đó người dân Địa cầu có thể nhìn thấy hình bóng màu đen của mặt trăng đi qua ngay trước mặt trời, mà thường gọi là hiện tượng nhật thực.

Tại sao nhiều người yêu thích trăng đen?

Những người thích ngắm sao thường thích trăng đen. Bởi khi đó trời sẽ thực sự tối. Rất nhiều người ngắm sao có mối quan hệ yêu-ghét khá phức tạp với Mặt trăng. Bởi khi nó là một quả cầu lớn, sáng vằng vặc trên bầu trời đêm, nó sẽ xóa nhòa sự hiện diện của các vì sao, gây khó khăn cho việc nhìn thấy các cụm, tinh vân và thiên hà mờ. Trên thực tế, khi vệ tinh của chúng ta gần "đầy", chúng ta không thể nhìn thấy bất cứ thứ gì ngoài vùng sáng nhất của các ngôi sao.

Điều đó đúng cho dù bạn đang ở Las Vegas hay giữa sa mạc, mặt trăng là tác nhân gây ô nhiễm ánh sáng tồi tệ nhất. Vì vậy, sự vắng mặt của nó trong tuần này có nghĩa là bầu trời tối ở các vị trí xa xôi sẽ là nơi hoàn hảo để phát hiện nhiều ngôi sao hơn, các chòm sao phức tạp và các vật thể trên bầu trời sâu.

Cơ hội chiêm ngưỡng mặt trăng đen vào tuần này Thời kỳ trăng non/trăng đen là lúc có thể quan sát dải ngân hà tốt nhất. Ảnh: Forbes

Tại sao thời kỳ trăng non là thời điểm tốt nhất để tìm kiếm Dải Ngân hà?

Thời kỳ trăng non cũng là khoảng thời gian chúng ta có thể nhìn thấy Dải Ngân hà chạy ngang qua bầu trời và chảy xuống đường chân trời phía nam ngay sau khi trời tối.

Để tìm nó, hãy xác định vị trí của Sao Mộc và Sao Thổ sáng ở phía nam. Dải Ngân hà nằm ở bên phải của chúng, xa hơn một chút về phía nam.

Điều gì xảy ra sau Mặt trăng đen?

Mặc dù những người ngắm sao có thể ghét Mặt trăng, nhưng nó cũng là đối tượng thú vị nhất trong từng giai đoạn nhất định.

Điều hấp dẫn nhất sẽ xuất hiện trong hoàng hôn vào hôm sau (20/8), một Mặt Trăng lưỡi liềm được chiếu sáng 5% một cách tinh tế dần chìm xuống phía chân trời phía Tây. Buổi hoàng hôn tiếp theo, vào ngày 21/8, sẽ chứng kiến ​​Mặt Trăng lưỡi liềm 12% sáng đầy quyến rũ.

Vì vậy, hãy coi “Trăng đen” của tuần này như một tiếng gọi vang vọng từ bầu trời đêm để bạn đi ngắm sao. Sau đó, hãy ra ngoài vào lúc hoàng hôn vào hôm sau và thưởng thức sự xuất hiện trở lại đầy ấn tượng của vệ tinh của chúng ta như một hình lưỡi liềm tinh xảo tuyệt đẹp.

Các hiện tượng khác của mặt trăng - Trăng non: là trăng lưỡi liềm vào đầu tháng âm lịch, thường nhìn thấy vào buổi chiều và sau lúc chạng vạng.

- Trăng già: là trăng lưỡi liềm vào cuối tháng âm lịch, thường nhìn thấy vào trước lúc bình minh và buổi sáng.

- Trăng xanh: là thuật ngữ tiếng Anh dùng để gọi hiện tượng trăng tròn hai lần trong một tháng chứ không phải mặt trăng phát ra ánh sáng màu xanh. Trên thực tế, tên gọi Trăng xanh không liên quan gì đến màu sắc của mặt trăng.

- Trăng máu: là một cách gọi khác của hiện tượng nguyệt thực. Đây là hiện tượng thiên văn xảy ra khi mặt trời, Trái đất và mặt trăng nằm trên một đường thẳng. Mặt trăng đi vào vùng bóng tối của trái đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và mặt trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm.

- Trăng rằm Trung thu: Hiện tượng trăng tròn vào dịp Trung thu, vào ngày 15/8 (ngày rằm tháng Tám âm lịch hàng năm), mặt trăng lúc này tròn hơn và sáng hơn.

- Nhật thực: Nhật thực là hiện tượng mặt trời bị che khuất bởi mặt trăng khi nhìn từ Trái đất. Nhật thực xảy ra khi mặt trăng đi qua giữa Trái đất và mặt trời, che khuất hoàn toàn hay một phần mặt trời khi nhìn từ Trái đất. Nhật thực chỉ có thể xảy ra trong kỳ trăng mới.

Xem thêm: 5 địa điểm ngắm sao tuyệt đẹp của hội mọt thiên văn thế giới

Thùy Dương

Từ khóa » đen Trang Là Gì