Tránh Mang Thai Ngoài ý Muốn Khi Lỡ Quan Hệ Không An Toàn

Trang chủ / Sức khỏe tình dục / Ngừa thai Tránh mang thai ngoài ý muốn khi lỡ quan hệ không an toàn Bác sĩ NGUYỄN QUANG HIẾU Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Quang Hiếu Chuyên khoa: Ngoại tổng quát Cập nhật: 11 Th3, 2022

Tránh mang thai ngoài ý muốn – Khái niệm này được đưa ra sau khi bạn “lỡ” có một cuộc quan hệ không an toàn. Không chỉ đơn thuần là các cuộc tình ái giữa hai người tự nguyện đến với nhau mà cả những trường hợp bất khả kháng khác như trong các vụ án cưỡng hiếp. Vậy ngoài những vấn đề về sức khỏe và mối lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục thì việc tránh thai khi bạn chưa mong muốn cũng là vấn đề được đặt ra từ lâu. Vậy chúng ta cần tìm hiểu những gì về các cách “chữa cháy” này? Xin mời mọi người theo dõi bài viết.

Để hiểu rõ hơn những vấn đề về “cậu bé” mà nam giới thường quan tâm, mời bạn xem qua video dưới đây để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Tránh thai khẩn cấp là gì?

Tránh thai khẩn cấp là một biện pháp làm giảm khả năng thụ thai sau quan hệ không bảo vệ.

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Ngừa thai, tải ngay ứng dụng YouMed.

Tránh thai khẩn cấp thường được sử dụng trong một số trường hợp như:

  • Quên uống thuốc tránh thai hàng ngày.
  • Bao cao su rách hoặc trượt.
  • Không sử dụng biện pháp tránh thai trong quan hệ.
  • Quan hệ ngoài ý muốn, kể cả các trường hợp bị cưỡng hiếp.
Thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai khẩn cấp được đề cập nhiều, vậy nó có hiệu quả hay không?

Ý nghĩa

Tránh thai khẩn cấp cũng có những mặt lợi ích. Trong số đó là vấn đề tâm lý khi mang thai. Nếu bạn chưa ổn định tâm lý để chuẩn bị mang thai thì thai kì sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Ngoài ra tránh thai khẩn cấp còn ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn, tránh các nguy cơ và biến chứng nguy hiểm khi phá thai.

Các biện pháp này hầu như không có tác dụng đối với các trường hợp đã thụ thai. Vì vậy nội dung bài viết sẽ bao gồm các giai đoạn từ lúc quan hệ đến trước khi thụ thai.

Xem thêm: Vì sao bạn lại mang thai ngoài ý muốn?

Các biện pháp tránh thai khẩn cấp theo quan điểm dân gian

Từ trước khi có các biện pháp tránh thai hiện đại, những người xưa đã có những cách tránh thai được lưu truyền. Đối với phụ nữ xưa, mỗi lần mang thai và đặc biệt khi sinh con có nhiều biến chứng. Nhất là lúc sinh nở, tỉ lệ nhiễm trùng sau sinh rất cao. Do đó cửa sinh cũng là cửa tử, việc sinh nở là một bước “nhảy” của cuộc “vượt cạn”. Do đó, đôi khi tránh mang thai lại là điều mong muốn của nhiều phụ nữ.

Các biện pháp được lưu truyền như

  • Ăn một số loại trái cây hay dùng một số thuốc sẽ giảm khả năng thụ thai.
  • Bấm huyệt và châm cứu cũng được ứng dụng.
  • Nhảy lò cò sau khi quan hệ để tinh dịch theo trọng lực chảy ra ngoài. Thụt rửa âm đạo sau khi quan hệ. Ngâm rửa tầng sinh môn sau khi quan hệ…
  • Dùng một số loại thuốc thoa vào âm đạo như nước trái bồ hòn,… nhằm diệt tinh trùng.

Xem thêm: Trước khi biết đến thuốc tránh thai, người ta đã từng sử dụng các biện pháp kì lạ này.

Các thực phẩm hầu như không giúp ích gì nhiều cho các bạn tránh thai cả
Các thực phẩm hầu như không giúp ích gì nhiều cho các bạn tránh thai cả

Kết quả

Hầu như không có hiệu quả. Các phương pháp trên đều có nhiều rủi ro mang thai ngoài ý muốn.

Các phương pháp tránh thai hiện đại

Hiện có hai phương pháp phổ biến, đó là:

  • Đặt vòng tránh thai.
  • Uống thuốc tránh thai khẩn cấp.

Xem thêm: Bạn có đang hiểu sai về thuốc tránh thai khẩn cấp?

