Trang Trại Trồng Rau Sạch Công Nghệ Cao
Có thể bạn quan tâm
Trang trại trồng rau sạch công nghệ cao phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 3
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư 3
I.2. Đơn vị tư vấn lập phương án đầu tư xây dựng công trình 3
I.3. Mô tả sơ bộ dự án 3
I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 4
CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN 6
II.1. Bối cảnh chung về nền kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang 6
II.2. Nghiên cứu thị trường 7
II.3. Khái quát chung về đầu tư dự án 8
II.4. Mục tiêu đầu tư dự án theo tiêu chuẩn VietGap 10
II.5. Mục tiêu cụ thể. 11
II.6. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng 11
CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN 13
III.1. Mô tả địa điểm xây dựng 13
III.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Việt Yên và khu vực Dự án 13
III.3. Hiện trạng sử dụng đất 14
III.4. Nhận xét chung về hiện trạng 14
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG ÁN ĐỀN BÙ GIẢI PHÒNG MẶT BẰNG 15
IV.1. Khai thác quỹ đất 15
IV.2. Tiền thuê đất: 15
IV.3. Điều kiện an sinh xã hội 15
IV.4. Phương án thỏa thuận - chính sách hỗ trợ 15
CHƯƠNG V: QUI MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN 16
V.1. Phạm vi dự án 16
V.2. Lựa chọn mô hình đầu tư 16
V.3. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. 18
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN 40
VI.1. Quan điểm thực hiện dự án 40
VI.2. Mục tiêu đầu tư 40
CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 44
VII.1. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng 44
VII.2. Đánh giá tác động môi trường khi dự án đi vào hoạt động 45
VII.3. Kết luận 46
CHƯƠNG VIII: CHƯƠNG IX: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 47
VIII.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 47
VIII.2. Nội dung Tổng mức đầu tư 47
VIII.3. Kết quả tính tổng mức đầu tư 48
CHƯƠNG IX: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 51
IX.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án 51
CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 54
X.1. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội 54
X.2. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 54
X.3. Tính toán chi phí 54
X.4. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 69
X.5. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội 69
CHƯƠNG XI: CHƯƠNG XII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
XI.1. Kết luận 71
XI.2. Kiến nghị 71
Trang trại trồng rau sạch công nghệ cao phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư
- Tên công ty: Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp Minh Tâm
- Địa chỉ : thôn 8, xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang;
- Giấy phép ĐKKD: 201098984057 do Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Việt Yên cấp ngày 22/9/2017;
- Điện thoại : (84.) ; Fax: (84.)
- Đại diện : Bà Nguyễn Thị Tú ; Chức vụ: Giám Đốc
- Mã số thuế : 201098984057
I.2. Đơn vị tư vấn lập phương án đầu tư xây dựng công trình
- Công ty CP Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
- Địa chỉ : 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, thành phố HCM.
- Điện thoại : (08) 22142126 ; Fax: (08) 39118579
I.3. Mô tả sơ bộ dự án
- Tên dự án: Trang trại trồng rau sạch công nghệ cao Việt Yên - Bắc Giang
- Địa điểm: Tại xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới.
Bảng thống kê diện tích các hạng mục xây dựng
TT | Hạng mục xây dựng | ĐVT | Diện tích |
I | Khu văn phòng điều hành và các công trình phụ trợ | ||
1 | Nhà điều hành và phòng trưng bày sản phẩm ( 2 tầng) | m² | 150 |
2 | Nhà bảo vệ, nhà xe | m² | 70 |
3 | Nhà trưng bày sản phẩm | m² | 500 |
4 | Xưởng chế biến - đóng gói và bảo quản | m² | 2,000 |
5 | Nhà ăn và trực cho công nhân | m² | 150 |
6 | Xưởng phối trộn, sản xuất cây giống | m² | 150 |
7 | Kho chứa nguyên vật liệu và kho lạnh | m² | 500 |
8 | Trạm điện, trạm cân, khu xử lý nước thải | m² | 300 |
II | Khu sản xuất chính | ||
1 | Khu nhà lưới sản xuất rau các loại (20 nhà 1000m2) | m² | 20,000 |
2 | Khu nhà lưới sản xuất dưa lưới và củ, quả các loại (80 nhà 1000m2) | m² | 80,000 |
3 | Khu nhà kính trồng cà chua , dưa lưới | m² | 5,000 |
4 | Khu vườn ươm cây giống | m² | 2,000 |
5 | Khu đất sạch trồng lúa và rau màu khác | m² | 390,000 |
- Phần diện tích thuê thêm và hợp tác đầu tư từ các hộ dân xung quanh dự án để phát triển sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap là: 500.000 m2 (50 Ha).
