Trang Trí Hoa Văn | Cổ Vật Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Gốm lam xám: Có thể nói, triều Mạc (`1527-1593) là triều đại để lại nhiều dấu ấn về mặt kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao. Nhà Mạc vẫn lấy hệ tư tưởng Nho giáo từ thời Lê làm chính thống nhưng không hạn chế tư tưởng phi Nho khác. Do đó Phật giáo, Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian khác được phục hồi khiến cho các công trình tôn giáo cũng được phát triển và thay đổi đáng kể. Cùng với các công trình kiến trúc đình, chùa được xây dựng thì làng nghề gốm sứ chuyên sản xuất những sản phẩm như chân đèn, lư hương…, sử dụng trong nghi lễ tại các không gian tôn giáo cũng phát triển đáng kể. Tiêu biểu phải kể đến một sưu tập vật dụng thờ cúng có màu men lam xám của người nghệ nhân tài hoa Đặng Huyền Thông – ông tổ của nghề làng gốm Chu Đậu (Hải Dương), những sản phẩm của ông mang đậm tính nhân văn và sắc thái riêng thời Mạc.
Thuật ngữ “gốm men lam xám” khởi đầu được các chuyên gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam dùng để chỉ một dòng gốm mà toàn bộ bề mặt được phủ một lớp men dày mầu xanh lam sẫm, đôi khi pha lẫn ghi xám hay ngả hanh vàng. Kế thừa kỹ thuật truyền thống của men lam và nâu rỉ sắt của khu vực lò gốm Chu Đậu, Hải Dương vào cuối TK 15, những nghệ nhân đã tạo ra một sắc men lam mới đó là lam xám. Chất đất tạo xương gốm dầy, thô và nặng. Theo các chuyên gia nghiên cứu, người thợ gốm này phải rất giỏi chế ngự ngọn lửa và làm chủ được chất liệu xương gốm thì khi nung sản phẩm có kích thước lớn mà men phủ mới dầy và đều đến vậy.
Bản vẽ: những hình rồng đặc trưng trang trí trên gốm lam xám thời Mạc.
Gốm lam xám được xác lập như một dòng gốm đặc biệt và độc đáo bởi việc kết hợp của việc trang trí bằng men phủ với kỹ thuật chạm nổi, dán – ghép hay khắc chìm trên mỗi sản phẩm. Loại hình sản phẩm gốm này đều có kích thước lớn như chân đèn, lư hương, mô hình tháp. Tất cả đều sử dụng kỹ thuật đúc chạm nổi, có khi phần trang trí được dán hay ghép vào sau. Còn minh văn được khắc chìm sau rồi mới tráng men. Đề tài trang trí trên sản phẩm thường là rồng hoặc các loại cánh sen, được thể hiện với nhiều kiểu khác như: rồng yên ngựa, rồng trong hình tròn, rồng uốn hình hoa 4 cánh, rồng trong hình lá đề, rồng chầu chữ Phúc, rồng có cánh.. ; cánh sen dài trong có hình rồng uốn, cánh sen dài trong có hình mặt trời có tua, cánh sen tả thực…
Từ năm 1991, TS. Nguyễn Đình Chiến – nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia – là người đã giành nhiều công phu và tâm huyết để lần lượt giải mã minh văn trên những sản phẩm của người nghệ nhân tài hoa này. Ông đã tập hợp và nghiên cứu khối tư liệu về những tác phẩm gốm lam xám ở các bảo tàng trong nước và quốc tế, từ đó xác lập một hệ thống tiêu chuẩn về dòng gốm này qua các mặt niên đại, kiểu dáng, hoa văn. Điều thú vị là những tác phẩm thuộc loại men này đều thuộc về một tác giả đó là Sinh đồ Đặng Huyền Thông, tên thật là Đặng Mậu Nghiệp và vợ là bà Từ Am Nguyễn Thị Đỉnh người xã Hùng Thắng, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách (nay thuộc xã Minh Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Những sản phẩm thuộc dòng gốm lam xám chỉ được sản xuất đơn chiếc hoặc trọn bộ theo đơn đặt hàng, chính vì thế mỗi sản phẩm của ông đều được coi là những tác phẩm quý giá mang giá trị trên thương trường cổ vật trong nước và quốc tế.
