Trang Sức đá Quý: 1 Lựa Chọn Phù Hợp Cho Bản Thân
Có thể bạn quan tâm
Trang sức đá quý rất phong phú về màu sắc và đa dạng về kiểu dáng. Một món trang sức với những viên đá nhỏ bé nhưng lại có thể mang những ý nghĩa rất lớn về nhiều mặt.
Để chọn được một viên đá quý ưng ý, bạn cần xem xét đến nhiều yếu tố: vị trí của loại đá quý; chất lượng của viên đá và giá thành liệu có hợp với tài chính hay không. Thậm chí cả thiết kế hay chất liệu trang sức để đi hợp với loại đá đã chọn cũng được xem xét. Nhưng có một khía cạnh khác mà rất nhiều người dễ dàng bỏ qua, đó là ý nghĩa phong thủy (hoặc tâm linh) mà viên đá đó mang lại.
Bạn có biết rằng khi mua trang sức đá quý dành tặng cho một ai mà chú tâm đến cả ý nghĩa của nó là biểu hiện tuyệt vời của một tâm hồn tinh tế và cho thấy một tấm lòng quan tâm đặc biệt sâu sắc tới đối phương. Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu ý nghĩa của từng loại đá, theo phong thủy phương Đông và cả chiêm tinh học phương Tây nhé.
Nội Dung Bài Viết
- Trang sức đá quý nào hợp mệnh gì?
- Mệnh Kim
- Mệnh Mộc
- Mệnh Thuỷ
- Mệnh Hoả
- Mệnh Thổ
- Trang sức đá quý cho tháng sinh theo phương Tây
- Trang sức đá quý: giới thiệu tổng quan và cách bảo quản
- Kim cương
- Alexandrite
- Ruby
- Sapphire
- Emerald
- Spinel
- Ngọc trai
- Garnet
- Thạch anh
- Đá mã não
- Topaz
- Aquamarine
- Tourmaline
- Tanzanite
- Zircon
- Cẩm thạch
- Ngọc bích
- Ngọc bích đỏ
- Onyx
- Peridot
- Bloodstone
- Moonstone
- Opal
- Turquoise
- Trang sức đá quý: các câu hỏi thường gặp
- Trang sức đá quý là gì?
- Trang sức đá quý theo mệnh?
- Trang sức đá quý theo tháng?
- Loại đá nào được dùng để đeo hàng ngày?
- Loại đá nào tốt nhất để mua?
Trang sức đá quý nào hợp mệnh gì?
Trong phong thủy của người phương Đông, sử dụng trang sức đá quý với màu sắc phù hợp với mệnh của mình sẽ đem lại vượng khí và sự may mắn trong cả cuộc đời hoặc đơn giản là khiến cuộc sống của một người tràn đầy tiếng cười và hạnh phúc. Viên đá được lựa chọn có thể được dùng làm trang sức đá quý đeo hàng ngày, những món quà cho ngày kỷ niệm ý nghĩa hoặc thậm chí là các vật dụng trang trí cho căn nhà của bạn.
