Trật Khớp Cùng đòn Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị

Trật khớp cùng đòn là một hội chứng thường gặp ở những người trẻ tuổi, chiếm khoảng 10% chấn thương vùng vai. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời tốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận động và gây khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh.

5/5 - (29 bình chọn)
  1. 1. Trật khớp cùng đòn là bệnh gì?
  2. 2. Phân loại trật khớp cùng đòn
  3. 3. Nguyên nhân
  4. 4. Dấu hiệu nhận biết khi khớp cùng đòn bị trật
  5. 5. Các phương pháp chẩn đoán trật khớp cùng đòn
  6. 6. Điều trị trật khớp cùng đòn như thế nào?
    1. 6.1 Điều trị bảo tồn
    2. 6.2 Điều trị bằng phẫu thuật
      1. 6.2.1 Phẫu thuật cố định khớp cùng đòn
      2. 6.2.2 Cố định xương đòn vào mỏm quạ
  7. 7. Phòng ngừa hội chứng trật khớp cùng đòn

1. Trật khớp cùng đòn là bệnh gì?

Trật khớp cùng đòn là chấn thương vùng vai xảy ra do té ngã khiến vai va đập mạnh với tư thế cánh tay áp sát thân mình. Tình trạng này thường gặp ở các vận động viên xe đạp, trượt tuyết, đá bóng.

trật khớp cùng đòn

Đây là một chấn thương rất phổ biến ở vai

Tùy theo mức độ tổn thương và lệch dây chằng, trật khớp cùng đòn có thể chỉ làm căng giãn, đứt một phần dây chằng. Nhưng với các trường hợp nặng, các dây chằng giữ xương đòn dưới bị đứt có thể khiến đầu ngoài xương đòn bị bật lên, có thể da phía ngoài nhô lên.

2. Phân loại trật khớp cùng đòn

Theo Rockwood, trật khớp cùng đòn gồm 6 loại như sau:

Loại tổn thương Biểu hiện lâm sàng Biểu hiện trên phim X-quang
I Hạn chế vận động vùng vai, đau khớp cùng quạ đòn. Vùng gian – quạ đòn không đau. Không có biểu hiện bất thường.
II Đầu ngoài xương đòn nhô lên chút ít so với mỏm cùng vai. Ấn thấy đau vùng gian quạ – đòn, có dấu hiệu phím đàn. Đầu ngoài xương đòn hơi nhô cao, khớp cùng đòn giãn rộng. Chụp X-quang không thấy thay đổi so với bên bình thường.
III Đầu ngoài xương đòn nhô cao, gồ lên mặt da. Đầu xương đòn nhô cao so với mỏm cùng vai. Khoảng gian quạ – đòn tăng lên 25-100% so với bên lành.
IV Mức độ đau tăng nặng, đầu ngoài xương đòn trật ra sau hẳn so với mỏm cùng vai. X quang nách hoặc CT scan sẽ thấy đầu ngoài xương đòn bị di lệch ra sau.
V Đau dữ dội, da bị gồ lên rõ rệt. Khoảng gian quạ đòn tăng 100-300% so với bên lành.
VI Vai phẳng, mỏm cùng vai nhô lên cao. Có thể xuất hiện gãy xương đòn, xương sườn hoặc tổn thương đám rối cánh tay kèm theo. Đầu ngoài xương đòn có thể bị trật, nằm dưới mỏm cùng vai hoặc dưới mỏm quạ.

Các loại tổn thương do trật khớp cùng đòn gây ra

3. Nguyên nhân

Trật khớp cùng đòn xảy ra do té ngã khiến vai bị va đập. Chấn thương có thể xảy ra trực tiếp hoặc gián tiếp.

  • Cơ chế gián tiếp: Xảy ra do người bệnh ngã chống tay. Điều này khiến lực truyền dọc theo trục xương cánh tay đến khớp cùng đòn dẫn đến trật.
  • Cơ chế trực tiếp: Chấn thương xảy ra do người bệnh ngã đập vai trong tư thế khớp vai khép khiến mỏm cùng vai bị đẩy vào trong và lệch xuống dưới.

Đối tượng có nguy cơ cao:

  • Vận động viên xe đạp.
  • Cầu thủ bóng đá.
  • Người chơi trượt tuyết.
  • Cầu thủ bóng rổ, bóng chày,…

4. Dấu hiệu nhận biết khi khớp cùng đòn bị trật

Chấn thương do khớp cùng đòn bị trật có thể gây ra một số triệu chứng như:

  • Khớp vai bị đau, vận động khó khăn, hạn chế.
  • Hai vai lệch nhau: Vai bên chấn thương có dấu hiệu xệ xuống, đầu ngoài xương đòn nhô lên khỏi mỏm cùng vai.
  • Triệu chứng phím đàn: Dễ dàng ấn xương đòn về vị trí ban đầu, nhưng khi bỏ tay ra thì đầu ngoài của xương đòn lại nhô lên.
  • Phần vai chấn thương bị sưng, bầm tím, đau nhức dữ dội.

triệu chứng trật khớp cùng đòn

Khi bị ngã, va chạm,.. mà xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào như trên, bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, kiểm tra để chẩn đoán chính xác bệnh lý. Từ đó có phương án điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

5. Các phương pháp chẩn đoán trật khớp cùng đòn

Chẩn đoán khớp có bị trật hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các dấu hiệu lâm sàng kết hợp chụp X-quang. Từ đó đưa ra kết luận cụ thể.

