Trang Phục Khi đi Phỏng Vấn ở Ngân Hàng Cho Các Bạn Tham Khảo

Chuẩn bị trang phục chu đáo cho một buổi phỏng vấn không chỉ tạo nên ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng mà còn giúp bạn cảm thấy tự tin hơn. Chúng ta cùng chọn trang phục khi đi phỏng vấn ở ngân hàng nhé!

BÍ QUYẾT CHỌN TRANG PHỤC ĐI PHỎNG VẤN Những nguyên tắc chung

Hãy mặc những trang phục đem đến cho bạn sự thoải mái. Những bộ đồ không quá chật, không khiến bạn phải mất thời gian đưa tay chỉnh sửa mỗi lần đứng lên ngồi xuống sẽ đem đến cho bạn sự tự tin hơn.

Bạn nên tránh mặc những trang phục màu sắc nổi bật, vải bóng hoặc hoa văn sặc sỡ. Xanh nhớt, xám sậm được khuyên nên dùng vì chúng khiến bạn trông chững chạc hơn (các sếp thường có cảm tình với những nhân viên có phong thái chững chạc, tự tin).

Tránh xức quá nhiều nước hoa hoặc dùng nước hoa mùi mạnh. Nước hoa có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người phỏng vấn, vì thế, tốt nhất là bạn nên giữ cho mình một khoảng cách an toàn.

Mang theo giấy tờ (bản photo của sơ yếu lý lịch, thư giới thiệu...), cây bút và một ít giấy trắng để sẵn trong bìa hồ sơ mỏng. Điều này sẽ giúp bạn có thể ghi lại những điều cần thiết chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn.

Bí quyết về trang phục phỏng vấn dành cho phụ nữ

Mặc đầm khi đi phỏng vấn không phải là một ý kiến tốt. Các công sở cũng không chấp nhận nhân viên mặc quần jean, vì chúng trông thiếu nghiêm túc. Tốt nhất là bạn nên mặc sơ-mi và quần hoặc váy chữ A ngang đầu gối. Nếu phỏng vấn xin vào những vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng, bạn sẽ được hoan nghênh nếu mặc vest màu xanh nhớt, xám, đen đi cùng với áo sơ mi trắng, hoặc xanh.

Không nên mang giày quá cao. Những đôi giày cao khoảng 5cm có màu hợp với trang phục sẽ giúp bạn vững tin hơn là những đôi giày cao lênh khênh.

Đừng quên mang thắt lưng trong trường hợp đóng thùng. Màu thắt lưng phải hợp với màu giày (ví dụ: đen đi với đen).

Hãy chú ý đến tóc. Nếu tóc dài, bạn có thể cột chúng lại đằng sau cho gọn gàng. Tránh trường hợp bạn đi xe máy đến và tóc bạn rối bời xõa ngang lưng.

Mang càng ít trang sức càng tốt. Tránh mang những trang sức đong đưa hoặc tạo nên tiếng kêu mỗi khi bạn bước đi. Nếu bạn đeo hoa tay ở mũi, lông mày, lưỡi, nhất định bạn phải tháo chúng trước khi đến buổi phỏng vấn.

Hãy tạo một vẻ ngoài chu đáo cho bản thân: cắt tỉa mỏng tay cẩn thận, tránh sơn móng tay với màu sặc sỡ (nếu đang sơn móng tay, tốt nhất là bạn nên chùi sạch màu sơn).

Chỉ trang điểm đơn giản, không dùng những màu nổi bật như: mắt xanh, môi tím. Không nên dùng mỹ phẩm có kim tuyến lấp lánh.

Bí quyết về trang phục phỏng vấn dành cho nam giới

Hãy chọn áo sơ-mi có màu sắc cổ điển như xanh đậm, xám nhạt, ghi... để tạo cho mình một vẻ ngoài chững chạc. Nếu tham gia buổi phỏng vấn chọn nhân viên cao cấp (giám đốc, trưởng phòng...), bạn nên thắt cà vạt. Màu cà vạt phải hài hòa với màu áo sơ mi. Không nên chọn cà vạt có màu sắc sặc sỡ.

Thắt lưng và giày phải có màu tệp với màu quần tây. Hãy chú ý đến đôi giày của mình, không nên mang những đôi giày cũ kỹ, sờn da. Ít nhất, bạn cũng nên đánh xi giày cho mới.

