Trật Tự Thứ Bậc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Thông tin tòa soạn
    • Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tạp chí Tổ chức nhà nước
    • Giới thiệu Lãnh đạo Bộ Nội vụ
  • Thời sự - Chính trị
  • Tin hoạt động Tổ chức nhà nước
  • Chuyên mục
    • Cải cách hành chính
    • Bộ Nội vụ - 80 năm xây dựng và phát triển
    • Cải cách tiền lương
    • Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
    • Xây dựng chính quyền địa phương
    • Bạn đọc viết
    • Phòng, chống tác hại của thuốc lá
    • Nghiên cứu - Trao đổi
    • Xây dựng nông thôn mới
    • Thực tiễn - Kinh nghiệm
    • Thi đua - Khen thưởng
    • Nhìn ra thế giới
    • Từ điển Hành chính mở
    • Thông tin - Quảng cáo
Hà Nội, Ngày 26/12/2024
  • Trang chủ
  • Chuyên mục
  • Từ điển Hành chính mở
Trật tự thứ bậc Ngày đăng: 01/11/2014 15:17 Mặc định Cỡ chữ

Đó là hệ thống tổ chức hành chính trong bộ máy thư lại (hành chính kinh điển) dựa trên nguyên tắc kiểm soát và cộng đồng trách nhiệm chặt chẽ giúp hợp nhất, liên kết các thành viên của tổ chức. Trong hệ thống thứ bậc, mỗi thành viên được xếp vào một vị trí công việc cụ thể thích hợp với hệ thống cấp bậc, chức vụ. Trách nhiệm giải trình được thực hiện từ cấp thấp nhất của hệ thống lên các cấp cao hơn và hội tụ tại đỉnh cấu trúc tổ chức.

Ảnh minh họa: internet
  Quyền lực và việc kiểm soát được tiến hành từ trên xuống dưới theo hệ thống thứ bậc. Đối với cá nhân, người chức vụ cao hơn được gọi là “sếp”, người cấp thấp hơn là “nhân viên”. Cấu trúc tổ chức thứ bậc hoàn hảo có hình kim tự tháp. Lực lượng vũ trang được thiết kế gần nhất với kiểu tổ chức này.  Nguyên tắc thứ bậc được áp dụng rộng rãi với tất cả các nhóm có tổ chức. Tuy nhiên, các hệ thống theo thứ bậc có sự khác biệt lớn, từ có tính nguyên tắc cao như quân đội đến tương đối linh hoạt như các trường cao đẳng, đại học. Loại hình cấu trúc có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của tổ chức cũng như ảnh hưởng từ vị thế của cá nhân trong hệ thống thứ bậc đến việc tự định hình tính cách của mình. Trong xã hội hiện đại, cấu trúc phân cấp, phân quyền mềm dẻo, khuyến khích tính sáng tạo của cá nhân thường được áp dụng hơn cấu trúc cứng nhắc, dựa trên các nguyên tắc thứ bậc nghiêm ngặt. Kiểu cấu trúc thứ hai khuyến khích uy quyền, tập trung hoá, tính tuân thủ và khách quan đến vô cảm trong hoạt động, là những đặc tính được đánh giá cao trong môi trường độc đoán. Trong tất cả các kiểu sắp xếp thứ bậc, vấn đề không phải ở mức độ nghiêm ngặt và hình kim tự tháp mà chính các mối quan hệ của con người mới có thể khắc phục được tính cứng nhắc của cấu trúc. Bất chấp những nguy cơ bị lạm dụng, trật tự thứ bậc vẫn tiếp tục là nguyên tắc cơ bản đối với hoạt động của chính quyền các cấp ở hầu hết các nước, giúp cung cấp phương tiện buộc công chức hành chính chịu trách nhiệm giải trình.  --------------------- Hierarchy An administrative organizational system in a bureaucracy based on the principle of interlocking responsibility and control that integrates all personnel. In a hierarchy, each member is placed in a particular niche based on a ranking of roles and a system of status. Accountability flows upward from the broad lowest levels of the hierarchy and is ultimately focused at the apex of the structure. Power and control flow from the apex down through the various levels in the hierarchy. For each individual, those who rank higher are called superordinates, and those who rank lower are subordinates. The perfect hierarchical structure would take the shape of a pyramid, and the armed forces probably come the closest to achieving that organizational design. The principle of hierarchy is universally applied to all organized groups. Hierarchies, however, vary greatly from extremely rigid, such as in the army to relatively flexible, as in a college or university. The type of structure can be important both in terms of the organization’s operations and in the impact that the status of an individual within the hierarchy can have on his or her self-characterization. In a democratic society, a flexible, decentralized structure that encourages individual initiative is generally preferred to a rigid structure based on strict hierarchical principles. The latter encourages power, centralization, conformity, and impersonality in its operations, characteristics that are highly regarded in an authoritarian society. Yet, in all hierarchical arrangements, no matter how strict and pyramidal in nature, personal relationships can overcome structural rigidities. Despite the possibility of abuse, the hierarchical principle remains a key to governmental operations in most countries on all levels and provides the means by which a democratic society can keep its bureaucrats accountable.   ThS. Phạm Đức Toàn - Phó Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ

Bài đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước Số 1/2014

Bình luận

Gửi Về trang trước Gửi email In trang

Tin tức cùng chuyên mục

ĐỐI SÁNH GIỮA PHÂN QUYỀN VÀ TẬP QUYỀN - DECENTRALIZATION VS. CENTRALIZATION

Ngày đăng 23/10/2024 Các cơ cấu quản trị trong các tổ chức công và tư đều thường quan tâm xử lý tình trạng căng thẳng giữa phương thức phân quyền (phân cấp) và tập quyền (tập trung hóa). Trong khi tập quyền tập trung thẩm quyền ra quyết định ở cấp cao nhất, thì phân quyền phân bổ quyền lực này theo nhiều cấp độ khác nhau trong tổ chức. Cả hai mô hình đều mang lại những cơ hội và thách thức riêng, đặc biệt là trong cách ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch chiến lược, thiết lập mục tiêu, phân bổ nguồn lực và năng suất hiệu quả hoạt động tổng thể - Governance structures across public and private organizations often grapple with the tension between decentralization and centralization. While centralization concentrates decision-making authority at the top, decentralization distributes this power to various levels within an organization. Both models present unique opportunities and challenges, particularly in how they influence strategic planning, goal setting, resource allocation, and overall operational efficiency.

TÀI NĂNG VÀ QUẢN LÝ TÀI NĂNG - TALENT AND TALENT MANAGEMENT

Ngày đăng 24/09/2024 Các nhà nước luôn nỗ lực tuyển dụng, giữ chân, đãi ngộ - khen thưởng và phát triển đội ngũ nhân viên công (cán bộ, công chức, viên chức) của mình. Tuy nhiên, họ phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt từ khu vực tư, nơi thường thu hút những nhân tài hàng đầu nhờ các cơ hội và những gói thù lao hấp dẫn. Nếu các cơ quan nhà nước không thể tuyển dụng và giữ chân được những cá nhân có năng lực sẽ ảnh hưởng tới năng suất hiệu quả và làm trầm trọng thêm những khuyết yếu trong chu trình quản trị quốc gia. Điều này cũng khiến cho khu vực công gặp thách thức phức tạp hơn khi quản lý việc thực thi ngày càng được chú trọng và khi trách nhiệm giải trình, kết quả công tác trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, "cuộc chiến giành nhân tài" đã trở thành ưu tiên hàng đầu của các hệ thống công vụ trên toàn cầu, trong quá trình xây dựng một lực lượng lao động có động lực, kỹ năng nhằm cung ứng dịch vụ công hiệu quả và thúc đẩy những kết quả tác động tích cực cho xã hội - Governments are constantly striving to recruit, retain, reward, and develop their pool of public employees. However, they face fierce competition from the higher-paying private sector, which often attracts top talent with more lucrative compensation packages and opportunities. When governments are unable to recruit and retain capable individuals, it exacerbates a vicious cycle of weak governance and inefficiency. This challenge is compounded by the growing emphasis on performance management in the public sector, where accountability and results are more critical than ever. As a result, the "war for talent" has become a top priority for civil services worldwide, as they seek to build a skilled and motivated workforce capable of delivering public services effectively and driving positive societal outcomes.

Nâng cao động lực trong lực lượng lao động khu vực công - Enhancing motivation in the public sector workforce

Ngày đăng 30/08/2024 Động lực là một yếu tố then chốt, vì nhân viên là nền tảng sức mạnh của bất kỳ tổ chức nào. Động lực có ảnh hưởng lớn đến các kết quả ảnh hưởng thiết yếu như duy trì sự gắn bó với công việc và giữ chân nhân viên lâu dài. Trong lĩnh vực hành chính công và khu vực thứ ba, động lực nội sinh và động lực vị tha đặc biệt quan trọng. Motivation is a critical factor, as employees form the backbone of any organization. It greatly impacts essential outcomes like sustained work engagement and long-term employee retention. In public administration and the third sector, intrinsic and altruistic motivations are particularly vital.

