Transistor - Hướng Dẫn Cách đo Và Kiểm Tra BJT Bằng đồng Hồ Số Và ...

Hướng dẫn cách đo và kiểm tra Transistor bằng đồng hồ số và đồng hồ kim

- Transistor là linh kiện được cấu tạo từ các lớp bán dẫn NPN (Ngược) và PNP (Thuận)

- Bất kì linh kiện Transistor nào cũng đều có mã sản phẩm riêng biệt, chúng ta hoàn toàn dựa vào đó để tra cũng như biết được thông số về: cấu tạo, kích thước,...của Transistor qua bảng trạng thái Datasheet sản phẩm.

- Như vậy kiểm tra Transistor còn sống hay chết trên mạch có thể thực hiện bằng các loại đồng hồ kim và đồng hồ số như sau:

A. Kiểm tra Transistor bằng đồng hồ số bất kì

- Trước khi vào vấn đề thì chúng ta phải thấy rõ và hiểu rõ ràng cấu tạo BJT là 2 loại NPN và PNP, như ảnh trên. Và thực tế nó giống như việc cực B là cực chung của 2 Diode, nên việc kiểm tra BJT sống hay chết với đồng hố số bất kì là việc kiểm tra các vị trí chân tương ứng với Diode.

B1: Cài đặt ban đầu

- Chuyển thang hiển thị (thang đo dòng hồ) về dạng đo Diode

B2: Cách đo

- Xác định rõ các vị trí chân B - C - E của BJT qua Datasheet

- Với BJT thuộc dạng NPN (Ngược) thì:

+ Que Đỏ đặt tại chân B

+ Que Đen đặt tại chân E đo => chuyển sang chân C đo

B3: Kết luận

- Tùy cấu tạo lớp bán dẫn tiếp giáp mà giá trị khi đo với thang diode dao động quanh ngưỡng giá trị 0.4 ~ 0.6. Giá trị này chỉ hiển thị khi đo 2 cặp chân là B - E và B - C.

- Các cặp chân khác (Tính cả đổi chiều que đo) sẽ không hiển thị hay điện trở giữa các cặp chân này là rất lớn => BJT hoạt động tốt.

- Với BJT thuộc dạng PNP (Thuận) thì quá trình giống hoàn toàn như vậy, nhưng thay đổi là Que Đen chân B và Que Đỏ đặt tại chân C và E.

===>>> BJT còn tốt

- Ngược lại không thõa mãn tiêu chí trên là BJT hỏng.

B. Kiểm tra Transistor bằng đồng hồ kim bất kì

B1: Cài đặt ban đầu

- Vặn nấc thang đo đồng hồ kim về thang trở giá trị 1 Ohm

B2: Cách đo

- Xác định rõ các vị trí chân B - C - E của BJT qua Datasheet

- Với BJT thuộc dạng NPN (Ngược) thì:

+ Que Đỏ đặt tại chân B

+ Que Đen đặt tại chân E đo => chuyển sang chân C đo

B3: Kết luận

- Thang đo đồng hồ lên kim với các cặp chân B - E và B - C, các cặp chân còn lại kim đồng hồ không lên

===>>> BJT còn tốt

- Với BJT thuộc dạng PNP (Thuận) thì quá trình giống hoàn toàn như vậy, nhưng thay đổi là Que Đen chân B và Que Đỏ đặt tại chân C và E.

- Ngược lại không thõa mãn tiêu chí trên là BJT hỏng, cụ thể:

+ Đo thuận chiều từ B -> E hoặc từ B -> C ====>>> Kim không lên là Tranzitor đứt BE hoặc đứt BC.

+ Đo từ B -> E hoặc từ B -> C kim lên cả 2 chiều là chập hay dò BE hoặc BC

+ Đo giữa C và E mà kim lên là bị chập CE

LINH KIỆN THÀNH CÔNG chuyên phân phối các loại Transistor, quý khách vui lòng tham khảo >>TẠI ĐÂY<<

(Nguồn: Sưu tầm và biên dịch)

Từ khóa » Sơ đồ Chân Pnp