Tranh Cãi Thiên Niên Kỷ Về Sắc đẹp Của Nữ Hoàng Ai Cập Cleopatra

Chú thích ảnh
Nữ diễn viên Elizabeth Taylor thể hiện một trong những bức chân dung Nữ hoàng Cleopatra nổi tiếng nhất trong lịch sử hiện đại. Ảnh: Getty Images

Lịch sử đã để lại rất ít manh mối. Nhưng điều đó không ngăn được các nhà sử học và các nhà sản xuất phim ở Hollywood chạy đua với những suy đoán về khuôn mặt thật của Cleopatra. Liệu bà có quyến rũ như Elizabeth Taylor trong bộ phim "Cleopatra" năm 1963, hay chỉ là một phụ nữ giản dị với “sự duyên dáng không thể cưỡng lại” như nhà sử học Hy Lạp Plutarch đã từng tuyên bố?

Ngoài ngoại hình đẹp của Cleopatra, một chủ đề khác cũng truyền cảm hứng cho các cuộc tranh luận, đặc biệt trong những năm gần đây, là chủng tộc của bà. Mặc dù nữ hoàng cổ đại thường được miêu tả là người da trắng, một số người suy đoán rằng bà là người da đen, hoặc có thể một chủng tộc hoàn toàn khác.

Trong 2.000 năm kể từ khi Cleopatra qua đời, các nhà sử học đã thu thập một số bằng chứng có thể giúp chúng ta đến gần hơn với sự thật.

Chú thích ảnh
Tranh vẽ Cleopatra của Frederick Arthur Bridgman vào năm 1896. Ảnh: Getty Images

Cleopatra sinh ra ở Ai Cập vào khoảng năm 70 trước Công nguyên. Nhưng trái với suy nghĩ của nhiều người, nữ hoàng có lẽ không phải là người Ai Cập. Trên thực tế, bà thuộc dòng dõi những nhà cai trị hậu duệ của Ptolemy I. Là một vị tướng và nhà sử học, Ptolemy đến Ai Cập cùng với Alexander Đại đế. Tại đây, Ptolemy tự lên ngôi vua sau cái chết của Alexander Đại đế vào năm 323 trước Công nguyên. Do Ptolemy đã chiến thắng nhiều người Ai Cập bản địa vào thời điểm đó, về cơ bản họ chấp nhận các hậu duệ của ông như là dòng dõi mở rộng của các Pharaoh.

Nhưng Ptolemy đến từ Hy Lạp, và gia đình ông dường như tránh kết hôn với người Ai Cập bản địa. Thay vào đó, họ thường kết hôn với nhau. Đây là một thực tế quan trọng, bởi thay vì câu hỏi “Cleopatra trông như thế nào”, người ta sẽ tò mò hơn: "Cleopatra có phải là người da đen không?"

Rất khó để trả lời một cách chắc chắn. Bởi dù nguồn gốc Hy Lạp của Cleopatra về phía cha bà được ghi chép rõ ràng, nhưng nguồn gốc người mẹ không rõ danh tính của bà thì vẫn chưa thể xác định.

Chú thích ảnh
Một bức tượng bán thân được cho là tạc Nữ hoàng Cleopatra, ra đời khoảng năm 40 đến 30 trước Công nguyên. Ảnh: Wikimedia Commons

Cuộc tranh cãi chủng tộc

Cuộc tranh cãi về chủng tộc của Cleopatra diễn ra trong nhiều thập kỷ nay, nhiều người đặt câu hỏi về sắc tộc chưa rõ ràng của vị nữ hoàng quyền lực, đặc biệt là khi phần lớn cuộc đời bà sống ở Bắc Phi.

Nhưng chủ đề này đã xôn xao trở lại trong các cuộc tranh luận về sự xuất hiện của hình ảnh Cleopatra trong những năm gần đây. Lý do là một số khán giả điện ảnh đã chỉ trích vai diễn nổi tiếng năm 1963 của Elizabeth Taylor cũng như vai diễn gần đây của nữ diễn viên Israel, Gal Gadot trong một bộ phim mới về Cleopatra.

Nếu Cleopatra thực sự là người da đen, một nhà sử học văn hóa đã tuyên bố rằng điều đó sẽ “đặt dấu hỏi với toàn bộ cấu trúc của nền văn minh phương Tây”, vì nó có nghĩa là thế giới chính trị về cơ bản đã xoay quanh một phụ nữ da đen trong một thời kỳ quan trọng của lịch sử toàn cầu.

Chú thích ảnh
Cleopatra ra mắt Julius Caesar trong một tác phẩm nổi tiếng của Jean-Léon Gérôme năm 1866. Ảnh: Wikimedia Commons

Dù có phải là người da đen hay không, nhiều người cho rằng Cleopatra đẹp lộng lẫy. Trong cuộc đời mình, bà đã đắm say trong cuộc tình với hai người La Mã quyền lực nhất thời đại: Julius Caesar và Mark Antony.

