Trang Phục áo Dài Truyền Thống Và Các Loại áo Dài Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Hình ảnh áo dài truyền thống chắc hẳn đã quá đỗi quen thuộc với mỗi người con đất Việt. Trang phục áo dài chính là niềm tự hào lớn lao, đồng thời cũng là kết tinh vẻ đẹp của nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Trải qua bao thời đại, chiếc áo dài ngày càng được hoàn thiện và tôn vinh trọn vẹn hình ảnh đoan trang của người phụ nữ Việt. Để biết được tại sao áo dài lại là trang phục truyền thống. Sau đây, bài viết của Công ty May Balo HP sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa trang phục áo dài Việt Nam.
Trang phục áo dài truyền thống có nguồn gốc từ đâu
Vào thời kỳ Tây hóa, chiếc áo dài truyền thống được cách tân từ áo ngũ thân của Việt Nam. Vào giai đoạn đầu, người Việt sử dụng áo giao lĩnh có cổ chéo hay áo viên lĩnh cổ tròn. Sao đó là sự xuất hiện của áo dài lập lĩnh cổ đứng. Năm 1934, chiếc áo ngũ thân quen thuộc đã được cải cách thành hai vạt trước sau bởi họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường.
Với sự thay đổi này, thiết kế dần trở nên hoàn mỹ hơn với vạt trước nối dài chấm đất nhằm góp phần tạo vẻ thướt tha, uyển chuyển. Ngoài ra, trang phục áo dài trắng còn được ôm sát để tạo nên vẻ gợi cảm, thanh thoát.
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, chiếc áo dài Việt Nam dần thích nghi và không ngừng biến đổi từ kiểu dáng, phong cách cho đến chất liệu, phụ kiện. Nhưng vẫn đảm bảo được ý nghĩa cốt lõi của bộ áo dài Việt Nam, đó là sự tôn vinh nét đẹp của người con gái Việt. Áo dài ngày nay dần được hoàn thiện nhằm hướng đến thị hiếu và nhu cầu của mọi người.
Cả nam lẫn nữ thường mặc áo dài kết hợp cùng quần dài che kín từ cổ đến đầu gối. Nhưng hiện nay, chủ yếu là nữ sử dụng. Chính vì sự phổ biến và giá trị của chiếc áo dài truyền thống mang lại, áo dài chính thức trở thành trang phục đại diện cho quốc gia. Áo dài Việt Nam thường được cả nam lẫn nữ diện trong các dịp lễ hội, những buổi trình diễn quy mô lớn và trong khung cảnh trang trọng, nghiêm túc.
Không thể phủ nhận rằng dù đi đến đâu trên mảnh đất Việt Nam, bạn đều có thể bắt gặp hình ảnh của bộ trang phục này. Đây cũng chính là biểu tượng đặc trưng của con người Việt Nam trong mắt của bạn bè quốc tế.
Trang phục áo dài truyền thống từ xưa đến nay
Áo dài truyền thống đã không ngừng phát triển và đổi mới qua nhiều tháng năm. Và từ đó dần hình thành nét đặc trưng không gì thay thế được trong ngành công nghiệp thời trang của đất nước. Đồng thời kể từ lúc mới xuất hiện dưới thời Nguyễn, các loại áo dài truyền thống cũng trở thành một danh tính chính trị và văn hoá tiêu biểu.
Áo dài Giao Lĩnh
Thật ra cho đến nay, chưa một nhà nghiên cứu nào xác định được thời điểm lịch sử chính xác mà chiếc áo dài đầu tiên xuất hiện. Một số ý kiến cho rằng áo dài xuất thân từ Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, dấu tích để lại cho thấy áo dài đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm còn sườn xám chỉ mới xuất hiện vào năm 1920.
Theo tư liệu cổ xưa, áo dài có thể có nguồn gốc từ áo Giao Lĩnh xuất hiện vào năm 1744. Đây chính là loại áo có kiểu dáng thô sơ nhất của áo dài Việt Nam. Áo giao lĩnh hay có thể gọi khác là áo đối lĩnh. Đây là một loại trang phục được may tương đối rộng có xẻ hai bên hông, thân hơi dài và chấm gót, cổ tay rộng. Áo có cổ chéo gần tương tự với áo tứ thân. Thân áo Giao Lĩnh được thợ may từ 4 tấm vải. Người thời này thường mặc cùng váy đen kết hợp cùng thắt lưng màu.
Vào thời điểm này, vua Nguyễn Phúc Khoát cai trị vùng đất phía Nam còn chúa Trịnh cai quản miền bắc ở Hà Nội. Người dân mặc áo giao lĩnh vào giai đoạn này và có chút tương đồng với người Hán ở Trung Quốc.
