Trang Hạ | Đàn Bà đích Thực

Năm 2014 mình đang làm truyền thông doanh nghiệp, sau khi tham vấn và lên kế hoạch, có một doanh nghiệp tại Hà Nội đã đồng ý cùng mình tài trợ một tủ sách học đường cho một trường Tiểu học ở N.Đ. với tổng trị giá hàng trăm triệu đồng. Sau khi sửa sang phòng học thành thư viện, mình chỉ dành vài chục triệu đồng để mua giá sách và tranh to để trang trí thư viện trường, mua vài mô hình, lắp đèn và bàn ghế, còn lại mình đều để tiền mua sách cho các em.

Mình lên list sách rất cụ tỉ, đủ cả sách STEM, sách văn học kinh điển, sách thiếu nhi, truyện tranh, sách bổ trợ cho nhà trường (ví dụ một số cuốn tuyển tập thơ văn thiếu nhi Việt Nam, rất khó kiếm vì ko thể tìm ra trên thị trường). Rồi sách văn học nước ngoài, Doraemon các kiểu các thứ! Ngay cả ba đứa con mình ở nhà cũng chưa từng đc đọc nhiều cuốn như thế (vì mình đâu có nhiều tiền).

Lý do để tặng sách cho các con: Với hàng ngàn lượt học sinh sẽ ghé thư viện mỗi tuần, tủ sách tại các trường tiểu học là nơi tốt nhất để khơi gợi và bồi đắp những năng lực đọc cho trẻ, năng lực tư duy, óc tò mò tìm hiểu các chân trời kiến thức.

Sau khai trương 4 tháng, mình quay trở lại thư viện thăm. Thật khác với tưởng tượng, rất nhiều cuốn vẫn y nguyên như lúc cất lên giá! Phòng thư viện còn khóa cửa, mình không vào được! Khi mình ra tới cổng trước khi lên ô tô, một cô giáo ở trường THCS ngay bên cạnh nhào tới vồ lấy tay mình:

– Chị Trang Hạ! Em chào chị! Em là cô giáo bên THCS. Chị ơi nói giúp em một tiếng, em muốn sang xem sách chị tặng. Kết quả, em là giáo viên mà bên trường Tiểu học cũng không cho em vào xem, họ bảo, đây là sách chị Trang Hạ tặng họ, ko phải tặng bên em!

Ủa??? Cô giáo cách một bức vách tường còn ko vào đọc được, học sinh liệu đc đón tiếp thế nào?

Tư duy sách là để bày, sách là để thờ, sách là để đếm số lượng rồi công bố số thư viện lớp v.v… nặng nề khiến mình nhận ra:

Thực ra phong trào tặng tủ sách là một định kiến tồi tệ, ai có tiền chả tặng được, người người nhà nhà đi tặng tủ sách. Thế nhưng, phải gọi chính xác đó là: Các tủ sách chết!

Các tủ sách không có người mentor – hướng dẫn các con đọc, là tủ sách chết!

Các thư viện được nhà hảo tâm đầu tư nhưng không có hoạt động hướng dẫn đọc, không có tương tác, không có hoạt động hàng tuần của hội đọc sách, thì khác gì trao cho các con một cái thuyền ra hồ, có mái chèo đó nhưng mày chèo thế nào kệ mày! Vừa lãng phí tài nguyên xã hội, vừa không hấp dẫn với trẻ!

Cứ có tiền là tặng được tủ sách chết. Nhưng phải có rất nhiều tiền và rất nhiều công sức, tâm huyết mới có thể tặng được một tủ sách sống: Duy trì người dắt hướng dẫn đọc, sinh hoạt chuyên đề, hỗ trợ trẻ em đọc sách, nghe các con nói về sách, phân tích và lý giải kịp thời những kiến thức và cảm xúc mà các con thu lượm được từ sách, tổ chức để các con bình sách, viết review sách, hùng biện về các đề tài, thậm chí để các con xâu chuỗi những đề tài được đúc kết từ nhiều cuốn, chứ ko phải cứ đọc xong 1 cuốn là review đúng cuốn đó, khen cuốn đó hết lời! Tư duy “Trả bài” khi review sách đó cũng là 1 rào cản vô hình khiến trẻ ít khi dám bứt phá, dám “gộp” một loạt tài sản đọc lại để đưa ra một cái nhìn xuyên suốt.

Ví dụ, các con giống y như người lớn, đọc xong cuốn nào khi review cũng nói lại y chang toàn bộ nội dung sách, hoặc lồng thêm chút cảm xúc, nhưng ko kể thêm đc một cuốn tương tự, hay liên tưởng tới một quan điểm sau vài cuốn!

Đôi khi có một lối mòn luôn phát sinh chỉ sau vài năm: Lối mòn tặng tủ sách, lối mòn học sinh review sách, lối mòn mẹ kể con nghe bằng sách. Muốn phá lối mòn ấy, chỉ có cách là, thay bằng chỉ tặng nhiều sách, hãy tặng học sinh tiểu học thật nhiều cơ hội để tương tác với sách, lập luận và phản biện từ sách, đặt câu hỏi về sách, tìm nhiều câu trả lời cho một câu hỏi… Nếu các con đọc sách xong, có thể tiếp thu và vận dụng những của cải từ văn hóa đọc để bộc lộ bản thân như thế, mới là cách các con đọc – hiểu – lý giải sách như một chuyên gia, như một học giả, như một nhà phản biện, như một người làm chủ được văn hóa đọc ngay từ khi còn học Tiểu học!

