Trang Phục Nhật Bản Truyền Thống ẩn Chứa điều Gì đặc Biệt?

Nhắc đến trang phục truyền thống của Nhật Bản, chắc hẳn mọi người đều nghĩ ngay đến Kimono. Đây chính là “quốc phục” của người dân “đất nước mặt trời mọc”. Tuy nhiên, các loại trang phục truyền thống của người Nhật không chỉ có Kimono. Vậy ngoài Kimono Nhật Bản còn có các loại trang phục truyền thống nào? Hãy cùng Thanh Giang tìm hiểu nhé!

Trang phục truyền thống Nhật Bản có những loại nào?

Đối với mỗi quốc gia, trang phục luôn là yếu tố thể hiện “hồn quốc túy”. Nếu như Việt Nam nổi bật với tà áo dài thướt tha, Trung Quốc nổi tiếng với áo dài sườn xám hay Hàn Quốc được biết đến với trang phục Hanbok…thì nhắc đến trang phục truyền thống Nhật Bản là nhắc đến Kimono.

Hình ảnh những cô gái Nhật ân cần và e lệ trong bộ quốc phục Kimono đã trở thành hình ảnh quen thuộc. Đây cũng là niềm cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm thơ ca, nhạc họa.

Khi tìm hiểu về trang phục truyền thống của người Nhật, nhiều người có thắc mắc “Trang phục truyền thống của người Nhật có phải chỉ có Kimono?”. Vậy nên hiểu vấn đề này như thế nào?

Thực tế, Kimono là tên gọi chung của các loại trang phục truyền thống của Nhật Bản. Tùy vào mục đích sử dụng, loại trang phục này sẽ gồm nhiều loại “biến thể” khác nhau. Cụ thể như sau:

Thiếu phục Yukata truyền thống Nhật Bản

Yukata là một loại kimono được làm bằng Cotton bình thường, được sử dụng vào mùa hè. Theo truyền thống xưa, áo Yukata thường chỉ có hai kiểu là trắng – xanh hoặc xanh đen – trắng. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, Yukata được thiết kế với màu sắc đa dạng và nổi bật hơn.

Thêm đó, nếu như thời xa xưa, Yukata chỉ được sử dụng ở nhà khi vừa tắm xong thì hiện nay, Yukata rất được ưa chuộng.

Với thiết kế đơn giản và tiện lợi, bạn có thể tự mặc Yukata mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác như một số loại Kimono khác.

Yukata cũng thường được mặc trong ngày lễ Bon-Odori - Ngày hội nhảy truyền thống của Nhật vào mùa hè và các cuộc hội hè. Loại Kimono này cũng được sử dụng phổ biến tại các quán trọ của Nhật.

Uchikake - Trang phục cưới truyền thống

Cũng giống với Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới, đám cưới là sự kiện đặc biệt và thiêng liêng đối với người Nhật. Trong sự kiện trọng đại này, người Nhật sẽ dành riêng một bộ trang phục đặc biệt – Uchikake.

Uchikake được sử dụng như một chiếc áo khoác và thường có màu trắng. Chiếc áo này tạo điểm nhấn với những họa tiết thêu hình sếu đặc trưng. Đây được xem là biểu tượng đem đến sự may mắn và trường thọ cho cặp vợ chồng. Bên cạnh đó có thể sử dụng hình chim uyên ương hay hoa lá bắt mắt.

Fundoshi -  Trang phục truyền thống Nhật Bản dành cho nam giới

Vào thời xưa,nam giới Nhật Bản sử dụng trang phục Fundoshi, có kiểu dáng khá giống với một chiếc khố. Thiết kế này nhằm đem đến sự thuận tiện khi lao động, làm việc.

Ngày nay,bạn có thể bắt gặp hình ảnh nam giới Nhật mặc trong những lễ hội đặc biệt. Đi liền với đó là những hành động thử sức bền. Khi đi du học Nhật Bản, chắc chắn bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những người đàn ông hay các bé trai Nhật mặc Fundoshi trong suốt thời gian lễ hội.