Tương truyền vào năm 48 TCN, Cleopatra đã quyết định tới gặp Julius Ceasar nên cho người bọc mình trong một chiếc thảm và bí mật đưa tới chỗ của vị tướng La Mã. Cleopatra đã quyến rũ thành công Julius Ceasar, họ nhanh chóng trở thành đồng minh và người tình của nhau. Không lâu sau, Cleopatra đánh bại em trai cũng là chồng của bà, Ptolemy XIII và sinh hạ Caesarion, con trai của Caesar.

Sau vụ ám sát Caesar vào năm 44 trước Công nguyên, Cleopatra bắt đầu để mắt đến tướng quân Mark Antony. Theo mô tả của nhà viết tiểu sử về Cleopatra, Stacy Schiff, Nữ hoàng sông Nile đã đến thành phố Tarsus (thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), dùng nhan sắc “hạ gục” Antony. Schiff viết: “Bà nằm nghiêng bên dưới tán cây dát vàng, hóa trang thành thần Vệ nữ, trong khi những chàng trai trẻ đẹp, giống như thần Cupid, đứng bên cạnh, quạt mát cho bà". “Ngay khi nhìn thấy Cleopatra, Antony đã gục đầu trước bà như một chàng trai trẻ”, nhà sử học Hy Lạp Appian ghi nhận.

Chú thích ảnh
Trong bức tranh vào thế kỷ 19, Cleopatra ngồi trên thuyền, gây ấn tượng khi gặp Mark Antony ở Tarsus. Ảnh: Wikimedia Commons

Điều này dẫn đến một câu hỏi thú vị: Các sử gia Hy Lạp và La Mã cổ đại thường mô tả Cleopatra như thế nào?

Sắc đẹp của Cleopatra

Hầu hết, các nhà sử học La Mã mô tả Cleopatra rất đẹp, nhưng đây chắc chắn không phải là mô tả xuất sắc nhất về Nữ hoàng Ai Cập.

Nói về sự kiện Cleopatra gặp Caesar, sử gia La Mã Cassius Dio miêu tả Nữ hoàng là người "tuyệt vời khi người khác nhìn và lắng nghe bà, với sức mạnh khuất phục tất cả mọi người, ngay cả một người đàn ông si tình đã qua thời kỳ đỉnh cao của mình”. Dio cũng mô tả Caesar đã "hoàn toàn bị quyến rũ" khi ông gặp Nữ hoàng lần đầu tiên.

Triết gia Hy Lạp cổ đại Plutarch thì đưa ra cái nhìn sâu hơn về vẻ ngoài của Cleopatra. Khi mô tả cuộc gặp gỡ của Cleopatra với Mark Antony, ông lưu ý rằng “bà đến thăm Antony vào đúng thời điểm người phụ nữ có vẻ đẹp rực rỡ nhất và đang ở đỉnh cao trí tuệ”.

“Vẻ đẹp của bà, như chúng ta được kể, không hoàn toàn là không thể so sánh được, cũng không phải sẽ tấn công người đối diện, nhưng trò chuyện với bà có một sức hấp dẫn không thể cưỡng lại... Giọng bà cũng ngọt ngào, và lưỡi của bà, giống như một nhạc cụ nhiều dây, có thể dễ dàng chuyển qua bất kỳ ngôn ngữ nào mà bà thích”, Plutarch viết.

Chú thích ảnh
Một bức tranh vào thế kỷ 1 được cho là mô tả Cleopatra sau khi bà qua đời. Ảnh: Wikimedia Commons

Nhưng mô tả của họ vẫn nên được xem xét trong bối cảnh lịch sử. Người La Mã không thích và không tin tưởng Cleopatra với tư cách một người nước ngoài và một phụ nữ quyền lực. Nhà thơ thế kỷ thứ nhất Horace mô tả bà là “một nữ hoàng điên rồ… âm mưu… phá hủy Rome và lật đổ Đế chế [La Mã]”.

Nhiều nhà lãnh đạo nam giới thời La Mã miêu tả Cleopatra như một "con điếm" xấu xa, người có thể thao túng những người đàn ông quyền lực nếu họ không thận trọng. Sự miêu tả sai lệch này đã phần nào làm lu mờ nhiều phẩm chất ấn tượng của Cleopatra như kỹ năng chính trị gia hay khả năng thông thạo nhiều thứ tiếng – những điều vẫn bị đánh giá thấp cho đến tận ngày nay.

Từ khóa » Các Pharaoh Của Ai Cập Có Nguồn Gốc Từ đâu