Trào Ngược Dạ Dày Uống Thuốc Gì để Bệnh Thuyên Giảm?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bác sĩ Trần Thị Hương Lan

Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đặt lịch

Thuốc chữa trào ngược dạ dày giúp làm giảm các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, khó tiêu, đầy hơi, khó chịu,… Tuy nhiên thuốc có thể làm phát sinh những tác dụng không mong muốn, vì vậy bạn chỉ nên sử dụng khi có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa.

trào ngược dạ dày uống thuốc gì
Các loại thuốc chữa trào ngược dạ dày được dùng phổ biến

Các loại thuốc chữa trào ngược dạ dày được dùng phổ biến

1. Thuốc kháng axit và trung hòa axit

Nhóm thuốc này hoạt động dựa trên cơ chế trung hòa axit trong dạ dày. Khi axit dạ dày được kiềm hóa, các triệu chứng của trào ngược dạ dày sẽ có xu hướng thuyên giảm. Các loại thuốc kháng axit thường được sử dụng như:

Aluminium hydroxide

Hay còn gọi là nhôm hydroxide. Loại thuốc này làm tăng pH trong dịch vị dạ dày và làm giảm các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua và đầy bụng, khó tiêu.

uống thuốc gì khi bị trào ngược dạ dày
Nên sử dụng thuốc Aluminium hydroxide khi bụng đói

Nên uống Aluminium hydroxide khi đói để thuốc dễ dàng phát huy tác dụng. Bệnh nhân suy thận, xơ gan và xuất huyết đường tiêu hóa nên thận trọng khi loại thuốc này.

Magnesium hydroxide

Loại thuốc này tan trong dịch vị dạ dày nhằm giải phóng các anion giúp trung hòa axit. Ngoài ra, Megnesium hydroxide còn hoạt động như chất đệm axit giúp giảm tình trạng trào ngược dạ dày.

Thuốc còn có tác dụng tăng nhu động ruột nên thường được dùng phối hợp để làm cải thiện tình trạng táo bón.

Vì thuốc có tác dụng nhuận tràng, do đó bạn không nên sử dụng riêng lẻ. Nếu chỉ sử dụng riêng Megnesium hydroxide, bạn có thể bị tiêu chảy dẫn đến mất cân bằng thể dịch và điện giải.

Sodium carbonate

Hay còn gọi là Natri carbonate. Loại thuốc này được sử dụng nhằm làm giảm tính axit trong dịch vị dạ dày, từ đó làm giảm các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu.

Calcium carbonate

Calcium carbonate có cơ chế hoạt động tương tự như những loại thuốc kháng axit khác. Tuy nhiên, Calcium carbonate cũng có thể được sử dụng để bổ sung canxi với những người có nồng độ canxi trong máu thấp.

Sử dụng thuốc kháng và trung hòa axit có thể cải thiện tạm thời các triệu chứng do trào ngược dạ dày gây ra. Tuy nhiên thuốc có thể làm phát sinh những tác dụng không mong muốn như: táo bón, nhức đầu, các vấn đề về thận, nôn mửa, tim mạch, biến chứng thần kinh, thay đổi huyết áp,… Vì vậy bạn chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết.

Xem thêm: Các thuốc kháng axit dạ dày cho bà bầu tốt nhất

2. Thuốc làm giảm sản xuất axit

Thuốc làm giảm sản xuất axit còn được gọi là thuốc chẹn thụ thể H2. Nhóm thuốc này tác động chọn lọc lên thụ thể H2 ở thành dạ dày nhằm làm giảm quá trình sản xuất axit. Các loại thuốc làm giảm sản xuất axit dạ dày được dùng phổ biến:

Nizatidine

Nizatidine có công thức tương tự như histamine H2 ở thành dạ dày. Thuốc tranh chấp với thụ thể H2 nhằm làm giảm quá trình sản xuất dịch vị.

Nizatidine được thải trừ chủ yếu qua đường tiểu. Vì vậy nếu bị suy thận nặng, bạn cần trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh liều.

Ranitidine

Ranitidine ức chế sản xuất dịch vị dạ dày bằng cách ức chế histamine H2, pentagastin và các chất trung gian khác.

uống thuốc trào ngược dạ dày
Ranitidine là một trong những loại thuốc giảm sản xuất axit dạ dày được dùng khá phổ biến

Thuốc chuyển hóa qua gan và thải trừ qua đường tiểu. Bệnh nhân có vấn đề về gan, thận cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định dùng thuốc.