Khi xin vào những vị trí đơn giản như nhân viên bình thường, bạn cũng phải chú ý cách ăn mặc của mình. Bạn vẫn có thể mặc áo sơ-mi trắng và quần tây, giày sandal, nhưng chú ý, mọi thứ phải trông sạch sẽ và gọn gàng.

Bạn không nên đi phỏng vấn với mái tóc dài rủ xuống mặt, trừ khi bạn là dân làm nghệ thuật và muốn xin vào một công ty quảng cáo.

LỜI KHUYÊN TỪ NHÀ TUYỂN DỤNG VỀ TRANG PHỤC PHÁI NỮ KHI PHỎNG VẤN XIN VIỆC Ấn tượng đầu tiên trong buổi phỏng vấn xin việc sẽ tồn tại lâu dài trong tâm trí nhà tuyển dụng. Quyết định tuyển dụng thậm chí có thể được đưa ra trước cả khi bạn được phỏng vấn.

phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng, phong van xin viec, tuyen dung, phỏng vấn, xin việc, trang phục khi phỏng vấn, trang phục phái nữ

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn từ những hình ảnh đầu tiên đập vào mắt họ

Bởi vậy, bên cạnh tâm lý vững vàng cũng như kiến thức và trình độ chuyên môn, bạn nên chú trọng đến cách thức ăn mặc khi đi phỏng vấn, điều này sẽ có những tác động không nhỏ đến thành công của bạn.

Được tuyển dụng vào công ty mà bạn vẫn mơ ước quả thực là một cuộc cạnh tranh khốc liệt. Bạn không những phải thể hiện trí tuệ của mình để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, mà còn phải ăn mặc thật chỉnh trang để nhận được sự ưng ý của họ. Dưới đây là những nguyên tắc ăn mặc cơ bản dành cho phái nữ khi đi phỏng vấn xin việc.

Không diện đồ quá ngắn

Đây có thể được xem như “ nguyên tắc” hàng đầu mà bạn không được mắc phải. Đừng nên “tạo ấn tượng mạnh” trong buổi phỏng vấn xin việc bằng cách diện những chiếc áo bó chẽn, ngắn cũn cỡn hay chiếc váy ngắn ngang đùi. Các chuyên gia khuyên bạn, khi đi phỏng vấn nên lựa chọn trang phục đứng đắn, lịch sự, thông minh nhưng cũng thật đẳng cấp.

phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng, phong van xin viec, tuyen dung, phỏng vấn, xin việc, trang phục khi phỏng vấn, trang phục phái nữ

Hoặc diện quần âu, hoặc váy công sở nhưng không quá ngắn và nhớ là đừng mặc quần bò!

Tự nghiên cứu hoặc gọi cho lễ tân của công ty

Trước khi đến phỏng vấn, bạn nên xem trước hồ sơ công ty. Hãy nghiên cứu đầy đủ về vị trí bạn đang thi tuyển, cho dù đó là vị trí tầm thường nhất. Biết rõ vì sao bạn lại muốn giành được vị trí đó hơn các ứng viên khác luôn rất quan trọng. Hãy thể hiện mặt tốt nhất của bản thân không chỉ bằng lời nói, mà còn bằng trang phục của mình.

Phụ kiện gọn nhẹ

Bông tai lúc lắc sẽ không phù hợp mặc dù chúng rất tuyệt cho các bữa tiệc hay quảng cáo. Phụ kiện đơn giản như bông tai ngọc trai hay đồng hồ đeo tay sẽ phù hợp hơn cả. Quá nhiều phụ kiến sẽ khiến cho bạn trông có vẻ tùy tiện. Trên thực tế, không đeo phụ kiện gì là tốt nhất, nhưng đeo một hoặc hai thứ cũng có thể chấp nhận được.

Giày kín mũi là điều bắt buộc

Với mọi vị trí văn phòng tiêu chuẩn, bạn phải đi giày kín mũi, thay vì loại giày sục hay sandal – mốt giày được phụ nữ ngày nay ưa chuộng. Những đôi giày kín mũi không chỉ khiến bạn nhìn chuyên nghiệp hơn, mà còn bảo vệ đôi chân của bạn khỏi bất cứ tai nạn nào có thể xảy ra trên đường đến nơi phỏng vấn xin việc.

