Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Trẻ Em

Ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản ở bất kỳ độ tuổi nào ngay cả ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh thế nào cho hiệu quả?

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, acid, hơi...) trào ngược lên thực quản. Đây là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ em và cả người lớn. Trào ngược thực quản dạ dày ở trẻ em có thể là sinh lý khi không ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Ngược lại, trào ngược thực quản trở thành bệnh lý khi gây ra các biến chứng như suy dinh dưỡng, viêm thực quản và biến chứng lên đường hô hấp.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em

Ảnh minh họa: Trào ngược dạ dày ở trẻ em

Nguyên nhân của trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em?

• Dạ dày của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh vẫn còn chưa hoàn thiện và còn khá nhạy cảm nên khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng vẫn còn kém. Bên cạnh đó, bộ phận dạ dày lại nằm gần lồng ngực hơn so với người lớn nên gây ra tình trạng trào ngược ở trẻ em;

• Cơ thắt thực quản dưới bình thường sẽ đóng lại khi dạ dày co bóp nhưng ở trẻ hoạt động này chưa được hiệu quả nên thức ăn dễ trào ngược lên khi dạ dày co bóp;

• Trẻ nằm nhiều nên thức ăn ứ lại dạ dày khá lâu cũng dễ bị trào ngược lên thực quản;

• Thức ăn của trẻ chủ yếu là các loại thức ăn lỏng, mềm nên dễ đi qua các khe hở;

• Tư thế bú sữa đặc biệt là bú mẹ không đúng cũng có thể gây nên hiện tượng trào ngược;

• Viêm loét dạ dày tá tràng: Đây là tình trạng gây ra tổn thương và làm mất đi chức năng của dạ dày dẫn đến trào ngược trong quá trình tiêu hóa thức ăn;

• Có tiền sử gia đình: Cha, mẹ hoặc người thân trong nhà có tiền sử bị trào ngược dạ dày thực quản;

• Một số nguyên nhân khác: cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thắng chỉ ra nguyên nhân của trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Ảnh minh họa: PGS.TS. Nguyễn Duy Thắng chỉ ra nguyên nhân của trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

► Đọc thêm: Cách nhận biết dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

• Trẻ buồn nôn hoặc nôn thường xuyên, trớ cả sữa ra mũi và miệng;

• Thường xuyên quấy khóc, biếng ăn và ngủ không sâu giấc;

• Trẻ biếng ăn dẫn đến chậm tăng cân hoặc nguy hiểm hơn là bị suy dinh dưỡng do khả năng hấp thụ yếu;

• Ho thường xuyên, và có một số dấu hiệu về đường hô hấp như thở khò khè, không muốn ăn và cảm thấy khó nuốt;

• Có thể bắt gặp một số triệu chứng như: ợ hơi, ợ nóng, đầy hơi, đau bụng, nóng dạ vùng thực quản, đau phía sau ức xương;

• Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng khác như: nhiễm trùng tai giữa, xuất hiện âm thanh trong ngực, hôi miệng, miệng có vị chua, bị đau họng vào buổi sáng, bị sâu răng,…

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Ảnh minh họa: Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Phòng tránh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em

Đối với trẻ em, hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện khiến trẻ rất dễ mắc các bệnh lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau đây để phòng tránh bệnh cho con em mình:

Khoảng cách giữa các bữa ăn không quá gần nhau;

Trẻ ăn xong không nên cho đi ngủ ngay. Lý tưởng nhất là nên cho trẻ ăn trước khoảng 1-2 tiếng trước khi đi ngủ;

• Tránh cho trẻ mặc quần áo quá chật, thay vào đó hãy chuẩn bị cho trẻ những bộ quần áo rộng rãi và thoải mái;

• Chia bữa ăn lớn thành nhiều bữa ăn nhỏ, kèm theo thức ăn nhẹ hỗ trợ đường tiêu hóa;

Phòng tránh trào ngược thực quản cho trẻ em

Ảnh minh họa: Phòng tránh trào ngược thực quản cho trẻ em

• Tránh đu đưa bé sau khi ăn, bởi vì thức ăn hoặc sữa đang trong giai đoạn tiêu hóa nơi dạ dày, nếu đung đưa trẻ quá mạnh có thể khiến cho thức ăn dễ trào ra ngoài;

• Hãy hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất axit kích thích dạ dày gây hại cho sức khỏe như: đồ ngọt, chất béo, caffein, thực phẩm cay, nóng,…

• Sau mỗi bữa ăn nên bế trẻ ở tư thế thẳng đứng ít nhất 30 phút, tránh để trẻ nằm xuống ngay;

• Không nên cho trẻ bú sữa ở tư thế nằm ngang, mà hãy thay vào đó là đặt bé theo tư thế đầu cao 30 độ và duy trì cả tư thế này trong lúc ngủ. Có thể cho trẻ nằm nghiêng bên trái để giảm triệu chứng ợ hơi và ợ nóng.

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khiến cho trẻ có thể chậm phát triển hơn so với những người bạn cùng trang lứa. Do đó, tình trạng bệnh của bé kéo dài không dứt thì cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị ngay, tránh để lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của con em mình.

► Đọc thêm: Có nên nội soi dạ dày ở trẻ em?

Nên khám tiêu hóa cho trẻ ở đâu?

Khám tiêu hóa cho trẻ em tại phòng khám đa khoa Hoàng Long

Ảnh: Khám tiêu hóa cho trẻ em tại phòng khám đa khoa Hoàng Long

Phòng khám đa khoa Hoàng Long là phòng khám chuyên khoa tiêu hóa uy tín số 1 hiện nay. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ sức khỏe của bạn với chất lượng và dịch vụ tốt nhất.

Hệ thống máy móc, trang thiết bị tại phòng khám được đầu tư kỹ lưỡng, hiện đại bậc nhất hiện nay đặc biệt có dây nội soi tiêu hóa chuyên dụng giành cho trẻ em, đảm bảo độ chính xác và an toàn tối đa cho trẻ.

Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ đều là các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tiêu hóa, gan mật sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm tốt nhất khi thăm khám và điều trị tại đây.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ:

CS1: Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 628 11 331

CS2: Tầng 18 Toà nhà CONINCO, số 4 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội - SĐT: 024 320 22 331

- Hotline: 19008904

- Zalo: 0986954448

- Fanpage: www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong

Từ khóa » Chứng Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ Em