Hoạch định lực lượng lao động, tuyển mộ và tuyển chọn - Workforce Planning, recruitment, and selection

Ngày đăng 15/07/2024 Hoạch định lực lượng lao động (hoạch định nguồn nhân lực) tạo thuận lợi cho việc xây dựng các chiến lược thích hợp để thu hút, giữ chân và phát triển tài năng phù hợp với các mục tiêu của tổ chức. Công tác này bao gồm việc thực hiện các chương trình đào tạo theo mục tiêu, tạo cơ hội phát triển sự nghiệp và các sáng kiến lập quy hoạch kế cận nhằm xây dựng một lực lượng lao động vững mạnh và thích ứng. Thông qua cách tiếp cận đồng bộ và thống nhất trong công tác quản lý nguồn nhân lực, hoạch định lực lượng lao động giúp các tổ chức tối ưu hóa lực lượng lao động, nâng cao sự gắn kết của nhân viên và cuối cùng là đạt được các mục tiêu của tổ chức - Workforce planning (Human resources planning) facilitates the development of tailored strategies to attract, retain, and develop talent in alignment with organizational objectives. This includes implementing targeted training, career development opportunities, and succession planning initiatives to build a resilient and adaptable workforce. Through a holistic and integrated approach to managing human resources, workforce planning helps organizations optimize their workforce, improve employee engagement, and ultimately achieve organizational goals.

Quản lý và nâng cao kết quả thực thi - Performance Management and Improvement

Ngày đăng 01/07/2024 Mỗi cá nhân có trình độ học vấn, năng lực, tính cách, đặc điểm hành vi và thái độ với công việc khác nhau. Tuy nhiên, khi được một tổ chức tuyển dụng, mục tiêu chính của nhân viên là thực thi nhiệm vụ trong công việc của mình một cách hiệu quả và đóng góp vào kết quả trông đợi của tổ chức. Thông qua việc đầu tư cho đào tạo và phát triển nhân viên, cùng với việc bồi đắp văn hóa học tập liên tục, các tổ chức sẽ nâng cao được năng suất và kết quả thực thi. Các sáng kiến và nỗ lực đào tạo (bồi dưỡng) và phát triển có mục đích nâng cao năng suất thông qua việc tăng cường khả năng thực thi nhiệm vụ của nhân viên một cách hiệu quả. Những hoạt động này rất quan trọng đối với các tổ chức đang phấn đấu nâng cao hiệu suất và hiệu quả, bởi lẽ kết quả thực thi của lực lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của tổ chức. Bằng cách chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân viên, công tác quản lý nguồn nhân lực đảm bảo tri thức liên tục đổi mới, tạo thuận lợi cho quá trình trao đổi kiến thức và kinh nghiệm cũng như khuyến khích những hành vi tích cực, chủ động. Những nỗ lực này đóng góp chung vào lợi thế cạnh tranh của tổ chức - Individuals differ in terms of educational qualifications, competencies, personalities, behavioral traits, and attitudes. However, when they are hired by an organization, their primary objective is to perform their job duties effectively and contribute to the organization's desired outcomes. Investing in employee training and development, along with fostering a culture of continuous learning, allows organizations to enhance productivity and performance. Training and development efforts aim to improve productivity by increasing employees' abilities to perform their tasks effectively. These initiatives are crucial for organizations striving for efficiency and effectiveness, as the performance of their workforce directly impacts organizational success. By focusing on employee training and development, human resource management ensures continuous knowledge innovation, facilitates the exchange of knowledge and experiences, and encourages proactive behavior. These efforts collectively contribute to the organization’s competitive advantage.

Tiêu điểm

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: Phải ra được mô hình bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Nội vụ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, với nhiệm vụ quan trọng trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, Bộ Nội vụ phải tham mưu cho Chính phủ chỉ đạo, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước bảo đảm khẩn trương, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả; phải ra được mô hình bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Tin mới nhất

Kiên Giang: Bầu Phó Bí thư Tỉnh ủy giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh

Chi tiết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025

Công bố Quyết định thành lập Đảng bộ xã Hội Thịnh và quyết định về công tác cán bộ

Sẵn sàng vận hành bộ máy mới sau sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023-2025

Quận Hồng Bàng triển khai Nghị quyết về việc sáp nhập 3 xã Đại Bản, An Hồng, An Hưng (huyện An Dương) về quận và sắp xếp các phường

  • Giới thiệu
  • Thời sự - Chính trị
  • Tin hoạt động Tổ chức nhà nước
  • Chuyên mục

Trụ sở tòa soạn: Số 8 Tôn Thất Thuyết, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 080 48575

Email: tapchitcnn@moha.gov.vn.

Giấy phép hoạt động: số 427/GP-BTTTT ngày 08/7/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

®Tạp chí điện tử Tổ chức nhà nước là cơ quan báo chí của Bộ Nội vụ, có chức năng thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Tổng Biên tập: TS Trần Nghị

Trưởng ban Ban Tạp chí điện tử: ThS Trần Ngọc Kiên

Bản quyền thuộc Tạp chí Tổ chức nhà nước - Bộ Nội vụ

Từ khóa » Cấp Bậc Quyền Lực