Bạn cần lưu ý rằng trong triết lý ngũ hành, mỗi mệnh có màu sắc tương sinh (nuôi dưỡng, bồi đắp, sản sinh) và tương hợp (hỗ trợ, phát triển, thúc đẩy) tương ứng với các loại đá quý khác nhau. Thông tin tham khảo về bảng mệnh đá quý sau sẽ giúp bạn tìm được viên đá như ý muốn của mình. Để tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, công dụng cũng như tên gọi phổ biến khác của các loại đá, các bạn có thể xem phần thông tin chi tiết của từng loại đá ở cuối bài
Màu sắc tương sinh | Màu sắc tương hợp | |
Mệnh Kim | Nâu/ Vàng | Trắng/ Không màu |
Mệnh Mộc | Xanh lam/ Đen | Xanh lục |
Mệnh Thủy | Trắng/ Không màu | Xanh lam/ Đen |
Mệnh Hỏa | Xanh lục | Đỏ/ Hồng |
Mệnh Thổ | Đỏ/ Hồng | Nâu/ Vàng |
Mệnh Kim
Các loại đá màu nâu hoặc màu vàng tương sinh: Kim cương vàng hoặc nâu, Sapphie vàng, Spinel vàng hoặc nâu, Thạch anh vàng Citrine, Tourmaline nâu, …
Các loại đá màu trắng tương hợp: Kim cương không màu, Ngọc trai, Topaz trắng, Đá Moonstone, Zircon không màu …
Mệnh Mộc
Các loại đá màu xanh lam hoặc màu đen tương sinh: Kim cương xanh lam, Kim cương đen, Spinel đen, Sapphire xanh lam hoặc xanh đen, Topaz xanh lam, Aquamarine, Zircon xanh lam, Thạch anh khói, Onyx đen …
Các loại đá màu lục tương hợp: Kim cương xanh lục, Emerald, Sapphire xanh lục, Garnet Tsavorite, Cẩm thạch, Đá Peridot …
Mệnh Thuỷ
Các loại đá màu trắng tương sinh: Kim cương không màu, Ngọc trai, Topaz trắng, Đá Moonstone, Zircon không màu …
Các loại đá màu xanh lam hoặc màu đen tương hợp: Kim cương xanh lam, Kim cương đen, Spinel đen, Sapphire xanh lam hoặc xanh đen, Topaz xanh lam, Aquamarine, Zircon xanh lam, Thạch anh khói, Onyx đen …
Mệnh Hoả
Các loại đá màu lục tương sinh: Kim cương xanh lục, Emerald, Sapphire xanh lục, Garnet Tsavorite, Cẩm thạch, Đá Peridot …
Các loại đá màu đỏ hoặc màu hồng tương hợp: Kim cương đỏ hoặc hồng, Ruby, Garnet đỏ hoặc hồng, Thạch anh tím Amethyst …
Mệnh Thổ
Các loại đá màu đỏ hoặc màu hồng tương sinh: Kim cương đỏ hoặc hồng, Ruby, Garnet đỏ hoặc hồng, Thạch anh tím Amethyst …
Các loại đá màu nâu hoặc màu vàng tương sinh: Kim cương vàng hoặc nâu, Sapphie vàng, Spinel vàng hoặc nâu, Thạch anh vàng Citrine, Tourmaline nâu, …
Trang sức đá quý cho tháng sinh theo phương Tây
Trong cuộc sống hiện đại, các bạn trẻ đầy năng động ngày nay lại có xu hướng đi theo những nền văn hóa mới mẻ và hiện đại. Nếu bạn là một người như vậy, hãy chọn trang sức đá quý hiện đại theo chiêm tinh học phương Tây nhé.
Từ thời xa xưa, đá quý đã được tôn kính như là những vật chứa đựng những đặc tính thần bí. Có những tuyên bố khoa học chứng minh mối tương quan giữa đá sinh thần và ảnh hưởng sâu rộng của chúng đối với cuộc sống con người. Theo họ, mỗi viên đá cung cấp cho người đeo những quyền năng đặc biệt trong từng thời kỳ chiêm tinh tương ứng. Để tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa, công dụng cũng như tên gọi phổ biến khác của các loại đá, các bạn có thể xem phần thông tin chi tiết của từng loại đá ở cuối bài.
Tháng 1: đá sinh thần Garnet
Tháng 2: đá sinh thần Thạch anh tím Amethyst
Tháng 3: đá sinh thần Ngọc hải lam Aquamarine và đá Huyết thạch Bloodstone
Tháng 4: đá sinh thần Kim cương
Tháng 5: đá sinh thần Ngọc lục bảo Emerald
Tháng 6: đá sinh thần Ngọc trai, đá Alexandrite và đá Mặt trăng Moonstone
Tháng 7: đá sinh thần Hồng ngọc Ruby
Tháng 8: đá sinh thần Spinel và đá Peridot
Tháng 9: đá sinh thần Ngọc bích Sapphire
Tháng 10: đá sinh thần Bích tỷ Tourmaline và đá Mắt mèo Opal
Tháng 11: đá sinh thần Thạch anh vàng Citrine và đá Hoàng ngọc Topaz
Tháng 12: đá sinh thần Tanzanite, Topaz xanh, Zircon xanh và đá Turquoise
Trang sức đá quý: giới thiệu tổng quan và cách bảo quản
Mua được món trang sức đá quý ưng ý đã mất khá nhiều công sức. Vì vậy, khâu bảo quản trang sức đá quý cũng rất quan trọng. Dựa vào kinh nghiệm tiếp xúc và làm việc với nhiều loại trang sức đá quý, chúng tôi tập hợp các kiến thức bảo quản với mong muốn các món trang sức đá quý của các bạn sẽ bền và đẹp qua thời gian dài.