Đặt vòng tránh thai ulipristal/ màng tránh thai chứa ulipristal

So sánh trong số các loại thuốc tránh thai, cách đặt vòng ulipristal được đánh giá là hiệu quả nhất nếu sử dụng theo đúng hướng dẫn.

Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai

  • Cơ chế hoạt động chủ yếu của vòng tránh thai là ngăn không cho tinh trùng gặp trứng. Đây cũng là phương pháp tránh thai hiệu quả nhất. Vòng tránh thai này có chữa một dẫn xuất của 19-norprogesterone và có cả hoạt tính chủ vận đối kháng và một phần ở thụ thể progesterone. Nó cũng liên kết với thụ thể glucocorticoid, tuy nhiên so với mifepristone (một chất đối kháng thụ thể progesterone), ulipristal dễ dung nạp hơn và có hoạt tính glucocorticoid thấp hơn và ái lực gắn kết tốt hơn.
  • Ulipristal hiện được khuyến cáo là liệu pháp đầu tiên trong ngừa thai khẩn cấp. Vì hiệu quả được cải thiện và hồ sơ tác dụng phụ tương tự so với việc sử dụng levonorgestrel hoặc chế độ Yuzpe truyền thống. Cơ chế hoạt động chính xác của ulipristal hiện vẫn đang được tranh luận, mặc dù có bằng chứng cho thấy nó hoạt động bằng cách ức chế sự rụng trứng. Một đánh giá có hệ thống gần đây đã tuyên bố rằng phần lớn các bằng chứng có sẵn cho thấy tác dụng ức chế rụng trứng thay vì tác dụng sau thụ tinh trên nội mạc tử cung. Vấn đề này đã được tranh luận nhiều do những lo ngại về đạo đức liên quan đến phá thai. Hiện các thuốc có chứa ulipristal acetat 5mg đang được tạm ngưng vì các liên quan đến phá thai, chủ yếu trong các trường hợp phá thai không có chỉ định bác sĩ hay lén phá thai.

Ưu điểm

  • Có thể dễ dàng có thai lại sau khi tháo vòng tránh thai.
  • Có thể tháo vòng bất cứ khi nào.

Nhược điểm

  • Vòng tránh thai cũng chứa các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
  • Đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, chảy máu tăng trong vài tháng đầu đặt vòng là một vài tác dụng phụ. Có thể mua thuốc giảm đau không cần đơn của bác sĩ để giảm triệu chứng đau bụng.
  • Tình trạng chảy máu nhiều cũng có thể được điều trị bằng thuố và phải được tham khám kĩ lưỡng.
  • Thông thường, cả hai tác dụng phụ kể trên (nếu có) sẽ giảm trong vòng 1 năm kể từ khi đặt vòng. Nhưng nếu vấn đề bạn không muốn nữa, có thể lấy vòng ra bất kì lúc nào.
đặt vòng tránh thai
Biện pháp tránh thai bằng đặt vòng

Các thuốc tránh thai khẩn cấp

Thuốc tránh thai khẩn cấp gồm 3 loại:

  • Ulipristal.
  • Thuốc khẩn cấp chỉ chứa Progestin đơn thuần.
  • Thuốc ngừa thai phối hợp.

Có những loại thuốc tránh thai khẩn cấp bắt buộc bán theo đơn và có một số loại có thể mua không cần đơn của bác sĩ.

Cơ chế hoạt động của thuốc tránh thai

Ulipristal

  • Thuốc hoạt động bằng cách tác động lên hormone progesterone trong cơ thể, trì hoãn hoặc ngăn không cho trứng rụng. Thuốc chứa Ulipristal có thể sử dụng trong vòng 5 ngày sau khi giao hợp không bảo vệ mà không làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Ulipristal là thuốc phải kê đơn. Nếu thực hiện đúng theo chỉ dẫn, ulipristal có hiệu quả ngừa thai cao hơn so với thuốc chỉ chứa progestin và thuốc ngừa thai phối hợp.
  • Hiện thuốc này đang được xem xét cấm ở một số nước hoặc dán nhãn cảnh báo khi sử dụng. Một số nước cần phải có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng.
Công thức của Ulipristal acetat
Công thức của Ulipristal acetat

Thuốc ngừa thai khẩn cấp chỉ chứa Progestin

  • Nên uống thuốc càng sớm càng tốt sau quan hệ không bảo vệ.
  • Progestin ngừa thai bằng cách ngăn chặn hoặc trì hoãn sự rụng trứng, phát huy tác dụng hiệu quả nhất trong vòng 48h sau giao hợp không bảo vệ. Một vài báo cáo cho thấy hiệu quả lên tới 72h sau khi quan hệ không an toàn.
  • Thuốc không cần kê đơn. Tại Việt Nam, bạn có thể mua được ở quầy thuốc.