Ăn mặc phù hợp với túi tiền

Dĩ nhiên, nếu bạn có tiền, bạn có thể mua một vài bộ vét, váy và quần sang trọng. Song bạn cũng không cần phải ăn mặc giống như chủ tịch của công ty chỉ để làm họ hài lòng. Hãy chi tiêu phù hợp với ngân sách, bởi bạn có thể có đến 2 cuộc phỏng vấn trong một ngày và nhiều cuộc phỏng vấn khác trong một tuần.

Không mặc đồ quá chật và trang phục quá bình thường

phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng, phong van xin viec, tuyen dung, phỏng vấn, xin việc, trang phục khi phỏng vấn, trang phục phái nữ

Quần âu và áo sơ mi cách điệu đơn giản là đủ, không nên diện đồ quá cầu kỳ, đắt đỏ nhưng cũng không được quá sơ sài

Người phỏng vấn bạn là nam hay nữ không quan trọng. Dù thế nào, bạn cũng không nên mặc váy ngắn, quần áo thiếu vải và những trang phục bình thường khác mà có thể để lại ấn tượng cho người phỏng vấn rằng bạn không thực sự coi trọng công việc này.

Kiểm tra lại trang phục và mặc thử

Không có gì bằng chuẩn bị kịp thời. Nếu bạn được thông báo một vài ngày trước lịch phỏng vấn, bạn nên kiểm tra lại mọi thứ, đặc biệt nếu bạn không định đi đôi giày mới, mặc váy mới, quần áo mới hay các trang phục mới khác. Hãy đảm bảo rằng trang phục của bạn đã được giặt sạch sẽ và là lượt cẩn thận. Hãy kiểm tra và chuẩn bị mọi thứ từ trước, do đó bạn sẽ không phải vội vàng vào ngày hẹn phỏng vấn.

Nhiều quá cũng không tốt

Bất cứ thứ gì, nếu bị làm quá lên, cũng sẽ để lại ấn tượng xấu cho nhà tuyển dụng. Đừng ăn mặc quá diện, đừng trang điểm quá đậm. Mọi thứ đều nên gọn nhẹ và đơn giản. Kể cả nước hoa cũng vậy. Bạn chỉ nên sử dụng loại hương thơm nhẹ để đi phỏng vấn. Bạn không phải đến để bỏ bùa ông chủ tương lai của mình, cái bạn muốn là khiến họ ấn tượng chứ không phải quyến rũ họ.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Đây là điều rất cơ bản mà chúng ta thực hiện hàng ngày. Dù thế nào đi nữa, bạn chắc không muốn đi phỏng vấn xin việc với một mái tóc chưa chải, răng chưa đánh, và cơ thể thì có mùi hôi. Hãy đảm bảo móng tay đã được cắt tỉa, giày đã được đánh bóng, và dĩ nhiên, không gì so được với hương thơm mát tự nhiên tỏa ra từ một cơ thể vừa tắm rửa sạch sẽ

phỏng vấn xin việc, nhà tuyển dụng, phong van xin viec, tuyen dung, phỏng vấn, xin việc, trang phục khi phỏng vấn, trang phục phái nữ

Nhìn bạn phải thật sáng sủa, gọn gàng hay chí ít là sạch sẽ

Không dùng túi xách quá to

Trước khi nghĩ đến mốt thời trang, bạn phải có đủ các đồ dùng cần thiết trong túi. Mặc dù túi xách tay cỡ lớn đang là mốt thời thượng hiện nay, chủ doanh nghiệp sẽ đánh giá điều đó và cho rằng bạn định mang cả căn hộ của mình đến buổi phỏng vấn.

Trang điểm

Ngoài việc lựa chọn trang phục, giày, dép bạn cũng cần quan tâm tới tóc, móng và khâu trang điểm khi đi phỏng vấn. Móng tay, chân cũng nên được cắt tỉa và làm trắng, nếu là nữ bạn cũng có thể sơn móng để tạo ấn tượng, tuy nhiên đừng nên chọn những gam màu quá chói để sơn mà thay vào đó hãy là những gam màu nhẹ nhàng và sáng. Về phần trang điểm, nên nhớ bạn đi phỏng vấn xin việc chứ không phải đi chơi cùng bạn bè.

Bạn không đi dự tiệc và cần phải búi tóc hay làm xoăn. Bạn cũng không cần phải khoe tóc mái bằng mới cắt. Cái bạn cần là một kiểu tóc đơn giản mà bạn có thể giữ một cách dễ dàng. Bạn không nên khiến nhà tuyển dụng phải xao lãng.