Kim cương
10 điểm (cao nhất) trên thang độ cứng Mohs.
Được mệnh danh là ông hoàng đá quý, kim cương có thể đánh bại bất kỳ loại trang sức đá quý nào khó tính nhất. Là biểu tượng bất biến cho tình yêu vĩnh cửu, kim cương được ưa chuộng bởi tất cả các nhà sành nghệ thuật trên thế giới. Đặc biệt, kim cương không màu thích hợp dùng làm trang sức đá quý hàng ngày, có thể đi với trang sức làm bằng vàng vàng hoặc vàng trắng.
Kim cương có độ cứng với độ chống xước gần như tuyệt đối. Được biết đến là nam châm hút dầu, nếu muốn viên đá không mất đi độ lấp lánh, bạn nên cất viên đá khi nấu ăn và làm sạch chúng thường xuyên bằng cách ngân trong xà phòng rửa bát 2 lần một tuần. Hãy nhớ chà hết bụi bẩn cho viên đá bằng một chiếc bàn chải mềm nhé.
Alexandrite
8.5 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Alexandrite là sứ giả của tấm lòng nhân ái, sự cởi mở và một tâm hồn nhạy cảm. Viên đá còn là biểu tượng của sự trường thọ và phồn thịnh của một gia tộc hoặc cả một đất nước. Viên đá phù hợp với các loại trang sức đá quý đeo hàng ngày như nhẫn hay vòng tay.
Alexandrite có độ cứng cũng như độ bền tuyệt vời và khó bị phân cắt. Loại đá này có thể áp dụng nhiều cách để làm sạch như dùng xà phòng, sóng siêu âm hoặc hơi nước,.. với một chiếc khăn hoặc bàn chải mềm. Viên đá phù hợp với các loại trang sức đá quý đeo hàng ngày như nhẫn hay vòng tay.
Ruby
Còn có tên gọi khác là Hồng ngọc.
9 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Ruby biểu tượng cho sự hồi sinh và tái tạo năng lượng. Viên đá biểu hiện một tình yêu lãng mạn và một lòng thủy chung. Ruby rất được ưa chuộng tại Việt Nam và trên thế giới cho những mẫu trang sức đá quý nối tiếng về nhẫn cưới hoặc nhẫn kết hôn.
Ruby có độ cứng và độ bền cao khó bị trầy xước, phù hợp với mọi loại trang sức đá quý và dễ bảo quản. Những viên Ruby có vết nứt hoặc chưa được xử lý nhiệt có thể làm sạch bằng sóng siêu âm hoặc hơi nước. Ngược lại, chúng chỉ nên được chăm sóc bằng xà phòng ấm và bàn chải mềm khi có vết nứt hoặc đã qua các phương pháp xử lý.
Sapphire
Còn có tên gọi khác là Ngọc bích, lam ngọc, xa phia, saphia …
**Lưu ý Ngọc bích sapphire khác với Ngọc bích Nephrite phổ biến trong văn hóa Việt Nam.
9 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Sapphire là biểu tượng cho một tình yêu bền vững, sự giàu có và một tinh thần khỏe mạnh. Sapphire cũng thường được dùng làm món quà tuyệt vời cho kỷ niệm 5 hoặc 45 năm ngày cưới. Đây là loại đá quý được nhiều hãng trang sức nổi tiếng trên thế giới sử dụng vì màu sắc tuyệt đẹp.