Hanten - Trang phục truyền thống phổ biến

Những chiếc áo Hante Nhật Bản được cho là bắt đầu từ thời Edo, được sử dụng phổ biến bởi tầng lớp bình dân. Sau đó, Hante được sử dụng phổ biến và lan rộng vào khoảng thế kỷ thứ 18.

Loại trang phục này rất được tầng lớp bình dân ưa chuộng, từ những người bán hàng cho đến các nghệ nhân tại các làng nghề đều sử dụng Hanten như trang phục hàng ngày.

Vào mùa đông, để có thể giữ ấm cơ thể, người ta thường bện thêm áo lót kimono ở cả mặt trong và mặt ngoài của áo Hanten.

Happi - Trang phục truyền thống Nhật Bản thông dụng

Cùng với Hanten thì Happi cũng là loại trang phục truyền thống dành cho tầng lớp bình dân được sử dụng phổ biến. Đây là chiếc áp tròng được làm từ bông, thường được nhuộm màu nâu hay chàm.

Ban đầu, Happi là quần áo của những người giúp việc nhà. Điều này giải thích vì sao thiết kế Happi ban đầu thường được đính kèm gia huy của nhiều dòng họ.

Trải qua rất nhiều năm Happi đã trở thành một trang phục rất thông dụng của người dân Nhật Bản.

Ngày nay, bạn có thể bắt gặp loại trang phục truyền thống Nhật Bản này tại các lễ hội. Người ta thường mặc áo Happi để thể hiện tính đặc trưng của nhóm.

Houmongi - kimono dành cho cô gái đã kết hôn

Đây là loại trang phục truyền thống Nhật Bản dành cho những cô gái đã kết hôn. Người Nhật Bản thường dùng Houmongi để làm món quà tặng cho con gái của mình khi đi lấy chồng. Cũng chính với lý do này, Houmongi trở thành một bộ trang phục được những người phụ nữ đã lấy chồng mặc vào các dịp đặc biệt như: lễ cưới, tiệc trà…

Mofuku Kimono

Mofuku Kimono là loại trang phục sử dụng trong đám tang của họ hàng gần. Và là trang phục dành cho lễ tang nên Mofuku có màu đen.

Bộ trang phục truyền thống Nhật Bản Kimono có gì đặc biệt?

Kimono là trang phục truyền thống của Nhật, ngày nay chỉ được sử dụng trong các dịp lễ hay sự kiện đặc biệt. Qua họa tiết, cách trang trí, cách mặc cùng những phụ kiện đi kèm, người ta có thể biết được giới tính, độ tuổi và cả tình trạng hôn nhân của người mặc. Vì thế, có thể nói rằng Kimono phần nào thể hiện giá trị bản sắc dân tộc của “đất nước Phù Tang”.

Vậy bộ “quốc phục” này có gì đặc biệt?

Lịch sử hình thành lên đến 1700 năm

Kimono có lịch sử hình thành lâu đời, lên đến 1700 năm. Nguyên mẫu đầu tiên của Kimono được du nhập từ Trung Quốc vào thời kỳ Kofun (300-538 SCN).

Đến thời kỳ Heian (794-1185), Kimono dần trở nên phổ biến hơn và có những quy chuẩn nhất định. Những bộ kimono nhiều lớp thường dành cho phụ nữ, màu sắc của kimono thể hiện các cấp bậc khác nhau trong vương triều (màu càng đậm thì cấp bậc càng cao) hay sự kết hợp của các lớp màu cụ thể trên áo thường đại diện cho các loài cây, loài hoa và cả những mùa trong năm.

Đến thời Edo (1603-1868), tay áo của những bộ trang phục kimono được thiết kế dài hơn. Bên cạnh đó, "obi" (vải quấn ở phần thắt lưng) đã không còn là dây đai quấn lưng nhỏ, mà thay vào đó là những miếng vải khổ lớn, dài hơn và phải có một phụ kiện riêng để giữ cố định. Từ đó, những chiếc kimono Nhật Bản đã được hình thành và không thay đổi cho đến nay.