Dưới đây là một số hiện vật tiêu biểu cho dòng gốm độc đáo này.
1.Chân đèn gốm men lam xám thời Mạc
LSb.17248
Kích thước: 74cm
Niên đại: tháng 4, niên hiệu Đoan Thái 4 (1588).
Phần trên tạo dáng một bông hoa sen nở gồm 3 phần, trang trí nổi rồng đuổi, rồng uốn, bông hoa 8 cánh nhọn, dải hoa lá trong ô chữ nhật, rồng trong lá đề. Hai tai gắn trên miệng và thân là hia tượng rồng có cánh. Phần dưới có vai và thân phình chạm nổi băng cánh sen bên trong có bông hoa, băng vạch đứng song song, đính nổi những bông hoa 8 cánh nhọn. Thân trên chạm nổi 4 rồng “yên ngựa” trong khung viền “nhĩ bôi”.Thân dưới chạm nổi băng cánh sen bên trong có bông hoa hay 2 vành trăng khuyết. Men phủ mầu lam xám, tô men nâu trên tai rồng và dải quai. Minh văn khắc hai dòng chữ Hán, có nghĩa: “Tháng 4, niên hiệu Đoan Thái 4 (1588) đời vua Mạc Mậu Hợp. Đặng Huyền Thông, xã Hùng Thắng, huyện Thanh Lâm chế tạo”.
2.Lư hương gốm lam xám
LSb.17276
Kích thước:
Cao: 25cm
Đkm: 26,5cm
Niên đại: tháng 8, niên hiệu Diên Thành 5 (1582).
Lư có miệng loe, thân hình trụ, bụng phình kiểu tang trống đồng Đông Sơn. Xung quanh bụng có 2 dải quai lớn và 4 dải quai nhỏ đối xứng nhau. Trang trí nổi hình rồng có cánh trên dải quai, rồng yên ngựa. rồng hình tròn, vạch đứng song song, hoa 8 cánh nhọn, cánh sen bên trong có nửa bông hoa. Men phủ mầu vàng xám và xanh xám. Minh văn được khắc và đúc nổi trên các dải quai, vành miệng trong và ngoài của lư hương: ‘Lư chế tạo vào tháng 8, năm niên Thành 5(1582), Đàm Chân Phúc Lam cùng lớn nhỏ toàn xã Thượng Thụy, huyện Đan Phượng đều nhận phúc. Đặng Huyền Thông xã Hùng Thắng, huyện Thanh Lâm, phủ Lam Sách chế tạo. Tín thí quán Viên Dương. Khói hương thấu chín tầng trời; một niệm thông khắp ba giới. Đàm chân Phúc Lam cung tiến gủi các tổ tiên đến cõi cực lạc”.
-
Lư hương gốm lam xám
LSb.13537
Kích thước:
Cao: 23 cm
Đkm: 37 cm
Niên đại: khoảng niên hiệu Hưng Trị (1588 – 1591) đời vua Mạc Mậu Hợp.
Lư có cấu tạo 3 phần: miệng đấu phía trên có viền nổi, cổ hình trụ, bụng phình kiểu tang trống đồng Đông Sơn. Xung quanh miệng chạm nổi cặp rồng yên ngựa trong khung chữ nhật chầu vào chữ “Phật”. Cổ đắp nổi 2 rồng cuốn trong có nửa bông hoa, răng cưa, vạch đứng song song có đính bông hoa nổi. Men phủ mầu lam xám ngả vàng.
4 Lư hương gốm lam xám và nâu vàng
LSb.12817
Kích thước:
Cao: 33,5cm
ĐkM: 22,5cm
Niên đại: niên hiệu Đoan Thái (1585 – 1588).