Sapphire có độ bền cao phù hợp với mọi loại trang sức đá quý và dễ bảo quản. Để làm sạch viên đá, bạn chỉ cần lấy một chiếc bàn chải mềm với nước ấm hoặc nước rửa bát, xà phòng có chất tẩy rửa nhẹ. Tuy Sapphire không dễ bị làm trầy xước bởi các viên đá khác (trừ kim cương), nhưng bạn vẫn nên cất viên đá của bạn thật cẩn thận khỏi các kim loại khác khi đi du lịch.
Emerald
Còn có tên gọi khác là Ngọc lục bảo.
7.5-8 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Emerald là viên đá của trí tưởng tượng và sự sáng tạo đồng thời đem lại sự thịnh vượng và sức sống kiên cường với sự phát triển không ngừng. Emerald cũng thường được dùng làm món quà trong lễ kỉ niệm 55 năm ngày cưới.
Emerald có độ bền khá tốt và nổi tiếng với những bộ trang sức đá quý tuyệt đẹp bao gồm nhẫn, vòng cổ và khuyên tai. Theo các chuyên gia, 90% ngọc lục bảo trên thị trường đều có vết nứt vỡ nên phương pháp làm sạch bằng sóng siêu âm hay hơi nước sẽ phá hủy viên đá. Chăm sóc thường xuyên cho viên đá của bạn bằng nước xà phòng ấm và khăn mềm nhẹ.
Spinel
Còn có tên gọi khác là đá tia lửa.
8 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Đá Spinel là nguồn cảm hứng vô tận cho hoạt động sáng tạo, cân bằng cảm xúc và đem lại đầu óc minh mẫn. Viên đá được sinh ra dành cho những người nghiện công việc.
Spinel có độ bền tuyệt vời cho bất kỳ loại trang sức đá quý nào. Viên đá chỉ cần bảo quản bằng cách tránh va chạm mạnh và làm sạch thường xuyên. Xà phòng ấm luôn là phương án chăm sóc an toàn nhất, nhưng Spinel cũng có thể được tẩy rửa bằng sóng siêu âm và hơi nước với những viên không xuất hiện vết nứt.
Ngọc trai
2.5 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Sinh ra trong cát, ngọc trai được cho là biểu tượng của sự trong sáng và thánh thiện, là một trong những loại đá quý có vẻ đẹp độc đáo nhất. Ý nghĩa của viên đá này là sự hội tụ của 5 tính cách: Khiêm tốn, lòng nhân ái, thông thái, công bằng và dũng cảm.
Trong khi đó ngọc trai đen với màu sắc huyền ảo đa dạng lại được xem là biểu tượng của sự may mắn, sự thông tuệ và tri thức.
Ngọc trai là loại đá quý khá mềm và dễ bị trầy xước nên cần sự cẩn trọng trong quá trình sử dụng. Chỉ nên làm sạch ngọc trai bằng nước xà phòng ấm và lau khô bằng khăn mềm nhẹ. Nếu viên đá có màu ố vàng, tuyệt đối đừng ngâm trong nước (nước có thể làm kết cấu viên đá yếu đi), hãy ngâm miếng vải mềm trong nước xà phòng và lau nhẹ nhàng cho viên ngọc trai.
Garnet
Còn có tên gọi khác là Ngọc hồng lựu, đạt 6.5-7.5 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Garnet được mệnh danh là viên đá của một tâm hồn tự tin và tràn đầy cảm hứng, tạo sức hút mạnh mẽ với người khác giới trong tình yêu. Viên đá còn cực kỳ hữu ích trong phong thủy bát quái, đem lại may mắn và sự hòa giải hạnh phúc cho một gia đình ấm áp.
Garnet thường được dùng làm trang sức đá quý vì màu sắc đa dạng cũng như độ bền tương đối ổn. Hãy cất kỹ viên đá trong vải mềm hoặc hộp đựng đá quý khi hoạt động mạnh và làm sạch trang sức thường xuyên bằng xà phòng rửa bát hữu cơ và khăn mềm.
Thạch anh
7-8 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Bao gồm thạch anh tím Amethyst, thạch anh vàng Citrine, thạch anh tím vàng Ametrine, đá Quartz.