I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án
I.4.1. Các văn bản pháp lý về quản lý đầu tư xây dựng
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng;
- Nghị định số: 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Luật Kinh doanh Bất động sản 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về quản lý quy hoạch xây dựng.
- Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triễn nông nghiệp nông thôn.
- Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/05/2012 của chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2014/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ;
- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững";
- Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
CHƯƠNG II:
SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN
II.1. Bối cảnh chung về nền kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang
a. Vị trí địa lý và thuận lợi
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Việt Nam. Từ năm 2012 là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang giáp với nhiều tỉnh thành, phía bắc giáp Lạng Sơn, phía đông giáp Quảng Ninh, phía tây giáp Thái Nguyên và Hà Nội, phía nam giáp Bắc Ninh và Hải Dương. Tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50 km.
b. Vị trí địa lý
Là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, phía đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn (Hà Nội) và phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.
Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.
Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều. Khu vực phía bắc tỉnh là vùng rừng núi. Bắc Giang nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung và cùng mở ra như nan quạt, rộng ở hướng đông bắc, chụm ở phía tây nam (tại vùng trung tâm tỉnh), là: cánh cung Đông Triều và cánh cung Bắc Sơn, phần giữa phía đông tỉnh có địa hình đồi núi thấp là thung lũng giữa hai dãy núi này. phía đông và đông nam tỉnh là cánh cung Đông Triều với ngọn núi Yên Tử, cao trung bình 300–900 m so với mặt biển, trong đó đỉnh cao nhất là 1.068 m; phía tây bắc là dãy núi cánh cung Bắc Sơn ăn lan vào tới huyện Yên Thế, cao trung bình 300–500 m, chủ yếu là những đồi đất tròn trĩnh và thoải dần về phía đông nam. .
Đơn vị hành chính
Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố và 9 huyện, với 227 đơn vị hành chính cấp xã gồm 204 xã, 10 phường và 16 thị trấn.
c. Kinh tế
Nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, liền kề vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, Bắc Giang rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực.
Bắc Giang đã quy hoạch và triển khai các khu công nghiệp cùng một số cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 1.500 ha, trong đó có một khu công nghiệp đã cơ bản lấp đầy.
Các khu công nghiệp nằm ở phía nam tỉnh Bắc Giang thuộc các huyện Việt Yên và Yên Dũng. Được quy hoạch liền kề nhau, nằm dọc theo đường quốc lộ 1A mới Hà Nội - Lạng Sơn, gần với các đô thị lớn, thuận lợi cả về đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không và các cảng sông, cảng biển. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km, Sân bay quốc tế Nội Bài 50 km; Cảng Hải Phòng khoảng 110 km và cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan 120 km, có hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh; thuận lợi cả về hệ thống cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thông.
II.2. Nghiên cứu thị trường
a. Đánh giá nhu cầu thị trường rau – quả.
Với những kết quả đạt được trong năm 2016 vừa qua, trong đó nổi bật là khoảng 2.7 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, cùng với việc thâm nhập được một số thị trường “khó tính” trên thế giới, ngành rau quả Việt Nam đang được nhiều chuyên gia dự báo là sẽ có cơ hội và tiềm năng để vươn lên xuất khẩu ấn tượng trong năm 2017.
Dự báo được đưa ra không chỉ dựa trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm qua của ngành rau quả Việt Nam, mà cả từ nhu cầu tiêu thụ của không ít thị trường vốn được coi là khó tính, như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Liên minh Châu Âu (EU).
Tính chung đến năm 2016, các mặt hàng rau, quả của Việt Nam đã được xuất khẩu đến trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó có 10 thị trường chủ lực, gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Indonesia, Hà Lan, Thái Lan và Singapore. Đây là một trong số không nhiều các mặt hàng nông sản của Việt Nam đạt được con số ấn tượng trong xuất khẩu..