Lư có cấu tạo gồm 3 phần rõ rệt, miệng tròn dấu, cổ hình trụ, bụng tròn dẹt. Xung quanh cổ có gắn 6 dải quai: 2 to và 4 nhỏ. Đối xúng từng đôi một. Miệng lư chạm nổi 2 cặp rồng yên ngựa trong khung chữ nhật chầu vào khung chữ “Tam bảo”. xung quanh co gắn 4 hình rồng cuộn tròn, 2 dải quai lớn chạm rồng yên ngựa đối nhau, rìa chạm 2 bông hoa nổi. Mỗi quai đính hai bông hoa nhỏ. Bụng lư chạm nổi hoa văn gồm các loại hoa cánh nhọn trong chạm nổi bông hoa; bông hoa nổi và rồng yên ngựa. Băng hoa văn này gồm 6 hình bằng nhau, đặt theo chiều kim đồng hồ. Men phủ trong 4 ô rồng tròn mầu nâu vàng, còn lại là mầu lam xám. Trong lòng và dưới đáy để mộc, mầu sét xám. Minh văn đúc nổi trên miệng lư 2 ô chữ tam bảo. Trên 4 dải quai nhỏ khắc 8 chữ Hán, nghĩa là ” Thiên hạ thái bình nhân dân yên vui”.
-
Lư hương gốm lam xám
LSb. 13536
Kích thước:
Cao: 38cm
Đkm: 24,2 cm
Niên đại: niên hiệu Hưng Trị 2 (1589). Đời vua Mạc Mậu Hợp chế tạo.
Lư có miệng loe, viền gờ nổi phía ngoài, cổ hình trụ, bụng phình kiểu tang trống đồng, 4 chân quỳ. Xung quanh cổ lư có 2 dải quai và 4 dỉa quai nhỏ. Thành ngoài miệng, hàng trên chạm 2 cặp rồng nổi, chầu chữ Phúc , hàng dưới chạm nổi cánh sen to cánh sen nhỏ xen nhau. Cổ lư chạm băng dây lá và rồng uốn trong hình nhĩ bôi. Diềm dưới cổ chạm băng văn răng cưa. Bụng lư chạm 5 băng văn gồm cánh sen bên trong có bông hoa, răng cưa, bông hoa 8 cánh nhọn trong ô chữ nhật. Chân quỳ chạm nổi mặt thú và vạch đứng song song, răng cưa và 2 vành trăng khuyết. Men phủ lam xám.
Minh văn khắc chìm và đúc nổi 10 dòng chữ Hán trên các dải quai và gờ miệng, sau mới phủ men lên trên. “Đặng huyền Thông, xã Hùng Thắng, huyện thanh Lâm chế tạo. Định Hương, Huệ Hương. Giảo thoát hương. Nguyễn Truyền, Nguyễn Nhân Phó, Hoàng Đức Đức Thọ, Nguyễn Đình Lân, Nguyễn Ư ở xã Thượng Ốc.
-
Hai phần dưới chân đèn gốm lam xám
LSb. 13783 a&b
Niên đại: tháng 2, niên hiệu Hưng Trị 2 (1589).
Cao: 60cm.
Phần trên chân đèn trang trí nổi bông hoa trong cánh sen, vạch đứng song song, hình rồng trong ‘nhĩ bôi”, băng cánh sen. Phần dưới cả hai chân đèn đều có vai và thân trên phình thân dưới eo, chân đế choãi. Vai có băng hoa văn nổi 8 cánh nhọn. Thân trên có băng cánh sen, cánh to xen cánh nhỏ, phía dưới có 4 rồng uốn trong mặt tròn. Thân dưới hàng trên chia nhiều cánh cánh sen đứng , bên trong có hình rồng cuốn, hàng dưới có dải lá dải hoa trong ô chữ nhật. Chân đế chia nhiều tầng cấp, chạm nổi văn răng cưa, vạch đứng song song, bông hoa trong cánh sen. Men lam xám phủ cả phần trên và dưới có mầu vàng xám, xanh xám.
Minh văn khắc ở thân trên thuộc phần dưới có 14 dòng chữ Hán. Chữ được khắc chìm trong ô giữa các hình rồng, có nghĩa: “Chùa Tô Lai, thôn Thanh Kiểu, xã Thượng Ốc, huyện Từ Liêm. Tín chủ và thập phuowng công đức cùng những người cung tiến lớn nhỏ đều hưởng phúc. Chế tạo vào tháng 2 niên hiệu Hưng Trị 2(1589). Tín chủ là thái Bảo Đà Quốc Công cùng thiện tín Nguyễn Quỳnh, Vũ Duy Phiên. Xã Biện Hàn gồm các ông Nguyễn Nhân Mỹ, Nguyễn Văn Ban, Nguyễn Trung, Vũ Bạt Tụy, Nguyễn Thịnh, Nguyễn Hạnh An. Người chế tạo là Đặng Huyền Thông, xã Hùng Thắng, huyện Thanh Lâm.