Thạch anh là một nhóm đá quý phổ biến nhất trên thế giới, bao gồm vô số kiểu loại phong phú từ thạch anh vàng, tím, thạch anh khói, thạch anh tím vàng,… và mỗi loại có những ý nghĩa riêng. Nhìn chung, họ thạch anh là loại đá chứa nguồn năng lượng dồi dào, đả thông khí huyết và giúp đầu óc minh mẫn, đem lại tài lộc cho người đeo
Đá thạch anh có độ bền cao và được sử dụng để làm bất kỳ loại trang sức đá quý nào có thể đeo hàng ngày. Tuy nhiên, đá thạch anh vẫn có thể nứt vỡ khi va chạm mạnh. Bạn nên tránh để thạch anh tiếp xúc với kim loại. Hằng tuần làm sạch viên đá theo kỳ bằng xà phòng hoặc nước rửa có chất tẩy nhẹ.
Đá mã não
Tên tiếng anh là Agate
6.5 – 7 điểm trên thang độ cứng Mohs
Mỗi viên Agate sở hữu những nét hoa văn độc đáo riêng, mang năng lực chữa lành và thúc đẩy sáng tạo. Đó là lý do đá mã não được lựa chọn cho rất nhiều loại trang sức đá quý từ vòng tay, dây chuyền hoặc nhẫn, khuyên tai đến các thiết kế phá cách đầy tính nghệ thuật.
Đá mã não khá bền nên chỉ cần cách bảo quản đơn giản: làm sạch bằng nước xà phòng ấm và vải hoặc bàn chải mềm; tránh sử dụng hóa chất tẩy rửa mạnh, tránh lành sạch bằng sóng âm hoặc hơi nước nóng; hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Topaz
Còn có tên gọi khác là đá Hoàng Ngọc:
8 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Topaz thường đại diện cho may mắn và tài lộc trong cuộc sống, giúp người phụ nữ trở nên xinh đẹp, duyên dáng còn đàn ông sẽ mạnh mẽ, hào sảng.
Do cấu trúc dễ bị phân cắt, Topaz dù có độ cứng 8 nhưng độ bền lại khá kém khiến viên đá phù hợp với các loại trang sức đá quý bao viền hoặc được vật bảo vệ như mặt dây chuyền hoặc ghim. Để chống lại các bào mòn hàng ngày, Topaz thường được phủ một lớp dung dịch oxit kim loại cho nên trang sức đá quý gắn Topaz tốt nhất cần được làm sạch bởi xà phòng dịu nhẹ.
Aquamarine
Còn có tên gọi khác là Ngọc hải lam.
7.5 – 8 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Mang sắc xanh của đại dương, Ngọc hải lam có năng lực xoa dịu tâm hồn và giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh và cao quý.
Đây là loại đá quý bền cho đa dạng trang sức đá quý miễn là được làm sạch và xử lý cẩn thận. Nước xà phòng ấm luôn là phương án làm sạch an toàn cho đá Aquamarine. Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp sóng siêu âm hoặc hơi nước nếu viên đá không có vết nứt trên bề mặt.
Tourmaline
Còn có tên gọi khác là đá Bích tỷ.
7 – 7.5 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Tourmaline được dùng rất nhiều trong các phương pháp chữa bệnh truyền thống. Đeo một trang sức đá quý Bích tỷ, vẻ đẹp của bạn không chỉ được tỏa sáng mà chúng còn là tấm bùa hộ mệnh cho sức khỏe thân chủ.
Đá Tourmaline có độ bền ổn định, chống lại được ánh sáng và các hóa chất. Tuy nhiên, viên đá có thể bị đổi màu dưới ánh sáng chói hoặc nhiệt độ cao. Làm sạch viên đá bằng xà phòng hoặc nước rửa bát nhẹ, không khuyến khích các phương pháp làm sạch bằng sóng siêu âm và hơi nước.
Tanzanite
6 – 7 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Tanzanite có khả năng tái tạo tế bào và giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch. Viên đá còn giải tỏa căng thẳng và hội chứng lo âu, giúp tinh thần khỏe mạnh, tăng khả năng tập trung và nhạy bén trong công việc.
Tanzanite khá ổn định trong điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thông thường nhưng cần tránh tiếp xúc với môi trường đột ngột thay đổi.