Trong thời kỳ Meiji (1868-1912), Nhật Bản đã mở cửa giao thương với các nước phương Tây. Những người làm việc cho chính quyền thời bấy giờ bắt đầu mặc trang phục phương Tây khi đi làm và tiếp tục duy trì mặc những bộ kimono truyền thống khi ở nhà.

Phụ nữ Nhật Bản thì không bị ảnh hưởng quá nhiều trong lối ăn mặc, chỉ có một vài thay đổi nhỏ như việc đeo thêm các phụ kiện phương Tây như găng tay, ủng và khăn quàng cổ.

Vật dụng cần thiết để mặc kimono Nhật Bản

Là quốc gia nổi tiếng với sự khắt khe, trang phục truyền thống Nhật Bản Kimono không được mặc riêng biệt mà cần phải kết hợp với các loại phụ kiện như:

  • Kimono: Trang phục chính. Chất liệu vải được làm từ bông, cây gai dầu, len, lụa, …
  • Obi: Một miếng vải thuôn dài quấn quanh eo từ phía trên kimono.
  • Hiramugi: Đồ lót chỉ dành cho kimono.
  • Dây Lapse: Một chiếc thắt lưng kimono cố định vào cơ thể.
  • Thắt lưng được quấn dưới vành đai: Mục đích ngăn hình dạng của vành đai bị sụp đổ.
  • Tất cho giày truyền thống Nhật Bản
  • Guốc và dép: giày truyền thống để phù hợp với trang phục kimono.

Màu sắc hoa văn của Kimono có gì đặc biệt?

Khi thiết kế, màu sắc và họa tiết của Kimono luôn được chú trọng . Hai yếu tố này được phối hợp một cách tinh tế, đem đến những ý nghĩa riêng.

Đối với Kimono của nữ thường có họa tiết hoa lá, cỏ cây, biểu tượng cho tâm hồn yêu thiên nhiên của người Nhật. Kimono của nam thì rất ít khi có hoa văn, các gam màu cũng tối hơn, có in thêm gia huy của dòng họ, màu sang trọng nhất là màu đen truyền thống.

Bên cạnh đó, nhìn vào màu sắc của Kimono cũng có thể phán đoán được tuổi tác, hoặc vị trí xã hội của người mặc: Những màu sắc rực rỡ, tươi sáng, đặc biệt là màu đỏ được dùng cho trẻ em và thiếu nữ chưa chồng. Màu sắc trang nhã, gam màu nền nã hơn dành cho các bộ Kimono của những phụ nữ đã lập gia đình.

Ngoài ra màu sắc của Kimono cũng biểu thị cho 4 mùa trong năm. Những trang phục dự lễ tang thì màu đen, trang phục cô dâu ngày cưới màu trắng tinh khiết.

Kimono trong đời sống của người Nhật?

Kể từ thời hậu chiến, Kimono đã không còn được người Nhật xem như là một trang phục hàng ngày và chỉ được mặc trong những dịp trang trọng hay tại các nghi lễ nổi tiếng ở Nhật như trà đạo hay ca kịch.

Mặc dù đã được thay thế bằng các loại quần áo hiện đại xong hàng năm những cửa hàng chuyên bán Kimono vẫn tổ chức các lớp học về Kimono truyền thống. Đây được xem như một hoạt động trong chiến lược kinh doanh của cửa hàng.

Những lớp học về Kimono dần phát triển thành trường dạy về Kimono, để giới thiệu về quy tắc nghiêm ngặt khi mặc trang phục này. Kimono không còn đơn giản là những trang phục được mặc thường ngày mà đã được đưa lên một tầm cao mới, lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp của Nhật Bản.

Bạn có thể thuê Kimono Nhật Bản ở đâu?

Với những bạn du học sinh Nhật hay thực tập sinh, việc khoác lên mình một chiếc áo Kimono và chụp ảnh với hoa anh đào hay chụp những tấm hình lưu niệm tại các đền thờ Nhật luôn là trải nghiệm đầy thú vị.

