Tránh Khô Ngứa Da Mùa Lạnh - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Trời lạnh, chúng ta lại thích ngồi sưởi bên bếp lửa hồng khiến cho da đã bị khô lại càng khô hơn, đang bị ngứa nay càng ngứa thêm. Da ngứa thường làm người ta muốn gãi, nhưng càng gãi thì da càng bị trầy xước, sần sùi và dĩ nhiên là càng ngứa. Làm sao để tránh da khô, nứt nẻ và ngứa về mùa đông?
Do đâu khi thời tiết khô lạnh, da lại bị ngứa?
Bình thường da tiết ra những chất hữu cơ như axít organic cùng với mồ hôi. Các axít hữu cơ có tác dụng giữ cho da nhờn, mềm mại, đàn hồi bền bỉ, chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, bụi bẩn... Khi thời tiết khô lạnh, da chúng ta ít tiết mồ hôi và các axít hữu cơ, thêm vào đó khi chúng ta sưởi ấm, hoặc mắc một số bệnh như dị ứng, suy tuyến giáp, viêm da, làm cho độ ẩm của da đã ít lại bốc hơi nhanh nên da bị khô và nứt nẻ sinh ngứa.
Trường hợp đợt giá rét ít ngày, da vẫn tiết ra đủ các axít hữu cơ giữ cho da ẩm, mềm, nhờn và đàn hồi tốt, thì chúng ta cảm thấy bình thường. Ngược lại với các đợt lạnh và khô hanh kéo dài, khả năng tiết mồ hôi và các chất hữu cơ của da giảm hẳn, da sẽ bị khô nẻ, ngứa. Khi đến giới hạn an toàn của cơ thể, da không căng giãn thêm, không tiết mồ hôi và các axít hữu cơ để bảo vệ da thì lớp biểu bì da ngày càng mỏng, mất đàn hồi và nứt nẻ gây ngứa. Ngứa thì ta phải gãi, càng gãi càng rách da thêm và ngứa càng tăng.
Làm gì để tránh khô ngứa da mùa lạnh?
Tuy mùa đông, da ít tiết mồ hôi, chúng ta lại mặc quần áo kín, cơ thể tương đối sạch nhưng tốt nhất vẫn nên tắm ngày một lần để làm cho da sạch và ẩm. Nếu không tắm thì cũng cần lau rửa những vùng kín không thoáng khí hằng ngày.
Chỉ nên tắm bằng nước đủ ấm, xát xà phòng ở các vùng kín như nách, bẹn, hậu môn. Đừng tắm nước nóng quá và không nên kéo dài quá 15 phút, vì nước quá nóng, tắm quá lâu sẽ làm mất hết các chất nhờn bảo vệ da, làm da mau khô và nứt nẻ.
Tắm xong lau nhẹ như thấm những giọt nước trên mình bằng khăn mềm, có điều kiện thì bôi kem ẩm lên da. Không nên chà xát mạnh đến đỏ người sẽ mất chất nhờn trên da và gây tổn thương cho da.
Đối với da mặt, không nên dùng xà phòng hoặc mỹ phẩm lau mặt quá mạnh để tránh mất độ ẩm và chất nhờn. Nên thoa kem dưỡng da buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ, nhất là vùng da xung quanh mắt và trán nơi có nhiều vết nhăn. Dùng xà phòng diệt khuẩn và độ xút nhẹ để tránh kích thích da.
Bôi kem mềm ẩm da 2- 3 lần trong ngày. Vì da mỗi người có độ axít/kiềm khác nhau, nên bạn cần nhờ chuyên viên kỹ thuật thẩm mỹ thử và hướng dẫn loại kem ẩm thích hợp với da của bạn. Một số loại tinh dầu thực vật rất tốt để giữ ẩm cho da, chẳng hạn dầu avocado đặc rất tốt cho da khô thiếu nước, dầu cà rốt lại tốt cho da bị ngứa rát, dầu castor tốt cho da bị khô nứt...
Tránh ánh nắng gay gắt chiếu lâu trên da. Nếu bạn dùng máy sưởi hoặc máy điều hòa không khí sưởi ấm thì không khí trong phòng sẽ rất khô, làm da bị khô và ngứa. Khi đó bạn cần dùng một máy giữ độ ẩm trong phòng và nhiệt độ trong phòng chỉ nên ở mức 22 - 30oC đừng để quá nóng.