Hiện nay, những tác phẩm thuộc dòng gốm lam xám được trưng bày và lưu giữ tại nhiều bảo tàng trong và ngoài nước, như: BT Hải Dương, BT Hà Tây, BT Hải Phòng, BT Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, BT Mỹ thuật Việt Nam; và một số các bảo tàng ở Hàn Quốc, Mỹ, Bỉ, Đức, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ… Chúng thực sự là khối di sản vô cùng quý giá để chứng minh cho bạn bè năm châu về một dân tộc Việt Nam có truyền thống văn hóa lâu đời đã sản sinh ra những người con ưu tú. Vào ngày 10/2 âm lịch hàng năm, chính quyền và nhân dân thôn Hùng Thắng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ ông tổ nghề gốm tài hoa Đặng Huyền Thông tại đền thờ ông tại làng Hùng Thắng, xã Minh Tân huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Vào ngày 10/2/2004 Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch đã ra quyết định xếp hạng di tích đền thờ Đặng Huyền Thông là di tích lịch sử cấp Quốc gia.
Đinh Phương Châm (Phòng Quản lý hiện vật)
Chú thích ảnh:
- Ảnh 1 (Số đăng ký: LSb.17248): chân đèn, minh văn khắc cho biết sản phẩm do “Đặng Huyền Thông, xã Hùng Thắng, huyện Thanh Lâm chế tạo”.
- Ảnh 2 (Số đăng ký LSb. 17276): Lư hương hai tai rồng trang trí rồng có cánh.
- Ảnh 3(Số đăng ký: LSb.13537): lư hương, quanh miệng chạm hai rồng chữ Phật.
- Ảnh 4(số đăng ký: 12817): Lư hương, minh văn khắc“Thiên hạ thái bình nhân dân yên vui”.
- Ảnh 5 (Số đăng ký LSb.13536): lư hương, minh văn cho biết sản phẩm doĐặng Huyền Thông, xã Hùng Thắng chế tạo”.
- Ảnh 6 (Số đăng ký LSb. 13783): phần dưới chân đèn, minh văn cho biết sản phẩm do “Đặng Huyền Thông , xã Hùng Thắng, huyện Thanh Lâm chế tạo”.
- Bản vẽ: những hình rồng đặc trưng trang trí trên gốm lam xám thời Mạc.
Nguồn: http://baotanglichsu.vn/portal/vi/Tin-tuc/Chuyen-khao/2015/04/3A9245FD/
Từ khóa » Hoa Văn Thời Trần
-
Kết Quả Hình ảnh Cho Hoa Văn Họa Tiết Thời Trần - Pinterest
-
Lưu Trữ Hoa Văn Thời Lý - Trần
-
Vẽ Áo Dài Bằng Hoạ Tiết Thời Trần - Việt Nam Overnight
-
Hoa Văn Trên Gốm Thời Trần Trong BTTT - MyThuatMS
-
Mô Phỏng Hoa Văn Chạm Khắc Thời Trần - YouTube
-
Họa Tiết Hoa Văn Trên Gốm Thời Trần Trong Dạy Học Môn Trang Trí Cơ ...
-
Hoa Văn Thủy Ba Lý, Trần Và Những Biến đổi Trên điêu Khắc Tượng ...
-
Vẽ Tranh áo Dài Họa Tiết Hoa Văn Thời Trần
-
Sử Dụng Họa Tiết Hoa Văn Thời Trần Trong Trang Trí Trang Phục áo Dài
-
Đời Sống Văn Hoá Thời Trần - Lịch Sử - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để
-
Top 18 Thiết Kế áo Dài Họa Tiết Thời Trần Mới Nhất 2021
-
Top 10+ Vẽ Áo Dài Đơn Giản Thời Trần Mới Nhất 2021