Nhìn chung, bạn không nhất thiết phải quá cầu kỳ trong việc trang điểm, nên hãy trang điểm nhẹ thôi, tránh loè loẹt, phải làm sao để vẫn tôn lên được những nét đẹp tự nhiên vốn có của bạn. Chúc bạn sớm thành công ngay trong buổi phỏng vấn sắp tới!

HÀNH TRANG CHO MỘT BUỔI PHỎNG VẤN VÀO NGÂN HÀNGChuẩn bị về trang phục: Ăn mặc giản dị, lịch sự, không quá cầu kỳ và chói lóa. Đặc biệt không nên có quá nhiều ... mùi!Hôm nay, tình cờ tôi có cơ hội quan sát một số bạn ứng viên vị trí Chuyên viên Quan hệ KH đi phỏng vấn vào một ngân hàng nho nhỏ ở Hà Nội. Cảm tưởng đầu tiên của tôi là: Mấy bạn này chắc phải đủ tư cách làm sếp của tôi chứ không phải RM, các bạn ý bóng láng đến từng chi tiết từ đầu đến chân, đồ comple veston bóng mượt. Mới đầu tôi cứ nghĩ là các bạn ý đang ngồi đợi để phỏng vấn vị trí BM (Giám đốc PGD hoặc Chi nhánh). Thậm chí, có bạn, ngày mai mới phỏng vấn nhưng hôm nay đi xem ngân hàng mặc đồng phục thế nào để mai biết đường mà mặc! (hic) Câu hỏi đặt ra là: Có cần thiết phải thế không? Theo tôi thì: Không! Đi phỏng vấn, tùy từng vị trí mà ăn mặc phù hợp, bạn là RM, ko nên mặc sang như Phó tổng (tôi là phó tổng thì tôi không khoái ai bé hơn tôi quá nhiều mà mặc đẹp hơn tôi - tôi đùa đấy [IMG] ). Theo tôi, khi đi phỏng vấn vị trí nhân viên, chỉ nên ăn mặc "lịch sự" thôi, đừng quá lịch sự. Lịch sự ở đây được hiểu là: Quần tối màu, áo sáng màu, không quá chói, quá nổi nó sẽ mang lại cảm giác khó hòa đồng, đôi khi phản tác dụng. Các bạn cứ nên giản dị, như thường ngày thôi, có điều chú ý gọn gàng, sạch sẽ, công sở và không có ... mùi (kể cả mùi cơ thể và nước hoa - vì có thể có một số nhà tuyển dụng bị dị ứng nước hoa)[IMG]2. Chuẩn bị về Kiến thức: 2.1. Về cơ bản, kiến thức chuyên môn (chuyên ngành) các bạn đã được test tại các đợt thi viết (trừ bạn nào có kinh nghiệm rồi, ko phải test) nên khi phỏng vấn sẽ không nhắc lại nhiều, chủ yếu với các bạn thi viết, hãy xem lại xem mình có sai gì trong đề thi viết không? vì có thể nhà tuyển dụng sẽ gỏi lại. Khi phỏng vấn, nếu hỏi về nghiệp vụ, nhà tuyển dụng thường tập trung vào 2 hướng: - Những câu mà bạn đã trả lời sai trong đề thi viết - Những câu hỏi trọng tâm đánh thẳng vào chuyên môn bạn đang làm và chuyên môn bạn muốn làm tai bank của họ. 2.2 Ngoài kiến thức về nghiệp vụ, các bạn nên chuẩn bị kiến thức hiểu biết chung về ngân hàng mà bạn tham dự phỏng vấn. Chi tiết về tên, logo, slogan và ý nghĩa của chúng cùng với định hướng, điểm mạnh, điểm yếu và chiến lược phát triển của Ngân hàng. Kiến thức này rất quan trọng, nó giúp bạn chủ động trước những câu hỏi của nhà tuyển dụng khi họ giả định đặt bạn vào vị trí mà bạn đang ứng tuyển trong môi trường làm việc của họ. Ví dụ: MSB có thể hỏi, nếu làm chuyên viên QLKH cá nhân thì theo em việc huy động có quan trọng không? - nếu ở MSB bạn nên trả lời là rất quan trọng, vì MSB hiện dừng cho vay cá nhân và chỉ tập trung vào huy động vốn của mảng KH này ....Hnay là một ngày đẹp trời, lướt qua mấy trang tuyển dụng, thấy cái vị trí nhiều quá, thiết nghĩ, đây là cơ hội lớn để các bạn sinh viên mới ra trường có cơ hội gia nhập ngành. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm sv ồ ạt ra trường, nên khả năng cv của bạn bị chìm nhỉm trong cả ngàn hồ sơ gửi tới ngân hàng là rất lớn, vậy phải làm gì? Đương nhiên là phải làm nổi bật mình lên rồi! Nhưng bằng cách nào? Nếu chịu khó search google chắc cũng ra khá nhiều bài về vấn đề này, mớ lý thuyết đó tôi xin phép không nhắc lại. Vấn đề tôi sắp đề cập dưới đây đâu đó đã được nhắc đến bởi tôi trên 1 vài diễn đàn, nhưng tôi cũng xin được tổng kết lại. Nó dựa trên kinh nghiệm bản thân cũng như yêu cầu của nhân sự đại đa số các ngân hàng :p 1. Rõ ràng, mạch lạc: Các thông tin trên CV phải rõ ràng mạch lạc, kể cả những thông tin có tích chất tham khảo (đôi khi các bạn cho là vu vơ) như: thông tin về sở thích, kế hoạch nghề nghiệp... Cách trình bày, format văn bản cũng phải thể hiện "đẳng cấp" của người viết CV. Bạn không thể khai là bạn master về word, excel trong khi cái cv bạn điền format "lem nhem"? Sự "lem nhen" ở đây được hiểu là: trình bày lộn xộn, font chữ chỗ to chỗ bé, trên 1 file cv sửa dụng > 1 font chữ; bảng biểu thò thụt không đều; format định dạng chữ, số không thống nhất ..... Đừng ngại format lại bản Mẫu cv nếu bạn thấy nó quá xấu, vì mẫu đôi khi chỉ là mẫu thông, nếu các bạn trình bày sạch đẹp, dễ nhìn thì không có cớ gì lại làm cho người ta phản cảm, lãng quên bạn cả [IMG] Nên đính kèm các "tài liệu tham khảo" nếu nhà tuyển dụng yêu cầu và bắt buộc phải add ảnh vào cv (kể cả gửi online hay offline) 2. Đầy đủ thông tin. Một khó khăn đối với các bạn sinh viên mới ra trường là lúng tung khi không thể có đủ thông tin theo mẫu. Trong mỗi mẫu CV thường có rất nhiều trường thông tin "thừa" hoặc "thiếu" đối với một số người. Riêng sv mới ra trg thì trường thông tin thừa thường gặp nhất là "Kinh nghiệm làm việc". Hãy mạnh dạn điền các công việc các bạn đã làm, dù là nhỏ, miễn sao nó tạo ra "thu nhập" hoặc "kinh nghiệm" cho bạn. Trong trường hợp không có gì để điền, hãy "cut" bỏ nó đi khỏi cv chứ đừng để trống. Một trường thông tin nữa mà các bạn thường lúng túng (đ��c biệt vs các bạn chưa có bằng, chứng chỉ) đó là thông tin về bằng cấp. Trong trường hợp này, lời khuyên là hãy ghi kết quả xếp loại dự kiến của bạn vào ô "Loại văn bằng" và mở ngoặc bên cạnh thêm 2 từ (dự kiến). Không ai người ta trách bạn nếu dự kiến của bạn sai, ngược lại, nếu bạn điền, có thể người ta sẽ hiểu rằng bạn là người làm việc có khoa học, có tính toán một cách kỹ lưỡng thì sao :p/ Phân thông tin về người tham khảo: Cố gắng tìm kiếm 1 ai đó là người thân, làm ở bank này bank kia để điền thông tin tham chiếu. Điều này có lợi cho các bạn vì nhà tuyển dụng luôn đánh giá bạn cao hơn nếu bạn có ng thân làm trong ngành, vì trong trường hợp đó, thời gian hội nhập của bạn với tổ chức đó sẽ được rút ngắn nếu có sự kèm cặp thêm từ người thân. Hơn nữa, việc tham khảo, đối chiếu thông tin cũng giúp nhà tuyển dụng yên tâm hơn về bạn [IMG] (Vấn đề này sẽ được đề cập sâu ở 1 topic riêng [IMG] ) 3. Bám sát yêu cầu nhà tuyển dụng để nói Ưu nhược điểm. "Chả ai tự khen mình cả", nhiều người nói câu này, nhưng xin thưa, nếu đến mình còn chả khen nổi mình thì ai người ta dám khen mình đây? Câu này