Sách đọc càng sớm càng tốt. Ở các nước phát triển, sách không in bằng giấy mà được khâu bằng vải và bông, để trẻ sơ sinh và mới tập ngồi đã có thể tương tác với sách cùng hình ảnh, trò chơi với sách! Có những cuốn sách dành cho trẻ mầm non không hề có một chữ cái nào! Chỉ có hoa, tranh, hình ảnh, màu sắc, để các con tư duy bằng ngón tay, bằng mắt và trí tưởng tượng, tự dựng nên câu chuyện của riêng các con!

Nhưng sách của Việt Nam còn chưa “tiến bộ” tới mức tinh tế như thế, vẫn là sách từ cắt dán, rồi truyện tranh, rồi sách đồng thoại cổ tích, rồi sách chữ, sách tiếng Anh đơn giản v.v… Sách của Việt Nam vẫn mang nặng tính thực dụng. Nên trẻ em Việt Nam thiệt thòi đầu tiên là các cảm xúc từ sách, có nhiều cơ hội đọc sách nhưng thiếu cơ hội bộc lộ bản thân và tư duy quan điểm của em về những giá trị thu lượm được từ sách. Thậm chí sao cứ phải là là bằng tiếng Việt, các con có thể review sách bằng tiếng Anh với một bài viết chỉn chu ngắn gọn, vừa nâng cao năng lực đọc, vừa cải thiện và hỗ trợ khả năng diễn đạt bằng tiếng Anh của các con!

May mắn là những gì mình lấn cấn trong lòng, cũng là những giới hạn mà nhiều người đã nhận ra. Cái hữu hạn của tủ sách không ngăn cản khả năng tiếp cận của học sinh từ Tiểu học. Cách đọc sách thụ động cũng đang bị thay thế bởi cách đọc và diễn giải sách theo cá tính của mỗi độc giả nhé! Sân chơi đọc sách “Read Like a Scholar – Cùng KUN Đọc Sách Mỗi Ngày 2022” đang được Hội đồng Đội TƯ, Công ty CP Sữa Quốc Tế IDP – sở hữu thương hiệu sữa KUN và Tổ chức Giáo dục IEG tổ chức hè này! Đọc sách vui trong hè lại được nhận rất nhiều phần thưởng giá trị cho con nữa!

“Love for knowledge & Hope for life” là chủ đề cuộc thi review sách mùa hè này từ ⅙ tới 18/7/2022 trên mạng internet. Học sinh lớp 1 tới lớp 5 có thể viết cảm nhận về bất cứ cuốn sách nào con thích, nhất là các cuốn sách trong thư viện của NXB Scholastic do Ban tổ chức cung cấp. Bài dự thi các con chỉ cần viết tự do trên một trang giấy, độ 500 chữ, vẽ đơn giản một bản đồ tư duy sau khi con đọc được cuốn sách, hoặc nhờ bố mẹ quay video dưới 3 phút.

Những bạn vào vòng trong sẽ có một chuyến du hành tuyệt vời vào thế giới văn hóa đọc: Một chuyến đi du lịch 3 ngày 2 đêm tới Gala chung kết được BTC đài thọ toàn bộ! Con sẽ mang cuốn sách của con và câu chuyện của con tới gặp những bạn khắp mọi miền đất nước! Thậm chí đó là chuyến đi đầu tiên trong đời mà con là chủ nhân, còn bố mẹ chỉ là “người hỗ trợ” đi theo thôi!

Giải thưởng hơn 3 tỷ, có các phần quà từ NXB National Geographic Learning và NXB Scholastic và sữa KUN siêu ngầu! Khi các bạn thí sinh đăng ký sân chơi, ngay lập tức các bạn sẽ được tặng 01 tài khoản đọc sách trực tuyến hoàn toàn miễn phí từ thư viện Quốc tế Scholastic

+ 2 tỷ học bổng khóa học đến từ IEG.

+ 70 triệu học bổng tiền mặt.

+ Kho sách trực tuyến của Scholastic trị giá 750 triệu.

+ Truy cập kho tài liệu trực tuyến không giới hạn trong vòng 1 năm.

+ Được xuất hiện trên kênh truyền thông chính thức của National Geographic Learning Việt Nam.

+ Bộ sách truyện từ National Geographic Learning.

+ Cùng nhiều hiện vật đi kèm: Máy đọc sách Kindle, balo, sổ tay sáng tạo…

Các thầy cô và bố mẹ nhớ kéo xuống lấy link dự thi cho các con dưới comment nhé!

#ReadLikeaScholar #Reviewsach #Hoidongdoitrunguong #IEGGlobal #LifKun #CungKundocsachmoingay

Chia sẻ bài này cho bạn bè:

  • Facebook
  • Twitter
  • Email
  • In
  • LinkedIn
  • Reddit
  • Tumblr
  • Pinterest
Thích Đang tải...

Từ khóa » Blog đàn Bà