Thuốc tránh thai phối hợp

  • Là thuốc chứa cả estrogen và progestin, ngừa thai bằng cách trì hoãn sự rụng trứng.
  • Thuốc cần được sử dụng càng sớm càng tốt.
  • Thuốc thường được chia làm hai liều, hoặc đôi khi 3-4 liều. Số lượng viên uống khác nhau đối với các hãng khác nhau.

Ưu điểm

  • Nếu bạn sử dụng đúng hướng dẫn, hiệu quả tránh thai có thể lên tới 98%.
  • Một số loại thuốc dễ dàng mua tại Việt Nam mà không cần toa bác sĩ.

Nhược điểm

Thuốc tránh thai cũng có một số tác dụng phụ nguy hiểm, tuy nhiên chưa gây ra các biến chứng nghiêm trọng nào.

Có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Kinh nguyệt sớm hoặc muộn, ra máu bất thường.
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Buồn nôn và nôn (đặc biệt gặp ở những người uống thuốc ngừa thai phối hợp).
  • Đau ngực, khó thở.
  • Đau bụng.
  • Mệt mỏi.
Đau bụng, buồn nôn, chóng mặt, xuất huyết ấm đạo là các tác dụng phụ thường gặp nhất

Thường thì trong vòng một vài tuần hoặc một tháng sau khi uống thuốc, các triệu chứng sẽ tự hết.

Những thắc mắc liên quan tránh mang thai ngoài ý muốn

Các yếu tố ảnh hưởng của các phương pháp tránh thai

  • Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể giảm hiệu quả ngừa thai đối với phụ nữ có thể trạng thừa cân hoặc béo phì.
  • Cần sử dụng đúng hướng dẫn và khoảng thời gian mà thuốc được khuyến cáo sử dụng. Nếu dùng cách thời gian quan hệ quá lâu, khi trứng đã được thụ tinh thì không còn hiệu quả.
  • Tình trạng sức khỏe của phụ nữ cũng ảnh hưởng đến quyết định dùng thuôc. Bạn cần được khám và tư vấn bởi bác sĩ trước khi quyết định phương pháp “chữa cháy” hiệu quả nhất.

Có thể uống thuốc tránh thai thường xuyên hay không?

  • Có thể uống thuốc tránh thai nhiều hơn một lần trong một chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp để sử dụng với mục đích tránh thai hàng ngày. Thuốc tránh thai khẩn cấp không ngừa thai hiệu quả bằng và nếu lạm dụng có thể có nhiều tác dụng phụ hơn so với việc sử dụng các biện pháp tránh thai hàng ngày đúng cách.
  • Cần khám bác sĩ chuyên khoa Sản – phụ khoa để được tư vấn phương pháp tránh thai kể cả cách tránh thai khẩn cấp phù hợp nhất.

Có thể mang thai lại sau khi ngưng thuốc hay không?

  • Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi quyết định sử dụng một loại thuốc hay phương pháp tránh thai nào đó.
  • Điều này phụ thuộc vào loại thuốc đang sử dụng. Đối với thuốc tránh thai chỉ chứa progestin hoặc thuốc dạng phối hợp, bạn có thể có thai ngay sau khi ngừng thuốc. Do đó nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác kèm theo. Đối với thuốc ulipristal, cần chờ khoảng 5 ngày sau khi ngưng thuốc, bạn mới có hy vọng có thể có con lại. Nhưng tốt nhất bạn cần kết hợp các biện pháp tránh thai khác nếu không muốn lại “lầm lỡ” quan hệ không an toàn.

Vấn đề cần quan tâm sau khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

  • Sau khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp, không cần làm thêm xét nghiệm hay thủ thuật gì thêm. Tuy nhiên, để chắc chắn, vẫn nên thử thai nếu bị chậm kinh.
  • Chưa có cơ sở chứng minh các loại thuốc tránh thai gây hại cho việc mang thai hoặc sức khỏe thai nhi, trong trường hợp người uống đã mang bầu. Vấn đề này vẫn còn tranh cãi và chưa đủ các số liệu cần thiết để kết luận.
  • Các biện pháp tránh thai khẩn cấp không có chức năng phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục. Nếu nghi ngờ bản thân có khả năng đã mắc bệnh lây qua đường tình dục, và có quan hệ không an toàn, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn.