Dù số lượng và kim ngạch xuất khẩu chưa lớn nhưng theo các chuyên gia, trong bối cảnh các mặt hàng nông sản khác sụt giảm mạnh về kim ngạch xuất khẩu trong năm qua, thì đây là tín hiệu vui, mang lại tiềm năng và cơ hội cho ngành rau quả Việt Nam vươn lên, đạt kết quả ấn tượng trong năm 2017.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, hiện các nước nhập khẩu chỉ còn sử dụng 2 hàng rào kỹ thuật là an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật. Nếu đáp ứng được 2 hàng rào này thì Việt Nam có khả năng cạnh tranh để xuất khẩu đi các nước.
Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, đặc biệt trong năm 2017, với việc Việt Nam trở thành thành viên Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), thành viên cộng đồng kinh tế ASEAN, càng tạo cơ hội và tiềm năng cho ngành rau quả vươn lên.
Theo ước tính, tổng dung lượng của thị trường rau quả thế giới hàng năm khoảng 240 tỷ USD. Riêng 10 quốc gia thành viên Đối tác xuyên Thái Bình Dương hàng năm nhập khẩu tới hơn 30 tỷ USD hàng rau, củ quả.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mặc dù có nhiều cơ hội và tiềm năng nhưng ngành rau quả Việt Nam đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Trong đó, rào cản lớn nhất hiện nay là tình trạng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích tăng trưởng trên rau, quả vẫn còn phổ biến như: ruồi đục quả, dư lượng thuốc sâu, hàm lượng kim loại nặng, chất lượng bao bì… còn hạn chế. Để nâng cao kim ngạch xuất khẩu rau quả, giải pháp quan trọng là cần tổ chức lại sản xuất theo hướng áp dụng công nghệ cao, quy mô lớn, đảm bảo an toàn thực phẩm.
“Đối với lĩnh vực rau, quả quan trọng nhất là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Muốn hội nhập sâu, rõ ràng chất lượng phải được nâng lên. Muốn chiếm được thị trường trong nước cũng phải nâng cao chất lượng. Cho nên, nhiệm vụ hàng đầu đối với ngành rau quả đó là chất lượng, trong đó là chất lượng an toàn thực phẩm để tạo ra chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng của chất lượng an toàn thực phẩm.
b. Những thuận lợi.
Theo Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, nhưng mức cung chỉ tăng 2,8%/năm. Mức độ chênh lệch này phản ánh sự thiếu hụt, mất cân đối giữa cung và cầu về rau trên thị trường thế giới. Đây cũng là một cơ hội rất tốt nếu chúng ta tìm hiểu và đầu tư khai thác vào thị trường này.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu rau sang thị trường Nga, Trung Quốc và Indonesia tăng khá mạnh.
Về thị trường xuất khẩu: Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hàng rau của nước ta đều tăng ổn định. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực đều tăng khá mạnh. Năm thị trường đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả nói chung của nước ta trong những năm gần đây là Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Indonesia.
c. Những khó khăn.
Ở nước ta rau là một trong những ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu lớn nhưng hiện trạng xuất khẩu rau của Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do chi phí vận chuyển tăng cao, phương tiện vận chuyển và bảo quản còn nhiều yếu kém gây ảnh hưởng đến chất lượng và tiêu chuẩn, giá thành không có tính cạnh tranh, không đủ khối lượng cung ứng theo yêu cầu, không có thương hiệu, chất lượng không cao và không đồng đều, phương thức thanh toán không linh hoạt…
Việc Trung Quốc và Thái Lan vừa ký hợp đồng hợp tác thương mại, thực hiện thuế xuất nhập khẩu bằng 0 cho rau quả Thái Lan, đã gây khó khăn lớn cho ngành rau quả Việt Nam vì không thể cạnh tranh bằng giá cả và chất lượng.
Để khắc phục khó khăn trên các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này đang tăng cường và mở rộng các thị trường tiềm năng như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Pháp, Mỹ, Đức, nhằm giúp hạn chế phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
I.1. Mục tiêu cụ thể.
Xây dựng nhà màng (nhà kính, nhà lưới với các thiết bị kèm theo) để tiếp nhận công nghệ (sản xuất rau củ quả công nghệ cao, công nghệ Organic) và tổ chức thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật (cải tiến cho phù hợp với điều kiện của địa phương), trình diễn chuyển giao công nghệ sản xuất.
