Trào Ngược Dạ Dày Lưỡi Trắng: Làm Gì để Khắc Phục?
Có thể bạn quan tâm
Trào ngược dạ dày lưỡi trắng do nấm miệng không chỉ gây khó chịu mà còn khiến người bệnh cảm thấy bất tiện và mất tự tin trong giao tiếp thường ngày. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng này cùng biện pháp khắc phục hiệu quả.
Menu xem nhanh:
- 1. Trào ngược dạ dày lưỡi trắng là gì?
- 2. Vì sao trào ngược dạ dày gây lưỡi trắng?
- 3. Điều trị trào ngược dạ dày lưỡi trắng (nấm miệng)
- 3.1. Dùng thuốc trị nấm miệng
- 3.2. Làm sạch bợn trắng trên lưỡi
- 3.3. Vệ sinh răng miệng
- 3.4. Bổ sung nước:
- 3.5. Điều trị tấn gốc bệnh trào ngược dạ dày
1. Trào ngược dạ dày lưỡi trắng là gì?
Trào ngược dạ dày – thực quản là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp. Đặc trưng của tình trạng trào ngược dạ dày là dịch dạ dày, dịch mật cũng thức ăn tồn đọng trong dạ dày trào ngược lên đường hô hấp trên và khoang miệng với những cơn ợ nóng, ợ hơi, ợ chua. Dịch trào chứa acid và enzyme tiêu hóa có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản và khiến môi trường tại đây bị thay đổi. Từ đó, tạo điều kiện cho các loại nấm sinh sôi, phát triển gây viêm lưỡi và làm xuất hiện các mảng/ đám trắng ở lưỡi.
Trào ngược dạ dày lưỡi trắng chính là hiện tượng xuất hiện lớp rêu màu trắng kem ở bề mặt lưỡi do nấm miệng. Tình trạng chua miệng, đắng miệng kéo dài cả ngày, có thể bị đau hoặc chảy máu khi người bệnh đánh răng hoặc dùng tay cạo.
Mặc dù lưỡi trắng do trào ngược dạ dày không quá nguy hiểm và có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc, nhưng người bệnh cần phải khắc phục dứt điểm chứng trào ngược dạ dày. Từ đó có thể tiêu diệt nấm miệng một cách triệt để, ngăn chặn chúng lan rộng và tái phát.
2. Vì sao trào ngược dạ dày gây lưỡi trắng?
Nguyên nhân chính gây trào ngược dạ dày lưỡi trắng là do sự phát triển của nấm Candida ở khoang miệng. Đây là loại nấm xuất hiện ở trên bề mặt da của con người. Khi khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể kiểm soát và ngăn chặn chúng phát triển quá mức. Tuy nhiên, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch do mắc các bệnh lý hoặc sự cân bằng của cơ thể bị phá vỡ, nấm Candida sẽ có điều kiện bùng phát và gây bệnh.
Bệnh lý trào ngược dạ dày cũng là một trong những yếu tố giúp nấm Candida phát triển mạnh. Khác với niêm mạc dạ dày luôn được bao phủ và bảo vệ bởi lớp chất nhầy dày kín, niêm mạc thực quản, họng và miệng không có chất nhầy bảo vệ. Khi acid dịch vị và thức ăn có trong dạ dày trào ngược qua thực quản lên miệng có thể làm tổn thương niêm mạc hầu họng và các cơ quan tại đây, bao gồm cả lưỡi.
Mặt khác, trong miệng chứa rất nhiều vi khuẩn, vi nấm có hại. Dịch vị và thức ăn trong dạ dày trào ngược và bám dính lại, làm thay đổi môi trường trong khoang miệng và tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi nấm phát triển và tấn công gây tổn thương lưỡi, nấm miệng. Lưỡi trắng là triệu chứng cho thấy người bệnh nhiễm nấm miệng.
3. Điều trị trào ngược dạ dày lưỡi trắng (nấm miệng)
Mục tiêu của điều trị dạ dày lưỡi trắng là tiêu diệt nấm, ngăn chặn chúng lan rộng và gây hại đến các bộ phận khác của cơ thể. Nhiễm nấm có thể điều trị bằng các phương pháp sau:
3.1. Dùng thuốc trị nấm miệng
Nấm miệng có thể dễ dàng điều trị khỏi bằng cách sử dụng các loại thuốc kháng nấm. Trong đó, phổ biến nhất là thuốc kháng nấm có tác dụng toàn thân như itraconazole. Thuốc có tác dụng ngăn chặn và hạn chế sự lây lan của nấm sang các bộ phận khác của cơ thể. Thuốc được bào chế dưới dạng viên hoặc dung dịch súc miệng.
Trong trường hợp nhiễm nấm nặng, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc chống nấm fluconazole đường tiêm. Nếu sau khi điều trị hết một liệu trình mà bệnh không được cải thiện hoặc khi người bệnh không thể dùng fluconazole vì bất kỳ lý do nào khác, bác sĩ có thể chỉ định chuyển sang thuốc itraconazole, voriconazole hay amphotericin B để điều trị theo liệu trình kéo dài từ 14 đến 21 ngày.
3.2. Làm sạch bợn trắng trên lưỡi
Bợn trắng xuất hiện trên lưỡi gây hôi miệng, khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp. Đồng thời, đây còn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển mạnh hơn. Do đó, khi bị lưỡi trắng do trào ngược dạ dày, bên cạnh việc sử dụng thuốc nấm và vệ sinh răng miệng mỗi ngày, người bệnh cũng cần chú ý vệ sinh lưỡi để loại bỏ các bợn trắng. Một số biện pháp đơn giản người bệnh có thể áp dụng tại nhà đó là:
– Sử dụng bột nghệ: Nghệ có tính kháng khuẩn và sát trùng rất tốt. Do đó, người bệnh có thể sử dụng bột nghệ để làm sạch lưỡi bằng cách trộn chúng với nước hoặc dầu dừa rồi trà hỗn hợp này lên lưỡi rồi súc miệng bằng nước sạch.