Famotidine

Famotidine là một trong những loại thuốc chẹn H2 được sử dụng phổ biến. Tương tự như các loại thuốc chẹn H2 khác, Famotidine có thể gây tổn thương lên gan và thận. Do đó bạn cần trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh liều nếu gặp vấn đề ở hai cơ quan này.

Cimetidine

Cimetidine làm giảm sản xuất axit dạ dày bằng cách kích thích dây thần kinh X, histamine và gastrin. Khả năng giảm sản xuất axit dạ dày của Cimetidine khoảng 50%.

Nhóm thuốc này không có tác dụng giảm đau nhanh như thuốc kháng axit. Tuy nhiên tác dụng giảm đau có thể kéo dài lâu hơn.

Khi sử dụng thuốc chẹn H2 này, bạn có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như hạ huyết áp, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, nhầm lẫn, ban đỏ, phát triển ngực bất thường ở nam giới, giảm ham muốn tình dục,… Tuy nhiên, các triệu chứng này đều có xu hướng thuyên giảm sau khi bạn ngưng thuốc.

Bỏ túi: 7 Thuốc trung hòa axit dạ dày tốt nhất [MỚI CẬP NHẬT]

3. Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton có khả năng làm giảm sản xuất dịch vị dạ dày mạnh. Nhóm thuốc này thường được chỉ định khi các loại thuốc khác không đem lại kết quả như mong đợi. Các loại thuốc ức chế bơm proton thường được sử dụng, bao gồm:

Omeprazole

Omeprazole tham gia vào giai đoạn cuối của quá trình tiết axit dạ dày. Loại thuốc này làm giảm sản xuất axit dạ dày trong thời gian dài nhưng có thể hồi phục.

Khi dịch vị dạ dày giảm, các vi khuẩn có thể dễ dàng phát triển và gây ra những vấn đề tiêu cực. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được lạm dụng loại thuốc này.

Dexlansoprazole

Ngoài tác dụng làm giảm dịch vị, Dexlansoprazole có khả năng chữa lành các niêm mạc ở dạ dày và thực quản bị viêm, loét.

Esomeprazole

Esomeprazole là đồng phân của Omeprazole. Thuốc ức chế đặc hiệu quá trình bơm axit của tế bào thành dạ dày.

trào ngược dạ dày uống thuốc gì khỏi
Esomeprazole có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng

Loại thuốc này gây ra rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó bạn chỉ được sử dụng khi có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Rabeprazole

Hoạt động chống bài tiết axit của loại thuốc này được đánh giá nhanh hơn những loại thuốc ức chế bơm proton khác. Bên cạnh tác dụng làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày, Rabeprazole còn có khả năng chống loét và phục hồi niêm mạc bị tổn thương.

Tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này bao gồm nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt, đau bụng, phát ban, táo bón, lo lắng, trầm cảm,… Ngoài ra, Cơ quan Quản lý Thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã phát hiện thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Clostridium difficile.

4. Thuốc tăng cường cơ thắt thực quản dưới

Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách kích thích cơ thắt thực quản dưới nhằm giữ axit ổn định trong dạ dày và hạn chế tối đa tình trạng trào ngược.

Baclofen là loại thuốc tăng cường cơ thắt thực quản dưới được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày. Loại thuốc này có tác dụng phong bế các dây thần kinh ở não, từ đó kiểm soát hoạt động của các cơ trong cơ thể.

5. Thuốc kháng sinh

Trong trường hợp trào ngược dạ dày – thực quản có nhiễm vi khuẩn H.pylori, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng kết hợp với thuốc kháng sinh.

trào ngược dạ dày thực quản uống thuốc gì
Thuốc kháng sinh được chỉ định đối với trào ngược dạ dày có nhiễm vi khuẩn H.pylori

Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị trào ngược dạ dày:

  • Amoxicillin
  • Metronidazole
  • Tetracycline
  • Clarithromycin

Cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và tần suất được chỉ định. Lạm dụng thuốc kháng sinh có thể làm phát sinh tình trạng kháng kháng sinh.

Các loại thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản chỉ có tác dụng làm giảm và kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Do đó, bạn không nên lạm dụng thuốc và cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt và luyện tập thường xuyên để hỗ trợ quá trình điều trị.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

  • Cập nhật ngay phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày mới nhất
  • 8 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà nên thử

Từ khóa » Kháng Sinh Chữa Trào Ngược Dạ Dày