“Trắng Tay” Vì “dính” Vào Sàn Giao Dịch "Skilling"
Có thể bạn quan tâm
Liên tục chuyển tiền theo hướng dẫn từ các “chuyên gia báo lệnh” vào sàn “Skilling”, nhiều nạn nhân chỉ biết mình bị lừa khi các “chuyên gia” cùng toàn bộ số tiền đã đầu tư “không cánh mà bay”…
>>Sống xa hoa, nói đạo lý: Chiêu “dụ mồi” của "ông chủ" 8 sàn tiền ảo
Một đối tượng tự xưng là "chuyên gia báo lệnh". Ảnh: Nạn nhân cung cấp
Những năm gần đây, nhiều đối tượng tự xưng là “chuyên gia” trong lĩnh vực tài chính 4.0 nhằm dụ dỗ các nhà đầu tư tham gia hoạt động vào các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân, chiếm đoạt tài sản. Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an đã phải liên tục đưa ra cảnh báo về các sàn giao dịch quyền chọn nhị phân (Binary Option - BO) có một số đối tượng tự xưng "chuyên gia đọc lệnh", "thợ đục sàn" có dấu hiệu kinh doanh đa cấp trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, giao dịch quyền chọn nhị phân - BO là một hình thức đầu tư tài chính, giao dịch mà người mua sẽ đưa ra dự đoán xu hướng tăng hoặc giảm của các loại tài sản như hàng hóa, tiền tệ, cổ phiếu, chỉ số... tại thời điểm dự đoán. Nếu dự đoán đúng, nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận theo tỉ lệ sàn đưa ra. Nếu dự đoán sai, nhà đầu tư sẽ mất toàn bộ số tiền cho giao dịch đó.
Để dẫn dụ nhà đầu tư, các sàn này có nhiều phương thức truyền thông, tạo ra các nhân vật với cái tên mỹ miều như "chuyên gia báo lệnh", "thợ đục sàn", "hotgirl tỉa nến",...
Các đối tượng này tự nhận là chuyên gia, người dẫn đường, người tiên phong, người truyền cảm hứng... trong lĩnh vực tài chính 4.0. Đáng chú ý, nhiều đối tượng thường đánh bóng hình ảnh của mình trên mạng xã hội là những người có thu nhập cao thông qua đầu tư tại các sàn đầu tư, điển hình như Wefinex và các sàn BO khác trong hệ sinh thái của Wefinex như: Pocinex, Deniex, Remitex, AresBO, Bitono...
Mặc dù hàng trăm nghìn nạn nhân đã sập bẫy của những đối tượng này, cơ quan chức năng cũng đã liên tục đưa ra cảnh báo lừa đảo. Vậy nhưng, vẫn chiêu thức cũ, nhưng số lượng nạn nhân mới lại vẫn tiếp tục tăng…
>>Khoe khoang sự giàu có để “dụ” đầu tư tiền ảo
Bảng đầu tư hấp dẫn mà các nhà đầu tư được mời. Ảnh: Nạn nhân cung cấp
Mới đây, anh Nguyễn Trung T (SN 1989) ở xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) được giới thiệu và mời vào nhóm “Skilling cơ hội đầu tư VIP” trên mạng xã hội Zalo. Anh làm theo các hướng dẫn nhưng không ngờ bị lừa.
Anh T làm nghề tự do. Đầu tháng 3, anh truy cập Zalo và thấy một quảng cáo với nội dung: "Bạn Muốn Kiếm Tiền Tại Nhà. Bạn Muốn Tăng Thêm Thu Nhập. Với 500 nghìn đồng, bạn có thể thu lãi hằng ngày. Bảo đảm hoàn vốn 100%. Nạp, rút nhanh chóng. Ưu đãi dành cho thành viên mới tham gia". Dịch COVID-19 khiến anh bị giảm thu nhập vì thế anh đã đồng ý tham gia nhóm kiếm tiền online này.
