Trang Trí Nội Ngoại Thất Với Cây Dương Xỉ - CafeLand
Có thể bạn quan tâm
Cây xương xỉ là gì?
Cây dương xỉ (tên khoa học: Nephrolepis cordifolia) với tán lá thẳng đứng hoặc rủ, thường cao khoảng 50cm, có thân rễ hoặc thân bò lan. Tán lá của cây thường dài khoảng 15cm và sắp xếp các lá chét ở nhiều cành khác nhau.
Lá cây dương xỉ có dạng lá chét, lá kép với mép răng cưa hoặc nhăn tai bèo, đỉnh lá thường hơi tròn, không có lông. Tùy vào mức độ tiếp xúc ánh sáng mà cây có màu lá khác nhau, tiếp xúc càng nhiều thì màu càng sáng. Dương xỉ không sinh sản bằng hoa và hạt mà bằng bào tử. Mặt dưới của lá thường có các túi bào tử, khi chín, các bào tử phát tán ra ngoài nhờ nước và gió, sau đó sinh trưởng thành cây mới.
Ý nghĩa phong thủy cây dương xỉ
Cây dương xỉ mang lại nguồn năng lượng tốt, may mắn cho không gian nhà ở. Đây là loại cây giúp tập trunng nguồn năng lượng tốt, thanh mát cho không gian trong ngôi nhà như chính sức sống của cây. Đặc biệt, củ dương xỉ khi nảy mầm tượng trưng cho sự phát triển của tri thức.
Về mặt phong thủy, cây dương xỉ với sức sống mãnh liệt và xanh tốt quanh năm, sẽ mang đến cho gia chủ sức khỏe dồi dào, sung mãn và tập trung nguồn năng lượng may mắn, hưng thịnh cho cả căn nhà.
Công dụng cây dương xỉ
Cây dương xỉ có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ các chất khí độc hại rất hiệu quả. Một kết quả nghiên cứu đã chứng minh một cây dương xỉ có khả năng loại bỏ formaldehyde 1.863mg/ giờ.
Với căn phòng mới xây, có mùi đồ gỗ, thảm hoặc sơn mới, gia chủ có thể trồng khoảng hai chậu dương xỉ để mang lại bầu không khí trong lành.
Cây còn được trồng để trang trí nội thất như trồng viền lối đi trong nhà, đặt trên cửa sổ, trong nhà tắm hay các góc của căn nhà để giúp không gian luôn trong lành, xanh mát và dễ chịu.
Cây được trồng làm điểm nhấn cho các góc căn phòng
Cây được trồng để giúp thanh lọc không khí cho không gian phòng tắm
Nhiều gia đình cũng ưa chuộng trồng cây dương xỉ để trang trí các tiểu cảnh ở bồn cây, khe nước, sông suối của hòn non bộ sẽ mang lại vẻ đẹp tự nhiên và mộc mạc.
Cây được trồng làm tiểu cảnh sân vườn
Ngoài ra, cây dương xỉ cũng được trồng trong chậu, trồng làm tường xanh, giỏ treo,…
Theo Đông y, rễ và lá cây dương xỉ được sử dụng làm thuốc. Trong dân gian, đây là loại thuốc quý có tác dụng chữa bệnh, dùng để làm thuốc chữa lang ben, chữa di tinh, đau lưng, mỏi gối, tiêu chảy, đau mỏi các khớp,…
Theo đó, lá dương xỉ được sử dụng như một loại rau trong các bữa ăn hằng ngày, bằng cách lựa những đọt rau non luộc lên ăn kèm với cơm, sẽ giúp bớt ngay chứng tiêu chảy. Hay khi bị chảy máu hoặc bong gân, nhai hoặc giã nát lá dương xỉ đắp lên vết thương sẽ nhanh bớt hơn.
Cách trồng và chăm sóc cây Dương xỉ
Là loại cây có sức sống mạnh mẽ nên việc trồng và chăm sóc cây dương xỉ không quá phức tạp. Ngoài trồng trên đất, dương xỉ có thể sống tốt trong nước, do đó bạn có thể trồng kiểu thủy sinh trong chậu, hoặc làm cảnh trong các bể thủy sinh.
- Khi trồng cây dương xỉ trên trong chậu: Để thêm dinh dưỡng cho cây bạn có thể trộn thêm ít phân hữu cơ, xơ dừa và xới đất cho tơi xốp. Sau đó, tách gốc Dương xỉ từ cây lớn, đặt cây giống trồng vào đất và tưới nước duy trì độ ẩm.
- Khi trồng theo phương pháp thủy sinh, bạn lưu ý nên buộc cây vào hòn đá, tưới nước cho tới khi cây ra rễ nhiều thì đặt vào bình thủy sinh là cây có thể tiếp tục phát triển.
Bạn lưu ý thay nước thường xuyên, dọn dẹp tạp chất để cải thiện chất lượng nước. Dương xỉ thủy sinh phát triển tốt trong nhiệt độ 22-24 độ C với lượng CO2 cao và dòng chảy tốt. Khi cột Dương xỉ lên giá thể hay đá, bạn cẩn phải chừa chỗ cho rễ bám và có không gian sinh trưởng.
Về chăm sóc, cây dương xỉ là loại ưa ẩm, nên cần tưới 2 lần mỗi ngày, tránh tưới quá nhiều cây dễ bị ngập úng. Dương xỉ ưa mát, tránh để cây tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, nên đặt cây trong bóng râm, thỉnh thoảng mang cây ra phơi nắng 1 lần khoảng 1 tiếng là được.
Về phân bón, bạn cũng không cần bón phân quá thường xuyên, tầm 3 – 4 tháng bón một lần là vừa đủ. Khi bón nhớ rải đều phân ra xung quanh, tránh bón dồn cục vào gốc nhé. Khoảng 1 năm bạn thay đất một lần để làm mới môi trường sống cho cây. Lưu ý thường xuyền cắt tỉa lá hư, lá già để cây phát triển được tốt nhất.
Từ khóa » Cây Dương Xỉ để Làm Gì
-
Tác Dụng ít Biết Của Cây Dương Xỉ - Báo Lao động
-
10 Lợi ích Sức Khỏe Của Lá Dương Xỉ
-
Cây Dương Xỉ Lợi ít, Hại Nhiều - VnExpress Sức Khỏe
-
Tác Dụng Của Cây Dương Xỉ? Cách Trồng Và Chăm Sóc Các Loại ...
-
Dương Xỉ - " Thần Dược " Giúp Bảo Vệ Làn Da - YouMed
-
Cây Dương Xỉ Có Tác Dụng Gì? Làm Thuốc Hay Làm Thực Phẩm
-
Cây Dương Xỉ Có Tác Dụng Gì? - VTC News
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Dương Xỉ | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Cách Trồng Cây Dương Xỉ Và Những Lợi ích Của Cây Dương Xỉ
-
Dương Xỉ - Cây Thuốc Quý - Báo Đại Đoàn Kết
-
Đặc điểm, ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Dương Xỉ Cổ đại
-
Cây Dương Xỉ Có đặc điểm Gì, ý Nghĩa, Tác Dụng Và Cách Trồng - Eva
-
Cây Dương Xỉ – Tác Dụng Thần Kỳ Trong Chống Nắng Và Trị Bệnh
-
Mang Năng Lượng Tốt Vào Nhà Nhờ Trồng Cây Dương Xỉ Hợp Phong ...