Vậy khi đã quan hệ không có biện pháp bảo vệ thì chắc hẳn bạn đã có những hiểu biết nhất định về các phương pháp có thể tránh thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên cần cân nhắc các vấn đề về sức khỏe cũng như khám và nhận được sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng bất kì phương pháp nào.

Các thuốc hay phương pháp này chắc chắn không ngăn được các bệnh lây qua đường tình dục. Vì vậy hãy suy nghĩ kĩ trước khi tiến đến mối quan hệ giai đoạn X. Điều đó sẽ đảm bảo sức khỏe cho bạn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện +700 Bác sĩ +89 Phòng khám Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Đặt khám không chờ đợi Đặt khám không chờ đợi Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Ulipristal acetate, a progesterone receptor modulator for emergency contraceptionhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3356949/

    Ngày tham khảo: 14/10/2020

  2. Role of progestins in contraceptionhttps://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/15715527/

    Ngày tham khảo: 14/10/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người

Có thể bạn quan tâm

Quan hệ sau ngày rụng trứng có thai không? Những lưu ý cần nhớ

Quan hệ sau ngày rụng trứng có thai không? Những lưu ý cần nhớ

ThS.BS Trần Quốc Phong· Ngày đăng: 28 Th3, 2022 Màng tránh thai là gì? Ưu, nhược điểm của phương pháp này

Màng tránh thai là gì? Ưu, nhược điểm của phương pháp này

Bác sĩ Nguyễn Quang Hiếu· Cập nhật: 14 Th3, 2022 Những điều cần biết về vòng tránh thai, đặt vòng bao lâu thì quan hệ được

Những điều cần biết về vòng tránh thai, đặt vòng bao lâu thì quan hệ được

ThS.BS Trần Quốc Phong· Cập nhật: 10 Th2, 2022 Cách tính ngày an toàn để tránh thai tự nhiên chị em nên biết

Cách tính ngày an toàn để tránh thai tự nhiên chị em nên biết

Bác sĩ Hoàng Lê Trung Hiếu· Cập nhật: 03 Th12, 2021 Cách quan hệ không mang thai và cách tránh thai an toàn từ bác sĩ

Cách quan hệ không mang thai và cách tránh thai an toàn từ bác sĩ

Bác sĩ Nguyễn Quang Hiếu· Cập nhật: 11 Th3, 2022 Quan hệ trước ngày có kinh có thai không?

Quan hệ trước ngày có kinh có thai không?

ThS.BS Trần Minh Quang· Cập nhật: 11 Th3, 2022

Tin Tưởng Nội Dung Từ Chúng Tôi

Chương trình "Viết vì người bệnh": 200 bài viết y tế lan tỏa giá trị nhân văn

Chương trình "Viết vì người bệnh": 200 bài viết y tế lan tỏa giá trị nhân văn

YouMed hợp tác cùng Đại học Y Dược TPHCM  “Viết vì người bệnh”

YouMed hợp tác cùng Đại học Y Dược TPHCM “Viết vì người bệnh”

CEO YouMed: 'Nỗ lực xây dựng nền tảng y tế toàn diện'

CEO YouMed: 'Nỗ lực xây dựng nền tảng y tế toàn diện'

YouMed và những “cú bắt tay” để lan tỏa thông tin y khoa chính thống

YouMed và những “cú bắt tay” để lan tỏa thông tin y khoa chính thống

YouMed và sứ mệnh sát cánh cùng người bệnh trên mọi phương diện

YouMed và sứ mệnh sát cánh cùng người bệnh trên mọi phương diện

Đại học Y Dược TPHCM bắt tay cùng YouMed đẩy lùi nạn tin giả

Đại học Y Dược TPHCM bắt tay cùng YouMed đẩy lùi nạn tin giả

YouMed tổ chức hội thảo chuyên gia đầu ngành về Chlamydia và vô sinh

YouMed tổ chức hội thảo chuyên gia đầu ngành về Chlamydia và vô sinh

Ra mắt cổng thông tin y tế của bác sỹ, dược sĩ biên soạn

Ra mắt cổng thông tin y tế của bác sỹ, dược sĩ biên soạn

Tin y tế YouMed: Nguồn giải đáp mọi thắc mắc về y tế, sức khỏe

Tin y tế YouMed: Nguồn giải đáp mọi thắc mắc về y tế, sức khỏe

Chuyển đổi số y tế - xu hướng không thể đi ngược trong thời đại 4.0

Chuyển đổi số y tế - xu hướng không thể đi ngược trong thời đại 4.0

Từ khóa » Bấm Huyệt Tránh Thai