Như nhiều loại đá quý cùng thang điểm, sóng siêu âm và hơi nước không bao giờ là phương pháp được khuyến khích sử dụng. Hãy làm sạch viên đá của bạn bằng nước xà phòng ấm.
Zircon
6 – 7.5 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Zircon là viên đá của sự tự tin, lòng vị tha và đức hạnh, xóa bỏ lòng ghen tuông và đón nhận một mối quan hệ mới.
Zircon mềm hơn các loại đá quý đắt tiền khác như ruby, sapphire hay emerald nhưng vẫn được sử dụng làm đa dạng các loại trang sức đá quý như nhẫn hay vòng cổ do có độ khúc xạ tốt. Trang sức đá quý Zircon cần tránh tiếp xúc nhiệt độ cao và các chất tẩy rửa mạnh trong đồ trang điểm.
Cẩm thạch
Còn có tên tiếng anh là Jadeite.
Cẩm thạch và Ngọc bích (Nephrite) cùng thuộc nhóm ngọc (Jade) nhưng giá trị của Cẩm thạch cao hơn nhiều.
7 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Cẩm thạch là loại đá hiếm có và mang giá trị cực kỳ tinh khiết với khả năng gắn kết cơ thể và tâm linh. Viên đá có khả năng xoa dịu những tâm hồn bị tổn thương và hỗn loạn.
Với độ cứng khá tốt, cẩm thạch là viên ngọc khá an toàn cho chiếc vòng tay đeo hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, cần hạn chế ngâm đá trong nước và sử dụng phương pháp làm sạch sóng siêu âm hay hơi nước. Một chiếc bàn chải mềm và dung dịch xà phòng nhẹ là lựa chọn an toàn cho 1 viên cẩm thạch.
Ngọc bích
Có tên tiếng anh là Nephrite
** Lưu ý Ngọc bích Nephrite khác với loại Ngọc bích Sapphire
Ngọc bích và Cẩm thạch (Jadeite) cùng thuộc nhóm ngọc (Jade) nhưng giá trị của Cẩm thạch cao hơn nhiều.
6 – 6.5 điểm trên thang độ cứng Mohs
Ngọc bích mang nguồn năng lượng yên bình và sức mạnh cân bằng nội tại gắn liền với vẻ đẹp của một bức tượng phật trong phong thủy Á Châu. Ngọc bích được sử dụng rất nhiều trong trang sức đá quý và thiết kế nghệ thuật, bao gồm: mặt dây chuyền, vòng tay, hạt trơn hoặc đồ trang trí và chạm khắc. Loại đá này có thể kết hợp ăn ý với vàng, bạc và đồng.
Có độ bền khá tốt nhưng ngọc bích xốp và dễ hấp thụ màu nên viên đá cần được làm sạch thường xuyên với nước xà phòng ấm và một miếng vải mềm; tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh và phương pháp làm sạch bằng sóng âm hoặc hơi nước; tránh môi trường có nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh.
Ngọc bích đỏ
Tên tiếng anh là Jasper
Tuy được gọi là ngọc bích đỏ nhưng thực chất đây là loại đá thuộc nhóm đá Thạch anh, hoàn toàn khác với nhóm đá ngọc như Cẩm Thạch (Jadeite) và Ngọc bích (Nephrite).
6.5 – 7.5 điểm trên thang độ cứng Mohs
Ngọc bích đỏ được đánh giá cao trong phong thủy với khả năng điều hòa tinh thần và sức khỏe cho người sở hữu, được tìm kiếm nhiều nhất với 3 màu đỏ, xanh lục và xanh lam. Ngọc bích đỏ rất được ưa chuộng trong các thiết kế trang sức đá quý cho nam giới, đặc biệt rực rỡ khi kết hợp với bạc hoặc các loại đá màu xanh lục.
Ngọc bích đỏ có độ bền khá tốt nhưng dễ hấp thụ màu và bị ố, cần tránh các phương pháp tẩy rửa bằng sóng âm hoặc hơi nước mà chỉ nên sử xà phòng ấm hoặc vải mềm để làm sạch. Không nên ngâm đá lâu trong nước và không để chúng tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Onyx
6.5 – 7 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Đá Onyx giúp con người tránh khỏi các xung đột rủi ro và có khả năng trị liệu các bệnh về thần kinh, nội tạng. Viên đá còn được sử dụng trong kiến trúc nghệ thuật.