Hình ảnh trật khớp cùng đòn trên film chụp X-quang

Hình ảnh trật khớp cùng đòn trên film chụp X-quang

Trong đó, chụp X-quang bao gồm:

  • X-quang khớp vai sẽ thực hiện ở 3 tư thế: Vai thẳng, xương bả vai chữ Y và X-quang nách.
  • X-quang Zanca: Tương tự chụp X-quang vai thẳng, nhưng đầu phát tia chếch 10 độ về phía đầu. Sử dụng kỹ thuật này giúp quan sát đầu khớp cùng đòn tốt hơn.
  • Chụp X-quang stress: Là phương pháp X-quang thẳng với tay đeo tạ 4-6kg và so sánh 2 bên vai.

6. Điều trị trật khớp cùng đòn như thế nào?

Tùy tình trạng chấn thương người bệnh gặp phải mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó bao gồm điều trị bảo tồn và thực hiện phẫu thuật. Với phẫu thuật, hiện nay có khoảng 60 phương pháp gồm tạo hình dây chằng, chuyển cơ, tái tạo dây chằng,…

6.1 Điều trị bảo tồn

Chỉ định: Áp dụng cho các trường hợp sai khớp độ I, II.

Phương pháp:

Mang áo Desault trong khoảng 4 tuần. Trong thời gian mang áo, cần tái khám chụp phim kiểm tra ít nhất 2 lần. Sau khi tháo áo, người bệnh kết hợp vận động phù hợp để kích hoạt các cơ, tránh cơ bị teo cứng, giúp lấy lại biên độ vận động bình thường của khớp vai.

6.2 Điều trị bằng phẫu thuật

Chỉ định: Một số trường hợp độ III, chủ yếu phẫu thuật áp dụng cho các trường hợp chệch khớp từ độ IV-VI.

Phương pháp:

6.2.1 Phẫu thuật cố định khớp cùng đòn

Phương pháp kết hợp xương bằng đinh Kirscher: Nhược điểm của phương pháp này là có nguy cơ di cư đinh trong quá trình bệnh nhân hồi phục tập vận động và làm việc.

Kết hợp xương bằng nẹp móc: Ưu điểm nhanh gọn, dễ thực hiện. Tuy nhiên chi phí cao và bệnh nhân thường bị đau tại vị trí bắt nẹp, hoặc mắc hội chứng chạm.

6.2.2 Cố định xương đòn vào mỏm quạ

Gồm nhiều kỹ thuật như:

  • Kỹ thuật bắt vít quạ – đòn, vòng chỉ: Chỉ áp dụng cho các trường hợp cấp tính.
  • Sửa chữa dây chằng quạ đòn: Bao gồm 2 kỹ thuật là Arthrex Tightrope và Arthrex Graftrope. Áp dụng được cho cả tổn thương cấp và mãn tính.
  • Tái tạo dây chằng: Phương pháp ưu thế đòi hỏi kỹ thuật cao, bác sĩ phẫu thuật cần có tay nghề, kinh nghiệm.

7. Phòng ngừa hội chứng trật khớp cùng đòn

Để tránh xảy ra tình trạng chệch khớp cùng đòn, trong sinh hoạt hàng ngày chúng ta cần:

  • Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, đúng cách khi hoạt động hoặc chơi thể thao.
  • Có ý thức khi tham gia giao thông, đi lại cẩn thận để tránh tai nạn.
  • Tìm hiểu các nguy cơ có thể gây trật khớp cùng đòn, từ đó có phương án phòng tránh hiệu quả.
  • Tìm hiểu cách sơ cứu khi gặp chấn thương, hạn chế những biến chứng không mong muốn.

Trật khớp cùng đòn là một trong những chấn thương vai phổ biến ở người trẻ tuổi. Khi phát hiện những dấu hiệu và cơn đau bất thường ở vai, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

XEM THÊM:

  • Thoái hóa khớp vai – 7 triệu chứng cảnh báo bệnh cần chú ý!
  • Vật lý trị liệu cứng khớp gối có hiệu quả không? Chuyên gia giải đáp
  • {Gợi ý} 11+ bài tập thoái hóa khớp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà trong mùa covid

Từ khóa » Bong Khớp Cùng đòn