Bạn có thể tìm thuê Kimono tại các cửa hàng cho thuê Kimono .Những cửa hàng này rất phổ biến, ngay cả với người Nhật Bản, và có thể dễ dàng tìm thấy ở mọi điểm du lịch tại bất kỳ thành phố nào của Nhật Bản, như Asakusa hoặc Yanaka ở Tokyo hay khu vực Higashiyama hoặc Arashiyama ở Kyoto.

Phí thuê thường bao gồm hướng dẫn mặc Kimono, tiền cho thuê Kimono trong ngày, và cả dịch vụ làm tóc.

Trong trường hợp bạn muốn thuê kimono, hãy nhớ đặt trước, đặc biệt là trong khoảng thời gian cao điểm như mùa hoa anh đào.

Thông thường, nhân viên tại các cửa hàng cho thuê kimono có thể nói tiếng Anh.

Với thông tin tổng hợp trên, bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu về trang phục truyền thống của Nhật Bản đầy đủ nhất. Nếu có cơ hội đến với “xứ sở hoa anh đào”, đừng quên lưu lại những tấm hình cùng bộ trang phục ấn tượng này nhé!

CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ

Chat trực tiếp cùng Thanh Giang 

Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc

>>> Link Zalo: https://zalo.me/0964502233

>>> Link fanpage

  • DU HỌC THANH GIANG CONINCON.,Jsc: https://www.facebook.com/duhoc.thanhgiang.com.vn
  • XKLĐ THANH GIANG CONINCON.,Jsc: https://www.facebook.com/xkldthanhgiangconincon

