Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản (Gerd) Là Gì? Nguyên Nhân Và Biến ...
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- 1/ Trào ngược dạ dày thực quản (Gerd) là gì
- 2/ Nguyên nhân của trào ngược dạ dày thực quản là gì?
- 3/ Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản
- 4/ Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản
- 5/ Trào ngược dạ dày thực quản được chẩn đoán như thế nào?
- 6/ Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
- 7/ Các biện pháp thay đổi lối sống giúp điều trị trào ngược dạ dày thực quản
- 8/ Khi nào cần đi khám ngay lập tức?
1/ Trào ngược dạ dày thực quản (Gerd) là gì
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi acid và thức ăn trong dạ dày trào ngược trở lại vào thực quản. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là trào ngược xảy ra nhiều hơn hai lần/tuần trong một vài tuần. Nó thường gây ợ nóng và các triệu chứng khác. GERD có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác theo thời gian nếu không được điều trị.
Theo American College of Gastroenterology (ACG), có hơn 60 triệu người Mỹ bị ợ nóng ít nhất mỗi tháng một lần và hơn 15 triệu người Mỹ có triệu chứng ợ nóng mỗi ngày.
Nam và nữ có tỷ lệ mắc bệnh ngang nhau.
2/ Nguyên nhân của trào ngược dạ dày thực quản là gì?
GERD thường xảy ra khi cơ vòng thực quản không đóng đúng cách. Cơ vòng này thường mở ra để cho thức ăn đi vào dạ dày. Sau đó nó đóng lại để giữ thức ăn và dịch vị ở trong dạ dày. Nếu cơ vòng đóng không hiệu quả, acid dạ dày và thức ăn trào ngược vào thực quản. Những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc GERD:
- Một số loại thực phẩm như: thức ăn cay, sô cô la, thực phẩm có chứa caffeine, bạc hà và đồ chiên nướng, nước ngọt có gas
- Thoát vị hoành
- Một số loại thuốc như: thuốc chẹn kênh canxi (được sử dụng để điều trị bệnh tăng huyết áp), thuốc dị ứng, thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm
- Mang thai hoặc béo phì
- Nằm ngay sau bữa ăn
- Ăn quá no mỗi bữa
- Uống rượu hoặc hút thuốc
3/ Biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản
GERD thông thường không phải là bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng, nhưng nó có thể gây ra các biến chứng, chẳng hạn như:
- Hẹp thực quản. Gây khó nuốt và nuốt nghẹn
- Loét thực quản. Đây là vết loét hở trong thực quản, gây ra bởi tổn thương mô niêm mạc thực quản do acid dạ dày. Nó có thể dẫn đến đau, chảy máu và các vấn đề khi nuốt.
- Thực quản Barrett. Đây là một tình trạng tiền ung thư trong đó lớp niêm mạc thực quản thay đổi, gần giống với niêm mạc ruột.
- Trong khi thực quản Barrett có thể làm giảm các triệu chứng ợ nóng, nó lại làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
- Ung thư thực quản. Đây là ung thư nguy hiểm, mà phương pháp điều trị hiện tại không cải thiện được nhiều, nó là kết quả của GERD nhiều năm không được điều trị.
4/ Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản
Ợ nóng và trớ là hai triệu chứng phổ biến nhất của GERD. Bạn có thể cảm thấy đau rát ở ngực hoặc sau xương ức, thường xảy ra sau bữa ăn và lan lên cổ. Cơn đau sẽ giảm đi khi bạn thay đổi tư thế. Bạn cũng có thể có các triệu chứng sau:
- Vị đắng hoặc chua trong miệng
- Ho khan
- Khó nuốt hoặc nuốt đau
- Khàn giọng hoặc đau họng
- Thường xuyên bị ợ hoặc nấc cụt
- Cảm thấy ăn nhanh no
5/ Trào ngược dạ dày thực quản được chẩn đoán như thế nào?
Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản dựa chủ yếu vào các triệu chứng và tần suất xuất hiện triệu chứng.
Các triệu chứng thường gặp của GERD bao gồm ợ nóng thường xuyên, đau họng hoặc cảm giác khó chịu sau xương ức.
Nếu các triệu chứng trên xuất hiện hơn hai lần/tuần, bạn có thể được chẩn đoán mắc GERD.
Bác sĩ của bạn cũng có thể thực hiện một số xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán của bạn. Các xét nghiệm GERD có thể đo hàm lượng acid trong thực quản, kiểm tra thực quản của bạn xem có bị tổn thương hay không, đo các cơn co thắt cơ trong thực quản, hoặc quan sát toàn bộ đường tiêu hóa trên của bạn bằng nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng.