– Ăn các loại thực phẩm sạch lưỡi: Một số loại thực phẩm như chanh, dâu tây, táo,… đều có tác dụng không chỉ giúp duy trì hàm răng trắng mà còn giúp làm sạch các bợn trắng trên lưỡi rất hiệu quả.
– Nha đam: Nha đam có nhiều công dụng, trong đó phải kể đến là tính kháng viêm. Người bệnh có thể sử dụng 1 thìa nước ép nha đam súc miệng trong 2-3 phút và từ 2-3 lần mỗi ngày để làm sạch bợn trắng và tiêu diệt vi khuẩn trên lưỡi.
– Tỏi: Các thành phần trong tỏi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch lưỡi khá hiệu quả.
3.3. Vệ sinh răng miệng
Các chuyên gia khuyến khích người bệnh bị trào ngược dạ dày gây lưỡi trắng nên vệ sinh răng miệng từ 2-3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn kết hợp cùng với sử dụng các dung dịch sát trùng để làm sạch toàn bộ khoang miệng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, vi nấm. Một số dung dịch sát trùng người bệnh có thể sử dụng bao gồm:
– Nước muối sinh lý: Người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng mỗi ngày. Đây là biện pháp hữu ích giúp người bệnh tiêu diệt vi khuẩn và mùi hôi trong khoang miệng và vùng hầu họng
– Nước chanh hoặc nước giấm táo: Nước chanh hay dung dịch giấm táo cũng có thể được dùng để súc miệng mỗi ngày nhằm ngăn ngừa nấm miệng phát triển. Người bệnh có thể pha nước chanh hoặc nước giấm táo cùng với nước lọc sạch dùng súc miệng mỗi buổi sáng và tối ít nhất 30 giây/lần rồi nhổ ra.
3.4. Bổ sung nước:
Bổ sung đủ nước mỗi ngày từ 2-3 lít nước giúp quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra hiệu quả. Đặc biệt, khi đang gặp tình trạng trào ngược dạ dày lưỡi trắng, người bệnh cần bổ sung nước thường xuyên hơn. Lượng nước sẽ giúp người bệnh làm sạch khoang miệng được liên tục. Từ đó hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
3.5. Điều trị tấn gốc bệnh trào ngược dạ dày
Các phương pháp kể trên chỉ được tính như các biện pháp tạm thời để giải quyết tình trạng lưỡi trắng do trào ngược dạ dày gây ra. Trên thực tế, muốn giải quyết tận gốc, người bệnh cần phải điều trị triệt để chứng trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày có thể điều trị theo phương pháp nội khoa hoặc phẫu thuật tùy theo tình trạng bệnh lý.
Thay đổi lối sống là bước điều trị đầu tiên và quan trọng nhất trong phác đồ điều trị dạ dày trào ngược. Vì vậy, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống giảm các chất kích thích như rượu, bia, cafe, thuốc lá, nước ngọt có gas, chocolate, thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhiều gia vị…. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc có tác dụng làm giảm acid dạ dày, tăng cường co thắt cơ vòng thực quản và giúp nhanh làm dạ dày mau trống…
Nếu tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nặng hoặc khi người bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa, chỉ định phẫu thuật sẽ được áp dụng. Người bệnh được làm tạo một chống trào ngược dạ dày, thực quản bằng phương pháp Nissen – Rossetti qua nội soi ổ bụng.
Trào ngược dạ dày lưỡi trắng có thể được cải thiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng này hiệu quả, người bệnh cần kiểm soát chứng trào ngược acid dạ dày. Nếu chủ quan, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng như ho, viêm họng mãn tính, loét thực quản…làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Từ khóa » Nhạt Miệng Lưỡi Trắng
-
Lưỡi Trắng Là Bệnh Gì Và Nguyên Nhân Chính Dẫn đến Tình Trạng Này
-
Lưỡi Trắng Và Nhạt Miệng Là Bệnh Gì? Chữa Thế Nào? [XEM NGAY]
-
Lưỡi Trắng Và Nhạt Miệng CẢNH BÁO Bệnh Gì? Điều Trị Ra Sao?
-
Lưỡi Bị Trắng Kèm Hôi Miệng: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | Medlatec
-
Lưỡi Trắng: Vấn đề Khoang Miệng Cần Lưu ý - YouMed
-
Bệnh Lưỡi Trắng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Làm Sạch Lưỡi Bị ...
-
Lưỡi Trắng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Tận Gốc Hiệu Quả
-
Lưỡi Trắng Hôi Miệng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Lưỡi Trắng Và Nhạt Miệng Là Bệnh Gì? Chữa Thế Nào Hiệu Quả?
-
Bệnh Lưỡi Trắng Là Gì? Cách điều Trị Thế Nào?
-
Cẩn Thận Khi Vị Giác Thay đổi Khác Thường
-
Trào Ngược Dạ Dày Gây Lưỡi Trắng: Làm Gì để Khắc Phục? - Dizigone
-
Lưỡi Phủ Lớp Trắng Kèm đắng Miệng Là Bệnh Gì? | Vinmec
-
7 Loại Bệnh Về Lưỡi Thường Gặp