Trào Ngược ở Trẻ Em; Nguyên Nhân Và Cách điểu Trị - Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Bé bị trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý là gì?
- Bé bị trào ngược phải làm sao?
Hiện tượng bé bị trào ngược là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ em. Dù ảnh hưởng của tình trạng này ở mỗi trẻ khác nhau ra sao thì nó vẫn khiến bố mẹ vẫn không khỏi lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số mẹo hữu ích giúp bé cải thiện tình trạng trào ngược.
Bé bị trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý là gì?
Trào ngược xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất có thể là do các cơ quan thực quản của trẻ vẫn chưa hoàn thiện khiến những thành phần có trong dạ dày và thực quản bị trào ngược ra. Bên cạnh đó, tư thế cho trẻ bú chưa đúng cũng có thể khiến bé bị trào ngược.
Các em bé khi mắc chứng trào ngược dạ dày (dịch tiết ở dạ dày bị trào ngược lên thực quản) thường có biểu hiện quấy khóc và la hét đau đớn. Để hiểu cảm giác của con, bạn hãy dành một vài phút nhớ lại thời kỳ mang thai với những cơn đau và chứng ợ nóng. Đó không phải là một trải nghiệm dễ chịu ngay cả đối với người lớn.
Bố mẹ cũng cần lưu ý rằng, trào ngược chỉ là một vấn đề sinh lý bình thường nếu tình trạng này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ, nhưng nếu trào ngược gây ra những biến chứng nghiêm trọng như trẻ chậm tăng cân, khó thở, viêm phổi thì đây là một tình trạng bệnh lý. Trẻ bị trào ngược ở mức độ bệnh lý sẽ cần được bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời.
Tham khảo: Triệu chứng trào ngược thực quản ở trẻ
Bé bị trào ngược phải làm sao?
Khi bé bị trào ngược, bé có thể làm vấy bẩn rất nhiều đồ đạc, không chỉ quần áo, giường, ga trải của bé, mà còn là quần áo và đồ đạc của bạn. Việc lau dọn, giặt giũ nhiều sẽ rất tốn thời gian và khiến bạn cảm thấy như mình luôn bị trói với hang núi việc nhà. Nhiều phụ nữ cảm thấy họ không thể đi đâu hay để bạn bè và gia đình giúp chăm sóc bé bởi họ sợ rằng em bé có thể nôn vào quần áo và đồ đạc của người khác.
Hãy nhớ rằng mọi thứ luôn có cách giải quyết. Nhiều em bé đã cải thiện tình trạng đáng kể khi được 6-8 tháng tuổi. Điều này trùng khớp với thời gian mà hầu hết trẻ nhỏ đã có thể ngồi mà không cần trợ giúp, và bắt đầu bò. Có điều bạn cần lưu ý rằng trong khi hầu hết các bé đều trở nên khá hơn, vẫn có một số em bé tiếp tục bị trào ngược sau độ tuổi này. Một số bé còn bị nặng hơn khi chúng đang bò hay học bò.
Dưới đây là một số mẹo vặt bố mẹ có thể tham khảo để giúp con cải thiện tình trạng bé bị trào ngược cũng như giúp bố mẹ nhẹ gánh hơn khi dọn dẹp, vệ sinh cho con:
- Tránh mặc quần áo bó chặt quanh vùng thắt lưng của bé.
- Tránh nhảy hoặc đùa mạnh sau khi cho bé ăn.
- Cho bé ngậm một đầu vú cao su.
- Bế bé theo tư thế đứng thẳng hoặc để tưa đầu mẹ, đặc biệt sau khi bú.
- Cho bé bú sữa đúng cách, giữa đầu bé cao 30 độ so với mặt phẳng ngang khi bú. Nếu bé bú bình thì hãy cố gắng giữ con ở vị trí thẳng đứng.
- Luôn giữ cho bé thẳng người khi ăn.
- Mát-xa cho bé.
- Có thể cho bé nằm nghiêng trái vì tư thế này giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn.
- Gối đầu cho bé khi ngủ, giữ đầu bé được nằm cao hơn so với cơ thể.
- Luôn để sẵn khăn gần đó khi em bé bị nôn trào ngược.
- Cho bé mặc yếm có lót nhựa.
- Đặt thảm hoặc khăn ở trên sàn hay ở bên cạnh cũi để ngăn những vết bẩn lớn khi bé nôn.
- Lót giường hai lần với vải lanh và vải bọc đệm. Sau đó, chỉ cần loại bỏ bớt một lớp lót vào ban đêm là bạn đã có một chiếc giường sạch sẽ.
- Tham khảo kinh nghiệm và mẹo vặt từ nhiều bà mẹ trên diễn đàn của HUGGIES® đã chia sẻ để giảm bớt các cơn trào ngược của bé.
Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị nôn trớ: nguyên nhân và cách khắc phục
Ngoài ra, trong trường hợp bé bú bình thì mẹ cũng cần cân nhắc liệu loại sữa công thức hiện tại có phù hợp với bé. Thực tế, sữa mẹ sẽ tốt hơn cho bé bị trào ngược vì sữa mẹ có khả năng giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Nếu mẹ không có điều kiện cho con bú sữa mẹ thì mẹ hãy tham khảo thêm thông tin từ các chuyên gia hoặc bác sĩ để tìm ra phương pháp chăm sóc tốt nhất cho con.
Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị sôi bụng
Một điều quan trọng mẹ cần ghi nhớ, nếu tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn, như nôn ói nhiều, nhìn thấy máu hoặc dịch mật xanh trong chất lỏng bé ói, hoặc thậm chí nghẹt thở thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra ngay.
Chăm sóc bé nhỏ thật không dễ dàng, nhưng trang bị những kiến thức cần thiết sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn với những tình trạng bất thường của con. Hãy tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích cho việc chăm sóc bé tại Góc chuyên gia của Huggies, mẹ nhé!
Từ khóa » Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Bị Trào Ngược Dạ Dày
-
Chăm Sóc Trẻ Bị Trào Ngược Dạ Dày - Thực Quản
-
Cách Chăm Sóc Và điều Trị Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ Em Bố Mẹ Nên Biết
-
Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Bị Luồng Trào Ngược Dạ Dày - Thực Quản
-
Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ Sơ Sinh Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Xử Lý
-
Chăm Sóc Và điều Trị Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Cho Trẻ Em
-
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Nhi đồng 1
-
Hiện Tượng Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ Sơ Sinh: Do Sinh Lý Hay Bệnh Lý?
-
Đừng Lơ Là Với Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Trẻ Sơ Sinh - Vinmec
-
Cách Xử Lý Trào Ngược Dạ Dày ở Trẻ Em - Vinmec
-
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Trẻ Nhũ Nhi - Khoa Nhi - MSD Manuals
-
TRÀO NGƯỢC Ở TRẺ SƠ SINH - Bệnh Viện Hoàn Mỹ Thủ Đức
-
Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản ở Trẻ Em - Báo Sức Khỏe & Đời Sống