6/ Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp điều trị khác nhau cho bệnh lý GERD.
Lời khuyên đầu tiên thường là thay đổi lối sống, bao gồm loại bỏ một số loại thực phẩm gây ra triệu chứng, ăn các bữa ăn nhỏ hơn, hoặc không nằm trong vòng 2-3 giờ sau khi ăn.
Một số loại thuốc không kê đơn có sẵn để điều trị GERD và giảm các triệu chứng của nó. Những loại thuốc này gồm từ loại kháng acid (giúp giảm đau nhanh chóng nhưng nhẹ, tác dụng ngắn) cho đến các chất ức chế bơm proton, có hiệu quả ngăn chặn acid dạ dày và giúp chữa lành thực quản.
Nếu các triệu chứng không cải thiện sau khi dùng thuốc, bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc mạnh hơn hoặc đổi một loại thuốc khác.
Nếu thay đổi lối sống và thuốc không đủ để điều chỉnh GERD, bạn có thể cần điều trị phẫu thuật.
7/ Các biện pháp thay đổi lối sống giúp điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Kiêng một số thức ăn hoặc đồ uống có thể làm tăng chứng ợ nóng. Chúng bao gồm: sô cô la, bạc hà, thức ăn chiên hoặc béo, đồ uống có chứa caffeine, đồ uống có ga. Các loại thực phẩm khác bao gồm thực phẩm cay chua, hành tây, cà chua.
- Đừng ăn những bữa ăn lớn: Khi bạn ăn nhiều thức ăn cùng một lúc, dạ dày của bạn cần nhiều axit hơn để tiêu hóa nó. Ăn 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn, và ăn chậm. Không ăn từ 2 đến 3 giờ trước khi đi ngủ.
- Nâng đầu giường của bạn lên: Đặt khối 20cm dưới đầu khung giường của bạn. Bạn cũng có thể kê nhiều gối dưới đầu và vai trong khi ngủ.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Nếu bạn thừa cân, giảm cân có thể giúp giảm các triệu chứng của GERD.
- Không hút thuốc: Hút thuốc làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới và làm tăng nguy cơ GERD. Thuốc lá điện tử hoặc thuốc lá không khói vẫn chứa nicotin.
- Không mặc quần áo bó sát eo: Quần áo bó sát có thể gây áp lực lên dạ dày của bạn và gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng GERD.
8/ Khi nào cần đi khám ngay lập tức?
- Bạn cảm thấy no tức và không thể ợ hoặc nôn mửa.
- Bạn bị đau ngực dữ dội và khó thở đột ngột.
- Đi cầu phân đen, có máu, hoặc phân trông giống như hắc ín.
- Chất nôn của bạn trông giống như bã cà phê hoặc có máu trong đó
….
Như vậy qua bài viết trên đây của THS BS Trần Quốc Khánh tại phòng khám Pasteur bây giờ bạn đọc cũng đã hiểu biết thêm về bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (Gerd) đầy đủ và tổng quát và đầy đủ hơn.
Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc hay cần tư vấn + trao đổi kỹ hơn về vấn đề này có thể liên hệ trực tiếp đến chuyên khoa phòng khám tiêu hóa của Pasteur qua hotline 02363811868 để được các bác sĩ chuyên sâu thăm khám và đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho bạn
Chúc các bạn luôn có sức khỏe tốt!
THS. BS Trần Quốc Khánh
Phòng khám đa khoa Pasteur
Admin( Bác sĩ )Bác sĩ Nguyễn Thành Trung
Từ khóa » Gerd độ B Là Gì
-
Trào Ngược Dạ Dày độ A Là Gì? | Vinmec
-
Trào Ngược Dạ Dày Có Mấy Cấp độ? | Vinmec
-
Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản (GERD) - Rối Loạn Tiêu Hóa
-
Làm Sao để Nhận Biết Mình Bị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản độ A?
-
Phân Loại Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản
-
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản (GERD): Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản - Hướng Dẫn Điều Trị
-
Bệnh GERD Là Bệnh Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản (GERD)
-
Trào Ngược Dạ Dày độ A – Cách Phân Loại Trào Ngược - Kukumin IP
-
Trào Ngược Dạ Dày Cấp độ A Là Gì? Cách Nhận Biết Và điều Trị
-
Chẩn đoán Và điều Trị Bệnh Lý Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản
-
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản, điều Bạn Cần Biết - Thaythuocvietnam
-
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản – Wikipedia Tiếng Việt