Onyx cần tránh ngâm trong nước hoặc làm ướt mà nên làm sạch bằng vải hoặc bàn chải mềm chà nhẹ trên bề mặt.
Peridot
Còn có tên gọi khác là Đá Ô Liu.
6.5 – 7 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Vì được hình thành trong lòng núi lửa, đá Peridot có nguồn nhiệt năng dồi dào, giúp con người đả thông kinh mạch và hỗ trợ tinh thần cho những ai mang tâm hồn bị bế tắc.
Peridot là một lựa chọn khá ổn cho trang sức đá quý vì có độ cứng và độ bền thuộc hàng tương đối tốt nhưng phải cẩn thận để tránh làm xước hay va chạm mạnh. Chỉ làm sạch viên đá bằng nước ấm hoặc xà phòng nhẹ và đừng để trang sức đá quý của bạn tiếp xúc với các hóa chất trong đồ trang điểm.
Bloodstone
Còn có tên gọi khác là đá Huyết Thạch
6.5 – 7 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Mang trong mình sức mạnh thần kỳ, Bloodstone có khả năng chống lại cái ác và mang lại tài lộc cho thân chủ. Viên đá còn phát ra từ trường mạnh mẽ và được ứng dụng nhiều trong y học.
Trang sức đá quý huyết thạch này cần được giữ gìn cẩn thận vì chúng rất dễ bị mài mòn theo thời gian. Bloodstone có thể dễ dàng được làm sạch tại nhà bằng nước xà phòng ấm và bàn chải mềm, giữ chúng tránh xa các hóa chất mạnh hoặc nhiệt độ quá cao. Bạn không nên lau chùi bằng vải khô vì chúng rất dễ bị xước và tránh sử dụng viên đá khi thực hiện hoạt động mạnh.
Moonstone
Còn có tên gọi khác là đá Mặt trăng
6 – 6.5 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Giống như tên gọi, Moonstone biểu tượng cho sự hòa bình, giúp con người tránh xung đột, giữ được bình tĩnh và tâm trí minh mẫn. Viên đá còn là biểu tượng của một tình yêu đầy chất thơ và bay bổng.
Đá mặt trăng rất dễ bị trầy xước, cần đặc biệt tránh chất tẩy rửa siêu âm và hơi nước. Để làm sạch, bạn chỉ cần dùng nước ấm (không nóng) với xà phòng nhẹ để làm sạch và thấm khô bằng khăn mềm. Tránh các phương pháp tẩy rửa bằng sóng siêu âm, hơi nước hoặc chất tẩy mạnh.
Opal
Còn có tên gọi khác là Đá Mắt mèo
6.5 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Opal mang trong mình nguồn năng lượng khổng lồ của đất mẹ, giúp con người tăng cường sức mạnh cả thể chất và tinh thần. Viên đá còn đại diện cho một lý trí sâu sắc và chín chắn.
Đá mắt mèo khá mềm, độ cứng bằng với thủy tinh nên việc sử dụng và bảo quản trang sức đá quý gắn Opal yêu cầu sự cẩn thận và tránh va chạm hết mức có thể. Làm sạch viên đá bằng xà phòng và khăn mềm nhẹ, tránh hoàn toàn thuốc tẩy, sóng siêu âm hay hơi nước vì chúng có thể phá hủy kết cấu viên đá.
Turquoise
5 – 6 điểm trên thang độ cứng Mohs.
Viên đá này được dành riêng cho nữ giới với biểu tượng của sự yên ả, nữ tính và tâm hồn tràn đầy sự kín đáo mà lại tinh tế.
Viên đá ổn định với ánh sáng nhưng nhiệt độ cao có thể làm hư bề mặt, màu bị biến đổi khi tiếp xúc với hóa chất. Để an toàn khi làm sạch đồ trang sức đá quý Turquoise, cần dùng nước xà phòng ấm, nhưng tuyệt đối không dùng hơi nước hoặc sóng siêu âm. Nhiệt hoặc dung môi có thể làm hỏng bề mặt của các viên đá đã qua xử lý.