Đầu tiên, anh được một người xưng là cô “Thanh Thảo” nhắn tin giới thiệu về sàn Skilling và hướng dẫn cách đầu tư, mức độ lợi nhuận cũng như sự an toàn khi giao dịch. Thấy hấp dẫn, anh T đã chuyển vào tài khoản của người kia 500 nghìn đồng. Sau khi “mời chào” thành công, cô “Thanh Thảo” cho anh T tham gia nhóm “Skilling- Cơ hội đầu tư VIP”.
Anh T chỉ cần nạp tiền rồi "kéo lệnh" hoặc có người "kéo lệnh" cho mình để nâng số tiền đầu tư lên gấp hàng chục lần chỉ sau vài phút. Mức lợi nhuận thấp nhất anh T có thể hưởng là 25 triệu đồng, cao nhất là không giới hạn.
Chỉ sau một phút tham gia "kéo lệnh", tài khoản (trên web) của anh T tăng lên 1,1 triệu đồng. Anh đã làm lệnh rút ra và nhận được 940 nghìn đồng (đã trừ đi chi phí). Anh T tiếp tục được giới thiệu các “Đề án” với mức đầu tư từ 25 đến 100 triệu đồng để nhận được tiền hoa hồng cao gấp vài chục lần chỉ sau một lần “kéo lệnh”.
Thấy những con số quá hấp dẫn, anh T đã vay mượn thêm để đầu tư vào “Đề án 25 triệu đồng”. Quá trình “kéo lệnh”, có một người tài khoản Zalo là Nguyễn Cao Trọng Tuấn nhắn tin cho anh thông báo anh đã mua mã sai nên không nhận được số tiền lãi tối đa.
Đồng thời giới thiệu cho anh T một chuyên gia khác giúp anh "kéo lệnh" thành công, khi đó, anh T phải trả % hoa hồng cho người này. Anh T đồng ý, có sự giúp đỡ đắc lực từ chuyên gia, số tiền trên sàn giao dịch của anh nhảy vọt lên 500 triệu đồng. Bù lại, anh T phải chuyển khoản 25 triệu đồng (tiền % hoa hồng) cho chuyên gia.
Đến khi anh muốn rút tiền trên sàn giao dịch về tài khoản cá nhân của mình thì thường xuyên nhận được thông báo như thao tác sai, phần mềm gặp trục trặc. Anh gọi vào số điện thoại hỗ trợ tư vấn thì không liên hệ được, nhắn tin cho cô “Thanh Thảo” cũng không được phản hồi. Lúc này, anh T biết mình đã bị lừa.
"Hợp đồng hợp tác đầu tư chuyên án" của đối tượng có tên Đỗ Hồng Nhựt với nạn nhân. Ảnh: Nạn nhân cung cấp
Trường hợp tương tự, sau khi hoàn toàn tin tưởng bởi sự giúp đỡ của “chuyên gia báo lệnh”, chị Nguyễn Kim Huệ ở Hà Nội dễ dàng nhận được 500 nghìn đồng.
Ngay sau đó, “chuyên gia báo lệnh” có tên Đỗ Hồng Nhựt tiếp tục mời gọi chị Huệ với những lời “mật ngọt”, chỉ cần đầu tư 75 triệu đồng, chuyên gia này sẽ giúp “kéo” lên 1,2 tỉ đồng.
Do đã nhận được tiền mặt 500 nghìn đồng nên chị Huệ hoàn toàn tin tưởng, sau đó tiếp tục đầu tư bằng cách nghe lời “chuyên gia báo lệnh” chuyển khoản cho một đối tượng khác (có tên Phạm Văn Khương, số tk 101194940x, ngân hàng Vietcombank) 65 triệu đồng.