hơi quá, nhưng nó thể hiện sự tự tin vào bản thân của các bạn. Đ/với sv mới ra trường thì sự tự tin luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao. Tuy nhiên, tự khen - tự chê thế nào cũng là cả 1 nghệ thuật, nó phải đánh đúng yêu cầu của vị trí tuyển dụng, nếu ko rất dễ phản tác dụng. VD: Bạn đang ứng tuyển vị trí kế toán viên giao dịch với một thông tin tuyển dụng được đăng như sau: - Vị trí: GDV - Số lượng: 01, làm việc tại HN ... - Yêu cầu: Cao 1m60, cân nặng 48kg, không nói nọng, trung thực, có khả năng giao tiếp tốt, chịu được áp lực công việc cao ..... Trong trường hợp này, nếu bạn ghi là: Điểm mạnh là: trung thực, cẩn thận, tỷ mỉ, có khả năng giao tiếp tốt; Điểm yếu là: Khả năng làm việc theo nhóm chưa tốt. thì rất có lợi, vì nó bám đúng vào các đặc tính mà ngân hàng kỳ vọng ở 1 cô Giao dịch viên Tuy nhiên, nếu bạn ghi: Điểm mạnh: có khả năng tư duy tốt, quyết đoán, thích các công việc năng động ... Điểm yếu: Thẳng thắn, Nóng tính...... thì thật sự sẽ rất bất lợi chon bạn. Lúc đó điểm yếu của bạn là cái tối kỵ của nhà tuyển dụng "nóng tính" còn điểm mạnh của bạn cũng sẽ không phù hợp với vị trí giao dich viên "thích công việc năng động, bay nhảy ..." Chốt lại vấn đề của cái ví dụ này là gì? - Bám sát nội dung yêu cầu hoặc dựa vào những đức tính, tố chất cần có để đảm bảo thực hiện được các công việc trong phần "Mô tả công việc" của nhà tuyển dụng để tự đưa ra cho mình "đối sách" phù hợp. 4. Chú ý xem định dạng gửi CV (nếu gửi qua mail) Hiện nay, xuất hiện tình trạng 1 số bank cho phép gửi cv qua mail và quy định sẵn 1 định dạng về "Tiêu đề" của mail (Techcombank, Baovietbank... và 1 số bank khác đang áp dụng hình thức này) thì lời khuyên là nên áp dụng đúng một cách tuyệt đối , không nên sáng tạo, vì rất có thể cv của bạn sẽ bị loại vì phạm quy. 5. Gửi hồ sơ đúng hạn: Nên gửi trước khi hồ sơ hết hạn muộn nhất là 01 ngày. II. Đối diện với Nhà tuyển dụng Việc tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng được bắt đầu ngay từ phòng chờ. Tùy vị trí mà cần có phong thái phù hợp, tuy nhiên, phong thái nhã nhặn lịch sự luôn được cho là nên làm trong bất kỳ tình huống nào. Khi vào phòng, hãy đi thẳng, hơi cúi chào, "đường hoàng" chủ động kéo ghế ngồi và chào Nhà tuyển dụng, không nên vì quá run mà khép nép quá. (Để bớt run, trước đó lúc chờ bạn nên uống nước - nên mang theo chai nước nếu bạn có mang túi hoặc cặp). Trong quá trình phỏng vấn, hãy mở đầu bằng cách chủ động giới thiệu bản thân, tập trung vào thông tin chính và đặc biệt nhấn mạnh đến chuyên ngành học hoặc kinh nghiệm phù hợp nhất với vị trí đang ứng tuyển - đừng mất thời gian bởi những thứ linh tinh (như sở thích, chứng chỉ không liên quan, các loại địa chỉ ...). Nếu bạn thấy khát trong lúc PV, cứ chủ động mở nước uống hoặc yêu cầu nhà tuyển dụng cung cấp nước nếu không có (một số Ngân hàng họ không bố trí nước trên bàn phỏng vấn, tôi cũng chưa tìm hiểu lý do là gì, nhưng tôi không đánh giá cao những ngân hàng đó - tôi cảm thấy bị thiếu tôn trọng [IMG] ) Khi trả lời phỏng vấn, cố gắng nhìn thẳng vào vùng tam giác giữa Hai Mắt và Miệng nhà tuyển dụng (tránh nhìn thẳng