Do đó, vua Nguyễn Phúc Khoát đã ra lệnh tất cả phụ tá của mình mặc quần dài bên trong một chiếc áo lụa nhằm mục đích phân biệt giữa Nam và Bắc. Trang phục này có sự kết hợp giữa người Hán và Chămpa và cũng có thể đây chính là hình ảnh đầu tiên của bộ áo dài truyền thống Việt Nam.
Mẫu áo dài tứ thân
Áo dài tứ thân xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17, đây được xem là sự biến tấu từ áo dài Giao Lĩnh. Theo như các hiện vật được trưng bày tại viện bảo tàng cùng với những phân tích có căn cứ của các nhà nghiên cứu, người phụ nữ trong giai đoạn này đã khéo léo may rời 2 tà trước của chiếc áo Giao Lĩnh để buộc lại với nhau còn hai tà sau thì may liền lại thành vạt áo.
Họ làm thế để thuận tiện và năng động hơn trong hoạt động lao động sản xuất. Và cũng chính vì thế, áo tứ thân thường được may màu tối vô cùng mộc mạc và chân chất. Đây là trang phục tượng trưng cho 4 bậc sinh thành.
Áo ngũ thân
Trên cơ sở của áo Tứ Thân, áo ngũ thân được may thêm một tà nhỏ nhằm tượng trưng cho giai cấp và thứ bậc trong xã hội bấy giờ. Khác với tầng lớp lao động, quan lại và quý tộc sẽ mặc áo ngũ thân.
Áo dài ngũ thân được thiết kế 4 vạt và may thành 2 tà như áo dài, ở tà trước còn có thêm một vạt áo tương tự như lớp lót kín đáo. Đây chính là vạt áo thứ 5. Kiểu áo ngũ thân rất thịnh hành đến đầu thế kỉ XX, áo có cổ và được may theo phom rộng, thoải mái, không có diềm cổ, diềm tay áo. Màu sắc nhã nhặn, đằm thắm. Trên áo có đính 5 cúc làm bằng kim loại, gỗ, ngọc,… Ngoài ra, áo ngũ thân còn tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, một thân con.
Mẫu áo dài Lemur
Vào năm 1939, hoạ sĩ Cát Tường đã tạo nên áo dài Lemur dựa trên chiếc áo ngũ thân. Tên gọi Lemur cũng chính là đặt theo tên của bà.
Thân trên của áo được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ thướt tha và kiều diễm rất độc đáo. Hàng nút phía trước được dịch chuyển dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn nhằm tăng thêm vẻ nữ tính. Áo dài Lemur có 2 vạt trước, sau và vạt sau dài chấm đất.
Áo dài Lê Phổ
Áo dài Lê Phổ được hoạ sĩ Lê Phổ kết hợp giữa áo tứ thân và áo dài Lemur. Ở thiết kế này bà đã biến chiếc áo dài trở nên tinh tế và thu hút hơn bởi những đường cong bó thanh mảnh, trẻ trung và mới mẻ.
Hoạ sĩ Lê phổ đã bỏ đi hết những yếu tố của phương Tây để đem đến cho chiếc áo dài Lemur những đặc điểm của áo tứ thân truyền thống. Từ đây,Phong cách áo dài Việt Nam đã trở nên vô cùng phổ biến trong truyền thống nước nhà vào những năm 50.
Mẫu áo dài Raglan
Năm 1960, áo dài Raglan có tên khác là áo dài giắc lăng được nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn thiết kế nên.
Áo dài được may ôm khít cơ thể hơn kết hợp cùng cách nối tay từ vị trí cổ chéo xuống giúp người mặc cảm thấy dễ chịu hơn. Hai tà áo dài nối với nhau bằng một hàng nút. Đây cũng chính là tiền đề cho phong cách trang phục áo dài truyền thống Việt Nam sau này.
Áo dài truyền thống Việt Nam (1970 đến nay)
Dẫu trải qua nhiều giai đoạn, thích nghi với từng phong cách từ kín đáo cho đến hiện đại, phá cách. Thì trang phục áo dài truyền thống Việt Nam vẫn toát lên một nét đẹp đậm đà, một khí chất vô cùng riêng biệt.
Chiếc áo dài ngày nay được nhiều bạn trẻ cách điệu với tà ngắn hơn kết hợp với sự sáng tạo ở cổ áo, tay áo và tà áo. Những chiếc áo dài với kiểu dáng và hoa mới lạ, độc đáo trong văn phòng, chốn chùa chiền hay ở ngay cả trường học.