Trang sức đá quý: các câu hỏi thường gặp
Trang sức đá quý là gì?
Trang sức không chỉ có vai trò là vật trang trí hay là một phụ kiện bắt mắt hợp thời. Trang sức đá quý ngày nay được nâng tầm giá trị khi gắn thêm các loại đá quý đa dạng, có ý nghĩa, màu sắc và câu chuyện riêng. Trang sức đá quý có thể trở thành người bạn đồng hành của bạn và được cho là đem đến các giá trị sống tích cực cho thân chủ khi xét đến ý nghĩa phong thủy của chúng.
Trang sức đá quý theo mệnh?
Vì mỗi viên đá đều có đặc trưng riêng như con người có tính cách riêng biệt. Vì vậy, không phải bất cứ ai cũng hòa hợp với mọi loại đá quý. Trong phong thủy phương Đông, đá quý có thể trở thành người bạn đắc lực đem đến những vì sao may mắn và hạnh phúc nếu như bạn lựa chọn được những loại đá quý có sắc màu phù hợp với mệnh của mình. Do các đá quý có nhiều màu sắc và nhiều công dụng khác nhau. Xin mời các bạn xem thêm chi tiết trong bài viết này.
Trang sức đá quý theo tháng?
Không chỉ ở phương Đông giàu quan niệm về tâm linh, người phương Tây cũng nghiên cứu về chiêm tinh học và chỉ ra rằng những người sinh ra vào mỗi tháng trong năm sẽ có một viên đá sinh thần hộ mệnh, bảo vệ con người khỏi tà ác và luôn đem lại những điều tốt đẹp. Các bạn có thể xem thêm chi tiết trong bài viết này.
Loại đá nào được dùng để đeo hàng ngày?
Các loại đá có độ bền tốt mà bạn có thể yên tâm đeo hàng ngày đó là Kim cương, Sapphire, Ruby và Topaz. Các loại đá quý cần được đeo cẩn thận và chăm sóc kỹ lưỡng hơn do độ cứng và khả năng mài mòn của chúng là Ngọc trai, Opals, Aquamarines, Onyx, Cẩm thạch hoặc Ngọc bích.
Loại đá nào tốt nhất để mua?
Điều này còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố: sở thích, khả năng tài chính và mục đích mua trang sức của bạn. Theo các nhà đầu tư, loại đá quý phổ biến và giá trị nhất là kim cương. Sau đó, Ruby, ngọc lục bảo emerald, tanzanite, alexandrite là những viên đá có giá trị tăng theo thời gian.
Từ khóa » đá Quý Làm Trang Sức
-
Đá Quý Là Gì? 10 Loại đá Quý Trang Sức Phổ Biến, đẹp Mắt Nhất
-
Top 8 Loại đá Quý Làm Trang Sức Cực Phổ Biến Hiện Nay - ELLY
-
Trang Sức Đá Quý PNJ
-
Các Loại đá Quý Phổ Biến Tại Việt Nam: đặc Tính Và ý Nghĩa
-
TOP 20 Các Loại đá Quý Hiếm, đá Tự Nhiên, đá Phong Thủy ở Việt Nam
-
CHỌN TRANG SỨC ĐÁ QUÝ THEO THÁNG SINH
-
Đá Quý Theo Tháng Sinh Và Năm Sinh 12 Con Giáp - AME Jewellery
-
【KINH NGHIỆM】Chọn Các Loại Trang Sức Bằng đá Quý Hợp Mệnh ...
-
Top 5 Loại đá Quý Phong Thủy Chế Tác Trang Sức đẹp 2022 - TahiGems
-
VNJ Trang Sức Việt - Trang Sức Đá Quý Thiên Nhiên Phong Thủy
-
[Top 25] Loại đá Quý Quý Hiếm Và đẹp Nhất Hành Tinh - ReviewChuan
-
KINH NGHIỆM MUA ĐÁ QUÝ - Trang Sức DOJI
-
5 Loại Đá Thường Dùng Trong Trang Sức - Đắc Hoàng Kim