Trật Khớp Cổ Chân điều Trị Như Thế Nào, Bao Lâu Thì Khỏi? - JEX

Trật khớp cổ chân

Trật khớp cổ chân là chấn thương do va chạm hoặc té ngã mạnh

Khớp cổ chân là một khối vững chắc bởi được cấu tạo từ 3 xương chính là xương chày, xương mác và xương sên cùng rất nhiều dây chằng trong và dây chằng ngoài. Khi các xương này bị tách rời do chịu lực tác động lớn sẽ gây đau nhức, sưng tấy ở cổ chân và vô hiệu hóa khả năng di chuyển của bàn chân. Lúc này, trật khớp cổ chân bắt đầu xảy ra.

Trật khớp cổ chân thường đi kèm với tình trạng gãy xương. Một số trường hợp nặng sẽ tổn thương đến cả mạch máu và dây thần kinh.

Đây là một chấn thương khó phòng ngừa và có thể gặp phải với bất cứ ai. Khớp cổ chân bị trật có thể gây biến chứng viêm khớp nếu không được chữa trị đúng cách.

Thông qua các biểu hiện bên ngoài, trật khớp cổ chân rất dễ bị nhầm với bong gân cổ chân. Vì vậy, khi cổ chân bị tổn thương, các bạn cần đến bệnh viện thăm khám và chụp chiếu để xác nhận chính xác vấn đề, từ đó có giải pháp điều trị phù hợp.

Giống như trật khớp vai hay trật khớp gối, chúng ta có thể phần nào phán đoán trật khớp cổ chân nhờ những dấu hiệu đặc trưng như:

  • Sưng tấy và bầm tím phần da quanh khớp.

  • Phần mắt cá chân bị biến dạng.

  • Xương xuyên qua da (đối với trường hợp bị gãy xương).

  • Không thể cử động hay dồn trọng lượng lên bàn chân.

Bên cạnh đó, khi khớp cổ chân bị trật, người chịu tổn thương sẽ cảm nhận rõ ràng những triệu chứng sau đây:

  • Đau nhức dữ dội, nhất là khi cử động hoặc chạm vào cổ chân.

  • Tê và ngứa ran các vị trí lân cận cổ chân gồm bắp chân và bàn chân.

  • Cổ chân căng cứng và suy yếu, không chịu được trọng lực.

Dấu hiệu bong gân trật khớp

Toàn bộ phần mềm bàn chân bầm tím và sưng tấy do cổ chân bị trật

Khớp cổ chân không thể cử động khiến việc đi lại gặp khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, công việc và học tập. Hơn nữa, nếu không chữa trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng viêm khớp làm suy giảm chức năng vận động.

Thực tế đã có không ít trường hợp vì nhầm lẫn trật khớp cổ chân là bong gân nên “cố đấm ăn xôi” chữa trị bằng các mẹo dân gian. Hậu quả là khớp bị viêm nặng nên phải mất nhiều thời gian để khắc phục.

Dưới đây là một số dấu hiệu để phân biệt trật khớp và bong gân cổ chân bạn cần biết:

Trật khớp cổ chân

Bong gân cổ chân

  • Khớp biến dạng

  • Không thể cử động cổ chân

  • Đau nhức dữ dội, sưng to và bầm tím

  • Khớp không bị biến dạng

  • Cổ chân vẫn có thể cử động

  • Đau không quá dữ dội và sưng nhẹ hơn

Những phán đoán dựa vào dấu hiệu tổn thương chưa đủ để kết luận trật khớp hay bong gân. Tốt hơn hết, bạn nên đến bệnh viện chụp X-quang để kiểm tra tình trạng xương và phần mềm quanh cổ chân. Nếu xương bị gãy, lệch khỏi ổ khớp (một số trường hợp có thể bị tổn thương dây thần kinh và mạch máu) thì có nghĩa khớp cổ chân đã bị trật.

Khớp cổ chân khá ổn định và vững chắc, thế nên phải chịu một chấn thương mạnh mới khiến vị trí này bị tổn thương. Và nguyên nhân chủ yếu khiến khớp cổ chân bị trật là do vấp ngã, tai nạn xe cộ hoặc va chạm thể thao khiến xương bị lệch ra khỏi vị trí và dây chằng bị rách hoặc đứt.

Ai cũng có thể bị trật khớp cổ chân, thế nhưng nguy cơ sẽ gia tăng đối với những đối tượng dưới đây:

  • Thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao.

  • Đã từng bị bong gân, gãy xương hoặc trật khớp cổ chân.

  • Mắt cá chân bất thường bẩm sinh.

  • Người mắc hội chứng Ehlers-Danlos (loại rối loạn di truyền ảnh hưởng đến mô liên kết) khiến dây chằng bị lỏng lẻo.

  • Người nghiện thuốc lá.

  • Người bị béo phì.

Trật khớp do chấn thương

Vận động viên và những người thường xuyên vận động mạnh là đối tượng có nguy cơ trật cổ chân cao

Vì không thể kiểm soát 100% nguy cơ trật khớp cổ chân nên việc trang bị những kiến thức về sơ cứu và xử lý khi gặp phải rủi ro này là điều thực sự cần thiết. Lúc này, bạn vừa có thể bảo vệ chính bản thân mình, vừa hỗ trợ người bên cạnh tránh được tổn thương nghiêm trọng khi cổ chân bị trật.

