Tranh Sơn Thủy (P1) | Tôi Tìm Kiếm
Nhiều nhà phê bình xem tranh sơn thủy là hình thái cao nhất của hội họa Trung Quốc.Tranh sơn thủy thoạt đầu xuất hiện như là thành tố của tranh nhân vật giúp tạo bối cảnh tự nhiên cho việc kể chuyện.Một trong những bức họa mẫu sớm nhất là Lạc thần phú đồ của Cố Khải Chi (344–406). Tranh gốc không còn nữa nhưng có các bản sao thời nhà Tống (960–1279) đang còn ở Cố Cung bác vật viện, Bắc Kinh và Phòng triển lãm mỹ thuật Freer, Washington, D.C.
Cố Khải Chi (thời nhà Tấn) – Lạc thần phú đồ
Vào thời kì đầu nhà Đường (618–907), truyền thống vẽ tranh sơn thủy đã tiến bộ ít nhiều, phần nào bởi nhu cầu gia tăng chưa từng thấy đối với ảnh tượng Phật giáo và phần nào bởi các họa sĩ vẫn đang vật lộn với những vấn đề cơ bản về không gian và chiều sâu.Nhưng trong suốt thời nhà Đường, người ta đã khắc phục được những khó khăn đó.Theo các nhà phê bình mỹ thuật và sử gia sau này thì có hai trường phái tranh sơn thủy đã nổi lên trong thời nhà Đường.Trường phái thứ nhất của họa gia cung đình Lý Tư Huấn và con trai ông Lý Chiêu Đạo, trường phái này vẽ theo phong cách có tính trang trí và độ tỉ mỉ cao, áp dụng kĩ thuật về đường nét chính xác học từ các họa gia thời kĩ đầu như Cố Khải Chi (344–406) và Triển Tử Kiền (550–604). Trường phái còn lại do họa gia-thi nhân Vương Duy (701–761) sáng lập, vẽ tranh thủy mặc và phát triển một kĩ thuật tự phát được gọi lá phá mặc (破墨)và sử dụng các bóng mờ của màu nước khác nhau, Hai trường phái này về sau ở đời nhà Minh lần lượt được gọi là Bắc tông và Nam tông. Cần chú ý là tên gọi trên không căn cứ vào vùng địa lí mà là sự tương đồng với những trường phái khác nhau của Thiền tông.
Triển Tử Kiền (thời nhà Tùy)- Du Xuân Đồ-Cố Cung bác vật viện, Bắc Kinh
Vương Duy (thời nhà Đường) -Tuyết khê đồ-Thất lạc
Phạm Khoan (thời nhà Tống) – Khê sơn hành lữ đồ-Bảo tàng Cung điện Quốc gia ,Đài Bắc, Đài Loan
Quách Hi (thời nhà Tống)- Tảo xuân đồ- Bảo tàng Cung điện Quốc gia ,Đài Bắc, Đài Loan
Đổng Nguyên (thời Ngũ Đại)- Hàn lâm trọng đinh đồ -Viện văn hóa cổ Kurokawa, Nishinomiya, Hyogo, Nhật Bản
Cũng trong thời Bắc Tống, những mầm mống của quan điểm khác biệt về mục đích của hội họa đã bắt rễ trong suy nghĩ của một nhóm nhỏ các trí thức được dẫn đạo bởi thi hào Tô Thức ((蘇 軾). Tô Thức chính thức lập thuyết cho ý tưởng cách mạng khi cho rằng mục đích của hội họa không phải miêu tả mà là biểu lộ. Theo Tô Thức và những người trong giới của ông thì cứu cánh của họa sĩ vẽ tranh sơn thủy không phải nhằm khơi gợi ở người xem tranh những cảm xúc mà họ sẽ kinh qua nếu họ thả bộ thực sự trong núi mà là phơi lộ cho bằng hữu thấy được điều gì đó từ trong tâm trí người họa sĩ. Điều này trở thành nguyên lí cơ bản của văn nhân họa (文人畫)
Tác phẩm của họa sĩ-học giả là độc đáo không vì họ tranh đấu đi tìm sự độc đáo mà bởi vì nghệ thuật của họ là lối biểu lộ chân thật và tự phát về cá tính độc đáo. Một trong những họa gia đáng chú ý trong số này là Mễ Phất (米 芾), ông là nhà phê bình, người sành sỏi và kẻ lập dị. Về cơ bản, Mễ Phất đã từ bỏ đường nét mà tạo ra những ngọn núi với hàng loạt những giọt mực ướt trên giấy cùng nét bút nông – kĩ thuật mà có lẽ ông rút ra từ chủ nghĩa ấn tượng của Đổng Nguyên và lấy cảm hứng rất nhiều từ tranh sơn thủy có tính mơ hồ của miền nam mà Mễ Phất cực kì am hiểu. Phong cách này đi đến tầm xa hơn với con trai ông, Mễ Hữu Nhân (米 友 仁).
Mễ Phất (thời nhà Tống)- Xuân sơn thụy tùng đồ – Bảo tàng Cung điện Quốc gia ,Đài Bắc, Đài Loan
Mễ Hữu Nhân (thời nhà Tống)- Viễn tụ tình vân đồ – Bảo tàng mỹ thuật thành phố Osaka
Trịnh Ngọc Thìn dịch
Bình Phước, 21/11/2017
Nguồn: http://www.comuseum.com/painting/landscape-painting/
Chia sẻ:
Từ khóa » Khê Sơn Hành Lữ đồ
-
"Khê Sơn Hành Lữ đồ" | Còn Vài Buổi Nữa Là Hoàn Thiện Xong B… | Flickr
-
Phóng To 20 Lần Bức Tranh Càn Long Yêu Thích, Chuyên Gia Vui Mừng ...
-
Khê Sơn Hành Lữ đồ - SOHA
-
Vương Huy (phải) Danh Họa đời Thanh Lâm Mô Tác Phẩm " Khê Sơn ...
-
Ý Nghĩa 'thiên Nhân Hợp Nhất' Trong Tuyệt Tác 'Khuông Lư đồ' Của Họa ...
-
Chủ đề Khê Sơn Hành Lữ đồ - MangYTe
-
Hội Họa - Cổ Hán Văn 古漢文
-
Bố Cục Tranh Sơn Thủy
-
Phóng To 30 Lần Bức Tranh Cổ Kiệt Tác được Càn Long Yêu Thích ...
-
Bí Mật Gần 1 Thiên Niên Kỷ Hóa Ra Nằm ở đây! - Thủ Đức
-
Kiếm Hiệp Kim Dung: Bốn Cao Thủ ẩn Danh Vì Si Mê Cầm Kỳ Thi Họa ...
-
Thiền Và Hội Họa đời Tống
-
Phái Mộ Dung Vs Tiêu Dao Khê Sơn Hành Lữ Trúng Liên Tục