vào mắt). Trả lời gọn, rõ ràng, không dài dòng, cứ trả lời ý chính trước, họ hỏi thêm ta sẽ diễn giải. Khi phỏng vấn xong, chủ động chào người phỏng vấn và chốt thêm một câu cảm ơn Ví dụ: "Cảm ơn anh chị đã bớt chút thời gian cho em cơ hội được nói chuyện cùng các anh chị. E thiết nghĩ đây là cơ hội lớn để e học hỏi và khẳng định mình, rất mong có thể được làm việc với các anh chị trong thời gian tới" - Nghe thì nó hơi khách sáo nhưng rất cần (theo tôi là vậy) nó thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn trong việc ứng xử với tình huống phỏng vấn. Dù kết quả thế nào, hãy mỉm cười khi ra khỏi phòng và đừng quên đóng lại cửa [IMG] III. Về nhà: Đừng quá suy nghĩ nhiều, relax đê, cbi cho buổi tiếp theo :p Sau một thời gian chăm chỉ thi vào ngân hàng và cũng sau một thời gian làm việc tại ngân hàng thì hôm nay tôi cũng có một chút ít kinh nghiệm chia sẻ với các bạn:[IMG] (( Bài ni chỉ áp dụng được ở Hà Nội thôi nhé, ở SG thì tớ ko dám bước chân sang, mong các bác SG làm một bài khác nhé)) - Một số vị trí Hot làm việc trong ngân hàng: Nhân viên tín dụng, Thanh toán quốc tế, Thẩm định giá, nhân viên thẩm định tín dụng, nhân viên hỗ trợ tín dụng ( kế toán tín dụng), kế toán. Nói chung là hiện tại thì các ngân hàng thì đa số là có các vị trí như thế, còn tùy ngân hàng thì có tên gọi khác nhau. - Yêu cầu sinh viên: Thường thì các ngân hàng chỉ tuyển sinh viên khối ngành kinh tế thuộc các trường công lập sau: Đh Kinh Tế Quốc Dân, Ngoại Thương, HV Ngân Hàng, HV Tài chính ( 4 trường này thì luôn luôn đủ tiêu chuẩn). Ngoài ra một số ngân hàng còn yêu cầu về ngành học: Tài chính - ngân hàng, kinh tế đầu tư. - Yêu cầu về ngoại ngữ: HIện nay các ngân hàng đã hiện đại lên một tý là tùy thuộc công việc thì mới tuyển tiếng anh, trừ bộ phận thanh toán quốc tế ra thì các vị trí khác chỉ yêu cầu tiếng anh ở trình độ pre - intermediate trở lên là đc.[IMG] - Yêu cầu về nghiệp vụ: Pải nẵm vững nghiệp vụ ngân hàng nói chung và đặc biệt là nghiệp vụ công việc bạn ứng tuyển. - Hình thức thi: Thông thường có 3 vòng: Nghiệp vụ, Tiếng Anh và Phỏng Vấn. Có một số ngân hàng chỉ yêu cầu bằng toeic trên 400 là đc ví dụ như ngân hàng VP bank và ngân hàng MB.[IMG] - Tổng hợp một số ngân hàng tại Hà Nội hiện này: bidv, agribank, vietinbank, vietcombank, eximbank, techcombank, habubank, maritime bank, acb, mhb, sacombank, Mb, hdbank,việt nga,.... nhiều lắm tha hồ lựa chọn - Thường thi kết quả thi sẽ rất ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn nên ai có kết quả thi tốt là một lợi thế. - Mức lương tại ngân hàng hiện này là: 5 triệu trở lên ( mấy vị trí tở kể trên nhe) - Các ngân hàng có lợi nhuận lớn: bidv, vietcom,viettin,agribank,eximbank,acb,techcom [IMG] - Lương nhân viên cao nhất trong ngân hàng thường là bộ phận tín dụng, là nhân viên thôi nhé ko kể sếp đâu.[IMG] Trang phục công sở thanh lịch như Sao ViệtÁo khoác nam thanh lịch cho các chàng trai diện Tết Tết tóc kiểu đuôi sam thanh lịch như cô gái PhápTrang phục công sở thanh lịch cho quý cô Trang trí nhà màu trắng thanh lịchTrang phục công sở màu hồng thanh lịch (ST)

Từ khóa » đi Phỏng Vấn Lễ Tân Nên Mặc Gì