Bài viết cùng chủ đề Đất nước Nhật Bản

  • Samurai và TOP những sự thật THÚ VỊ có thể bạn chưa biết!
  • Sumo Nhật Bản và những điều thú vị có thể bạn chưa biết
  • Giờ Nhật Bản và những điều du học sinh cần biết để có thể nhanh chóng thích nghi
  • Hokkaido Nhật Bản – Thành phố mang đậm phong cách Tây Âu
  • Kyoto – Vùng đất linh thiêng mang đậm hơi thở truyền thống của nước Nhật
  • Cờ Nhật Bản: Lịch sử và ý nghĩa đặc biệt trong văn hóa Phù Tang
  • Kaizen là gì? Tại sao Kaizen là “chìa khóa thành công” của người Nhật?
  • Văn hóa Nhật Bản và những nét ĐẶC TRƯNG chỉ có tại “xứ sở Phù Tang”
  • Trường Nhật ngữ Nagoya SKY – Chọn lựa tốt cho du học sinh tỉnh Nagoya
  • Tochigi Nhật Bản – "Vương quốc dâu tây" có gì đặc biệt?
  • Thủ đô Nhật Bản – Tokyo KHÔNG PHẢI thủ đô của nước Nhật?
  • KHÁM PHÁ tỉnh Chiba – Cửa ngõ quan trọng của Nhật Bản
  • Kendama – Trò chơi truyền thống của Nhật Bản có gì thú vị?
  • Món ăn Nhật Bản - TOP món ngon nổi tiếng làm nên nền ẩm thực “xứ Phù Tang”
  • ĐẶC TRƯNG thời tiết Tokyo như thế nào? Làm sao để thích nghi?
  • Tanabata Matsuri – Lễ Thất tịch của người Nhật có gì ĐẶC BIỆT?
  • Cà ri Nhật – “Bật mí” công thức nấu cà ri kiểu Nhật chuẩn vị tại nhà
  • Cổng Torii – TOP cổng trời đẹp nổi tiếng của “đất nước mặt trời mọc”
  • Narita - Thông tin chi tiết về hãng sân bay quốc tế lớn tại Nhật
  • Kumamoto Nhật Bản - Vùng đất của thiên tai hay những điều thú vị?
  • Utsunomiya Nhật Bản - Thành phố "mới" thu hút du học sinh quốc tế
  • Baito là gì? Hướng dẫn chi tiết khi làm Baito tại Nhật
  • Toyama Nhật Bản - vùng đất lý tưởng để khám phá và trải nghiệm
  • TÌM HIỂU khí hậu Nhật Bản – Thích nghi nhanh với thời tiết “xứ anh đào”
  • Văn hóa ẩm thực Nhật Bản – Sự kết tinh những giá trị truyền thống
  • Tỉnh Aichi - vùng đất được ví như "Trái tim Nhật Bản"
  • Tết Nhật Bản như thế nào? Sự trải nghiệm mới mẻ dành cho du học sinh
  • Kyudo – Nghệ thuật bắn cung độc đáo của người Nhật
  • Thành phố Hiroshima những dấu ấn lịch sử "khó quên" của xứ Phù Tang
  • Tỉnh Saitama - Nơi khởi nghiệp lý tưởng dành cho du học sinh
  • Những điều thú vị về Nhật Bản có thể bạn chưa biết?
  • Kagamimochi - Món bánh truyền thống của ngày Tết Nhật Bản
  • Setsubun - Ngày hội xua đuổi tà ma theo phong tục truyền thống ở Nhật
  • Trung thu Nhật Bản và những sự thật thú vị về Otsukimi
  • Búp bê Kokeshi - Tác phẩm nghệ thuật truyền thống của người Nhật
  • Mùa xuân Nhật Bản đẹp như thế nào? - Khám phá Nhật Bản
  • Nagaoka - TOP thành phố có nhiều trường đại học hàng đầu tại Nhật
  • Gunma Nhật Bản – Du học và trải nghiệm tại thiên đường Onsen
  • Cách làm việc của người Nhật - Học hỏi để trở nên CHUYÊN NGHIỆP
  • Nhà ở Nhật Bản – Kinh nghiệm thuê phòng trọ tốt dành cho du học sinh
  • Lá đỏ Nhật Bản - Đắm mình trong những "thiên đường" mùa thu Nhật Bản
  • Thành phố Kobe - Phố cảng “sầm uất” bậc nhất xứ Phù Tang
  • Tỉnh Saga Nhật Bản: vị trí địa lý, thời tiết và những thông tin du học hấp dẫn
  • Văn hóa ăn uống của người Nhật và thực đơn ăn uống tốt cho sức khỏe
  • Wagashi là gì? Người Nhật sử dụng Wagashi “độc đáo” như thế nào?
  • Niên hiệu Nhật Bản – THÔNG TIN niên hiệu các triều vua Nhật Bản
  • Ngắm hoa anh đào - TOP địa điểm trải nghiệm mùa hoa anh đào trọn vẹn nhất
  • Biểu tượng Samurai và tinh thần võ sĩ đạo trong văn hóa “xứ Phù Tang”
  • Văn hóa tặng quà người Nhật nét đẹp "truyền thống" trong văn hóa Phù Tang
  • Chiba Nhật Bản – có phải chọn lựa lý tưởng cho du học sinh “xứ anh đào”?
  • Shinjuku Gyoen - công viên lớn của Tokyo và những điều cần biết
  • Origami Nhật Bản: nghệ thuật gấp giấy - nghệ thuật cho tâm hồn
  • Tên các loài hoa trong tiếng Nhật và ý nghĩa ẩn chứa bên trong
  • Luật pháp Nhật Bản và những điều du học sinh CẦN BIẾT
  • Những điều kỳ lạ ở Nhật Bản mà du học sinh nên khám phá
  • Akita Nhật Bản và những trải nghiệm thú vị dành cho Du học sinh
  • Tempura Nhật - "món ăn bổ dưỡng" trong tinh hoa văn hóa ẩm thực Nhật Bản
  • Tắm Onsen Nhật Bản - biểu tượng văn hóa xứ Phù Tang
  • Món sushi nhật bản - Khai phá Top ẩm thực Nhật Bản
  • Những thói quen tốt của người Nhật du học sinh có thể HỌC HỎI
  • Đồ Secondhand Nhật Bản - Kinh nghiệm “săn” hàng cho du học sinh
  • Mua sắm ở Nhật Bản - Bỏ túi kinh nghiệm mua hàng giá rẻ cho du học sinh
  • Động đất ở Osaka và những điều cần LƯU Ý để giữ an toàn

Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn

Từ khóa » Triều Phục Nhật Bản