Bạn cũng nên mặc quần áo nhẹ nhiều lớp để tránh quá nóng làm đổ mồ hôi cho cơ thể.
Khi ra ngoài trời lạnh, cần đeo găng tay, đội mũ để tránh lạnh và bảo vệ da khỏi bốc hơi nước.
Bạn cần ngủ đủ để giúp các tế bào da có thì giờ tái tạo, tu bổ hư tổn. Người lớn cần ngủ từ 7-8 giờ mỗi ngày và nên có giấc ngủ trưa ngắn từ 15-30 phút.
Việc luyện tập thể dục hằng ngày cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn nói chung và làn da nói riêng. Luyện tập và lao động vừa sức giúp khí huyết lưu thông, da được nuôi dưỡng tốt hơn. Bạn cũng đừng hút thuốc lá vì nicotin làm mạch máu co hẹp, giảm lưu thông máu tới nuôi dưỡng da.
Nếu bạn là người có cơ địa dị ứng thì cần giảm thiểu thời gian sống trong môi trường có độ ẩm ít vì da dễ bị khô, dễ bị kích thích, làm tái phát bệnh dị ứng da theo mùa. Bạn phải luôn giữ ấm cơ thể, nhưng tránh mặc quần áo bằng chất liệu len, bố... vì dễ gây kích ứng da.
Bạn cũng không nên mặc quần áo quá chật để tránh cho da khỏi bị cọ xát, dễ gây kích thích tại chỗ. Các mỹ phẩm có tính giữ ẩm da như cetaphil, lacticane phù hợp với bạn và có tác dụng giúp cho da không bị khô, bong tróc vảy.
Bạn cần tránh những thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, các chất được lên men như dưa, cà muối chua...
Một điều lưu ý nữa là bạn phải tránh tiếp xúc với các loại hóa chất dễ gây kích ứng da, nhất là các chất đã gây cho da bạn bị kích ứng trước đây.
Đối với người có làn da nhạy cảm thì việc chăm sóc bảo vệ da cần kỹ lưỡng hơn nữa. Bạn phải che mặt tránh nắng và gió, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhất là buổi trưa.
Bạn nên bôi kem chống nắng khi ra ngoài trời. Loại kem nên dùng là kem không màu với chỉ số chống nắng là 15, có kèm theo chất làm ẩm da phù hợp với tính chất mức độ nhờn của da bạn.
Không dùng sữa rửa mặt có nồng độ chất tẩy rửa quá mạnh, mà chỉ nên dùng các loại sữa rửa mặt hoặc kem dưỡng da có chất tạo ẩm. Không sử dụng xà phòng có độ xút cao gây bào mòn da, vì sẽ làm cho da trở nên dễ bị kích thích hơn vào mùa lạnh.
Nếu dùng mỹ phẩm trang điểm thì bạn nên chọn loại có gam màu lạnh, để giảm thiểu sự hấp thu ánh nắng lên da.
Từ khóa » Khô Da Mặt Ngứa
-
Da Mặt Bị Khô Sần Và Ngứa: Thông Tin Quan Trọng Cần Biết
-
Nguyên Nhân Da Mặt Khô Ngứa Mẩn đỏ Bong Tróc Và Cách Chữa Trị
-
Da Mặt Bị Ngứa Và Khô Do Đâu? Mẹo Xử Lý Nhanh Chóng
-
Da Mặt Bị Ngứa Và Khô Cảnh Báo Bệnh Gì? Cách Điều Trị An Toàn
-
Cải Thiện Tình Trạng Da Khô Ngứa Vào Mùa đông Như Thế Nào?
-
8 Bước Khắc Phục Da Mặt Khô Ngứa Rát Hiệu Quả Nhanh An Toàn
-
Bật Mí Cách Chữa Da Mặt Bị Khô Sần Và Ngứa Hiệu Quả Nhất
-
Chứng Da Khô | Vinmec
-
Mẹo Chăm Sóc Da Khô Ngứa Tróc Vảy Hiệu Quả Tại Nhà
-
Làm Thế Nào để Chăm Sóc Làn Da Khô
-
Da Bị Khô Sần Và Ngứa: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Dứt Điểm, An ...
-
Da Mặt Khô Ngứa Nổi Sẩn Đỏ Là Bị Gì? Cách Điều Trị Hiệu Quả, An ...
-
Da Mặt Bị Ngứa Do đâu? Cách Chữa Ngứa Da Mặt Hiệu Quả
-
Da Khô: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách điều Trị • Hello Bacsi