Trước khi đi vào phác đồ chữa trật khớp cổ chân chuẩn y tế, khâu sơ cứu ngay khi chấn thương xảy ra vô cùng quan trọng vì sẽ giúp giảm thiểu được đáng kể tổn hại xương và phần mềm ở cổ chân. Dưới đây là hướng dẫn sơ cứu trật khớp cổ chân tiêu chuẩn mà bạn có thể tham khảo:

  • Ngồi hoặc nằm yên và giữ cố định chân bị chấn thương.

  • Chườm đá lạnh nhẹ nhàng quanh vùng cổ chân để giảm sưng tấy.

  • Băng quấn quanh cổ chân bằng gạc (không băng bó quá chặt).

  • Đặt chân lên tấm đệm hoặc gối để chân cao hơn tim.

Hoàn tất những thủ tục này, chúng ta cần đến chuyên khoa xương khớp của các bệnh viện uy tín để tiến hành các bước điều trị Y khoa:

  • Gây tê và nắn chỉnh xương về đúng vị trí.

  • Phẫu thuật đưa chỉnh hình và điều chỉnh xương nếu xương bị gãy hoặc dây thần kinh và mạch máu bị tổn thương.

  • Băng nẹp cố định khớp cổ chân bằng dụng cụ chuyên dụng hoặc phương pháp bó bột.

  • Tập phục hồi chức năng sau khi tháo bột để khớp cổ chân dần dần tìm lại cảm giác và thích ứng với bước đi.

Chấn thương trật khớp có thể xảy ra trong sinh hoạt hàng ngày như mang vác, chơi thể thao, đi lại… Nên để giảm thiểu nguy cơ này, ngoài chế độ luyện tập khoa học và nghỉ ngơi hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hơn nữa, bạn cần  bổ sung dưỡng chất có tác động sâu vào sụn, xương dưới sụn cũng như duy trì khớp chắc khỏe để góp phần giúp khớp cổ chân mau bình phục bằng cách chủ động bổ sung các tinh chất đặc hiệu bảo vệ xương khớp từ bên trong như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… là những tinh chất quý được các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu và chọn lọc từ thiên nhiên để kết hợp trong 1 sản phẩm hỗ trợ chăm sóc xương khớp toàn diện là JEX thế hệ mới.

Áp dụng công nghệ tinh chiết hiện đại của Hoa Kỳ, những tinh chất có trong viên uống JEX được đảm bảo nguyên vẹn đặc tính sinh học và độ an toàn, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa viêm khớp, bảo vệ xương khớp chắc khỏe, giúp hỗ trợ giảm đau xương khớp hiệu quả.

Đồng thời, hỗ trợ tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn nhờ kích thích tế bào sụn sản xuất chất căn bản, tăng cường lượng dịch khớp, từ đó hỗ trợ quá trình hàn gắn tổn thương và phục hồi các khớp nhanh chóng, hiệu quả.

Box mua hàng Jex

Nút mua hàng Jex

Thời gian để khớp cổ chân hồi phục phụ thuộc vào mức độ tổn thương của các xương, phần mềm xung quanh khớp và cơ địa của mỗi người. Thông thường, sẽ mất từ 6 – 12 tuần để khớp cổ chân quay lại trạng thái ban đầu và có thể thực hiện tất cả các hoạt động như trước khi chấn thương. Bạn phải tránh sử dụng khớp, không nên để vận động làm đau khớp trong giai đoạn này

Trật khớp cổ chân là một chấn thương nặng (chủ yếu do tai nạn) và thường không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, chú ý một số vấn đề dưới đây sẽ giúp các bạn giảm thiểu được nguy cơ trật khớp cổ chân:

  • Luôn khởi động trước khi tham gia thể thao.

  • Cường độ tập luyện tăng dần, không tăng đột ngột và thay đổi các hoạt động thể chất khác nhau.

  • Chọn giày thể thao dành riêng cho luyện tập thể thao, vừa vặn với bàn chân và thay khi mòn gót.

  • Không chạy nhảy trên bề mặt gồ ghề và trơn trượt.

  • Mang đồ bảo hộ cổ chân khi tham gia các hoạt động mạnh.

  • Tuân thủ luật lệ an toàn giao thông.

  • Không gian sống đảm bảo đủ ánh sáng và cầu thang có tay vịn.

Cách phòng ngừa trật khớp cổ chân

Không chạy nhảy trên bề mặt gồ ghề để giảm nguy cơ trật khớp cổ chân

Những điều này không chắc chắn giúp chúng ta tránh được hoàn toàn rủi ro trật khớp cổ chân, nhưng sẽ hạn chế tổn thương cho cổ chân và bàn chân. Vậy nên, hãy quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ an toàn cho đôi chân trước khi tham gia bất kì hoạt động nào trong cuộc sống hàng ngày bạn nhé!

Từ khóa » Băng Chân Bị Trật Khớp