Ý nghĩa của từng loại áo dài Việt Nam
Ý nghĩa của áo dài truyền thống
Áo dài đã và đang khẳng định giá trị lớn lao của mình đối với đất nước Việt Nam. Trải qua ngàn năm đô hộ cùng bao kẻ thù xâm lược, chịu ảnh hưởng không ít của văn hoá phương Đông và phương Tây. Nhưng nó vẫn trường tồn, hoàn thiện theo thời gian và trở thành biểu tượng cao đẹp của đất nước, thành niềm tự hào to lớn của dân tộc.
Chiếc áo dài truyền thống Việt Nam còn chứa đựng những đạo lý lớn lao. Áo được cách tân dựa trên áo tứ thân với hai tà áo tượng trưng cho tứ thân, phụ mẫu. Ngoài ra, bên ngực trái là năm chiếc khuy đại diện cho năm đạo làm người: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín,…
Ý nghĩa của áo dài khăn đóng
Khăn đóng thường có 5 vòng hoặc 7 vòng. Thời xưa, nhà của dùng khăn đóng màu vàng, các vị thần ở tôn miếu là màu đỏ, gấm thì được dùng cho nhà quyền quý. Còn dân thường thì sử dụng màu thâm, có tang thì đội màu trắng.
Phái nữ mặc áo dài khăn đóng trông cực kỳ đẹp, nhưng về phần nam thì lại có nhiều ý kiến chê khen. Hiện nay áo dài khăn đóng thường được sử dụng trong những ngày vui trọng đại như ngày cưới hay các buổi lễ long trọng vừa ý nghĩa, vừa mang đậm giá trị truyền thống dân tộc. Áo dài khăn đóng tượng trưng cho linh hồn, bản sắc của dân tộc qua bao nhiêu năm tháng cố gắng gìn giữ.
Áo dài trong ngày cưới
Áo dài chính là trang phục không thể nào thiếu trong ngày vui trọng đại của mỗi người Việt Nam. Áo dài được nhiều cô dâu lựa chọn kỹ lưỡng trong ngày cưới của mình. Thiết kế của chiếc áo dài truyền thống là dành riêng cho người phụ nữ Việt và tôn lên trọn vẹn đường cong của họ trong ngày đặc biệt một cách tinh tế. Với một bộ áo dài nữ truyền thống, cô dâu nào cũng sẽ cảm thấy tươi tắn hơn, tự tin hơn, làm nên khí chất riêng vô cùng cuốn hút trong ngày trọng đại.
Trống đồng, chim hạc, rồng vàng,… là những họa tiết dân tộc thường được thêu dệt trên trang phục áo dài dành cho ngày cưới. Thêm vào đó màu sắc cũng có ý nghĩa rất quan trọng như màu đỏ, màu hồng,.. tất cả đều là những gam màu ngập tràn hạnh phúc tại.
Áo dài chính là món quà vô giá đối với người phụ nữ Việt Nam nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung. Bất cứ ai cũng đều trở nên thật rạng ngời trong bộ trang phục áo dài truyền thống. Bởi nó không chỉ là quốc phục mà còn là niềm tự hào, là biểu tượng của đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về nét đẹp và ý nghĩa của bộ trang phục áo dài truyền thống này.
Từ khóa » Các Kiểu áo Dài Truyền Thống
-
Bảng Giá Top Áo Dài Truyền Thống 2022
-
Áo Dài Truyền Thống
-
Lịch Sử Phát Triển áo Dài Việt Nam Qua Các Thời Kỳ
-
Top 17 Kiểu Cổ Áo Dài Đẹp Mới Nhất 2020 (cổ Tròn, Cổ Thuyền, Cổ ...
-
9+ Mẫu Áo Dài Nữ Truyền Thống Của Việt Nam Đẹp Nhất Hiện Nay
-
Tổng Hợp 15+ Mẫu áo Dài đẹp 2021 Cuốn Hút Và Duyên Dáng
-
áo Dài Truyền Thống Giá Tốt Tháng 7, 2022 | Mua Ngay - Shopee
-
Album áo Dài Truyền Thống Việt Nam - Pinterest
-
Áo Dài Truyền Thống So Với áo Dài Cách Tân Hiên Nay Thế Nào
-
Áo Dài Truyền Thống - Real Clothes
-
Những Kiểu áo Dài Truyền Thống Cách điệu
-
Áo Dài đẹp Và Cách Chọn Cho Từng Dáng Người - GUCO
-
20 Dáng áo Dài Tết Cách Tân, áo Dài Truyền Thống Cho Ngày ... - Cardina