Khi dự án đi vào sản xuất với công suất ổn định, thì hàng năm dự án cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sản phẩm tư rau củ quả các loại theo tiêu chuẩn của bộ Nông nghiệp Mỹ ( USDA Organic).
Sản xuất theo tiêu chuẩn USDA Organic với công nghệ gần như tự động hoàn toàn, sử dụng hệ thống tưới tự động.
Toàn bộ sản phẩm của dự án được sơ chế, chế biến đóng gói và gắn mã vạch, từ đó có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa đến từng công đoạn trong quá trình sản xuất.
Xây dựng dự án kiểu mẫu, thân thiện với môi trường. Xung quanh khu vực thực hiện dự án, được trồng cây ăn quả cách ly với khu vực, hình thành hàng rào sinh học, đồng thời khai thác hiệu quả quỹ đất.
I.2. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng
Sau thời gian khảo sát Hợp tác xã nông nghiệp tổng hợp Minh Tâm nhận thấy địa bàn xã Việt Tiến, huyện Việt Yên , tỉnh Bắc Giang là vùng có điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện giao thông thuận lợi cho việc xây dựng Trang trại trồng rau sạch công nghệ cao Việt Yên - Bắc Giang còn có tính khả thi bởi Các yếu tố sau:
Thực hiện chiến lược phát triển Trang trại trồng rau sạch công nghệ cao Việt Yên - Bắc Giang nói chung, tạo ra được một mô hình cụ thể phù hợp với Các quy hoạch và chủ trương, chính sách chung, góp phần vào việc phát triển của tỉnh Bắc Giang đưa ra. Từng bước nâng cao giá trị, năng suất, chất lượng của sản phẩm góp phần đáng kể vào việc làm phong phú đa dạng sản phẩm sạch đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Xuất phát từ thực tiễn hiện nay, xác định chương trình sản xuất sản phẩm nông nghiệp hóa chất lượng cao là hướng đi đúng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa gắn liền với phát triển sinh thái bền vững, tạo các mô hình điểm tiêu biểu về sản xuất chất lượng theo hướng an toàn. Hướng tới phục vụ nhu cầu cần thiết của người tiêu dùng đòi hỏi nguồn gốc chất lượng của từng sản phẩm và bán sản phẩm cho người tiêu dùng qua hệ thống siêu thị và nhà hàng.
Đối với chủ đầu tư đây là một dự án lớn. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân ở địa phương, tạo động lực phát triển nghề trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản. Như vậy, có thể nói việc đầu tư xây dựng Trang trại trồng rau sạch công nghệ cao Việt Yên - Bắc Giang là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được Các mục tiêu và yêu cầu phát triển kinh tế địa phương vừa đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28B Mai Thị lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM Hotline: (028 22 142 126 - 0903 649 782 Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn Website: www.minhphuongcorp.com: www.khoanngam.com; www.lapduan.com;
Từ khóa » Thuyết Minh Dự án Nông Nghiệp Công Nghệ Cao
-
Thuyết Minh Dự án Nông Nghiệp Sạch Công Nghệ Cao Tỉnh Nghệ An
-
Thuyết Minh Dự án Nông Nghiệp Công Nghệ Cáo Kết Hợp Vận Hành ...
-
Thuyết Minh Dự án Nông Nghiệp Sạch Công Nghệ Cao Tỉnh Nghệ An
-
Thuyết Minh Dự án Xây Dựng Khu Sản Xuất Nông Nghiệp Công Nghệ ...
-
Lập Dự án đầu Tư Trang Trại Trồng Cây Nông Nghiệp Công Nghệ Cao
-
Dự án Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Hachi Việt Nam
-
Top 6 Mẫu Dự án Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Mới Nhất Năm 2022
-
Ghim Trên Lập Dự án Kinh Doanh - Pinterest
-
HUYỆN PHONG ĐIỀN
-
Lập Dự án đầu Tư/Thuyết Minh Dự án đầu Tư Trang Trại Trồng Rau Sạch ...
-
Dự án đầu Tư Trang Trai Trồng Rau Sạch Công Nghệ Cao - Minh Phuong
-
Lập Dự án đầu Tư Nông Nghiệp Sạch Công Nghệ Cao Hiệu Quả Kinh Tế ...