Và với vài thao tác của “chuyên gia” này, số tiền trong tài khoản “ảo” của chị Huệ đã tăng tới gần 1,3 tỉ đồng. Và tất nhiên, những đối tượng này tiếp tục yêu cầu chị Huệ phải thanh toán số tiền % hoa hồng cho “chuyên gia” đã tư vấn. Tuy nhiên, sau đó chị Huệ không thể thao tác “rút tiền” bởi hệ thống luôn báo lỗi, đồng thời cũng không thể liên lạc được với “chuyên gia báo lệnh”, hay số điện thoại “chăm sóc khách hàng”. Lúc này chị Huệ mới vỡ lẽ mình bị lừa.
Số tiền "ảo" nạn nhân nhận được lên tới gần 1,3 tỷ đồng. Ảnh: Nạn nhân cung cấp
Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, chị Huệ cho biết quá trình giao dịch với “chuyên gia báo lệnh” hoàn toàn qua mạng internet, chưa hề được gặp trực tiếp.
“Tôi nhiều lần đề nghị được gặp “chuyên gia báo lệnh” có tên Đỗ Hoàng Nhựt để được nghe tư vấn trực tiếp, nhưng người này luôn từ chối bởi không có thời gian do phải hỗ trợ rất nhiều người”, chị Huệ chia sẻ.
Lần theo thông tin địa chỉ nạn nhân cung cấp từ “Hợp đồng hợp tác đầu tư chuyên án” tại tầng 4, số 18 Lý Thường Kiệt, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Tuy nhiên tại đây, phóng viên không thấy tồn tại sàn giao dịch nào có tên “Skilling”, đồng thời cũng không thể liên hệ được với nhóm “chuyên gia báo lệnh” này!
Diễn đàn Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thông tin!
Có thể bạn quan tâm
Bộ Công an “điểm mặt chỉ tên các sàn giao dịch đa cấp tiền ảo
13:00, 19/08/2021
Sửa đổi Luật Phòng, chống rửa tiền “lấp” khoảng trống quản lý tiền ảo
04:10, 24/11/2021
Khoe khoang sự giàu có để “dụ” đầu tư tiền ảo
08:00, 28/11/2021
Sống xa hoa, nói đạo lý: Chiêu “dụ mồi” của "ông chủ" 8 sàn tiền ảo
03:50, 17/12/2021
Từ khóa » Skilling Có Lừa đảo Không
-
Mất Tiền Vì Tham Gia Sàn Giao Dịch "Skilling" - Báo Bắc Giang
-
Đánh Giá Sàn Skilling, Review Skilling - Thủ Thuật
-
Đánh Giá Chi Tiết Sàn Skilling. Có Lừa đảo Nhà đầu Tư?
-
Đánh Giá Sàn Skilling- Lừa đảo Hay Uy Tín - ITIGTrader
-
Sàn Skilling Là Gì? Lừa Đảo Hay Uy Tín? Đánh Giá Sàn Skilling ...
-
Sàn Skilling Là Gì? Lừa đảo Hay Uy Tín? Đánh Giá Review ... - LinkedIn
-
Sàn Skilling Là Gì? Sàn Skilling Có Lừa đảo Người Dùng Không?
-
Đánh Giá Sàn Skilling Có Lừa đảo Không? Giao Dịch Forex Việt Nam ...
-
"Sập Bẫy" Lừa đảo, Mất Tiền Qua Sàn Giao Dịch Tiền ảo - Báo Bạc Liêu
-
Những Thông Tin Quan Trọng Về Sàn Skilling
-
Chống Lừa đảo Việt Nam | Mọi Người Cho Mình Hỏi Có Ai đã Tham Gia ...
-
Sàn Skilling Là Gì? Uy Tín Hay Lừa đảo & Cách đăng Ký Tài Khoản
-
Lưu Trữ Sàn Skilling Có Lừa đảo Không - Giải Pháp Chứng Khoán
-
Skilling Là Gì? Có Lừa đào Hay Không ? Forex Vns365 - YouTube