Trầu Bà Cẩm Thạch: Ý Nghĩa Phong Thủy, đặc điểm Và Cách Chăm Sóc

Trầu Bà Cẩm Thạch: Ý nghĩa phong thủy, đặc điểm và cách chăm sócCây trầu bà cẩm thạch

Trầu bà cẩm thạch được coi là một trong những loại trầu bà được ưa chuộng hiện nay. Loại trầu bà này rất nổi bật và khác những loại trầu bà khác bởi lá có màu sắc độc đáo. Điều này góp phần làm không gian trong nhà thêm tươi mới và đẹp mắt hơn nhiều. Những thao tác trồng và chăm sóc cây đều rất đơn giản. Hãy cùng Mogi tìm hiểu về ý nghĩa phong thủy, đặc điểm, cũng như cách chăm sóc nhé !

Cây trầu bà cẩm thạch là cây gì?

Trầu bà cẩm thạch hay còn được gọi là cây trầu bà sữa. Nó có tên tiếng Anh là Australian native monstera. Còn tên khoa học là: Epipremnum aureum ‘Marble Queen’. Đây là cây thuộc họ thực vật: Araceae – họ Ráy.

Loại cây này có nguồn gốc từ miền Bắc Australia, Malaysia. Còn tại Việt Nam, cây trầu bà cẩm thạch được trồng làm cảnh hầu như ở khắp các tỉnh thành

Trầu bà cẩm thạch là loại cây rất được ưa chuộng

>Tham khảo thêm: Đặt cây phong thủy như thế nào để đón tài lộc

Đặc điểm nhận biết

Đây là loại cây thân cỏ, dạng dây leo, sống lâu năm, thường được trồng trong chậu. Thân cây rất mềm mại, có nhiều rễ phụ rũ xuống nên nhìn rất đẹp mắt. Lá của nó khá đặc biệt. Lá có hình trái tim, màu xanh loang những vệt trắng như sữa. Gân chính của lá rõ ràng, mép nguyên còn cuống lá dài có màu trắng

Thân cây mềm mại, nhiều rễ phụ rũ xuống

Vị trí đặt cây hợp phong thủy

Có thể trồng trong phòng hoặc ngoài trời nhưng phải là chỗ râm mát. Tại các văn phòng, trầu bà cẩm thạch được đặt làm cây cảnh trang trí. Với ý nghĩa thu hút năng lượng tích cực, giúp công việc được hanh thông, thuận lợi.

Ngoài ra, nó cũng được đặt tại một số khu vực phổ biến khác. Ví dụ như bàn tiếp khách, quầy lễ tân hay góc phòng làm việc. Vị trí thích hợp là đặt tại góc phía Đông hoặc Đông Nam của căn phòng.

Cây được dùng để trang trí phổ biến tại các quán cafe, văn phòng

Các loại trầu bà Cẩm thạch

Trầu bà cẩm thạch thuỷ sinh

Không chỉ là được coi là vật trang trí mà loại cây này còn mang lại tài lộc, thịnh vượng. Đây được xem như biểu tượng của sự may mắn, bình an và thành đạt. Cây hút khí độc, thanh lọc làm không khí trong lành. Cây thủy sinh được trồng trong bình thủy tinh. Sống được trong nhà và môi trường máy lạnh. Không tốn thời gian chăm sóc, không cần đất và nhiều ánh sáng. 

Cây trồng thủy sinh rất dễ chăm sóc

Trầu bà cẩm thạch vàng

Đây được xem như là một trong những loại trầu bà đẹp. Lá của nó cũng gần hình thái giống với trầu bà cẩm thạch. Màu chủ đạo của lá trầu bà cẩm thạch Marble Queen Pothos là xanh xen kẻ trắng, Còn màu xanh xen vàng lại là màu lá chủ đạo của Jessenia pothos. So với trầu bà cẩm thạch thì trầu bà cẩm thạch vàng có tốc độ sinh trưởng chậm hơn 

Đây được xem là một trong những loại trầu bà đẹp

Trầu bà lá xẻ cẩm thạch

Monstera cẩm thạch hay còn được gọi là Trầu bà Nam Mỹ cẩm thạch lá xẻ. Đây được coi là biểu tượng của phú quý, uy quyền, sang trọng. Cây chủ yếu được dùng để trang trí trong nhà. Phiến lá to có màu cẩm thạch bóng đẹp. Chiều dài của phiến lá có thể lên tới 60cm. Sau khi lớn lá có hình dạng như những chiếc lông vũ do thùy lá xẻ ra. Loại cây này thân leo, rất ít sâu bệnh. Điều đó giúp cho cây phát triển rất lớn và um tùm và rất lớn

Trầu bà Nam Mỹ cẩm thạch lá xẻ là biểu tượng của phú quý, uy quyền, sang trọng.

>Tham khảo thêm: Cây phong thuỷ và 3 lưu ý giúp gia chủ phát tài, may mắn nhất

Ý nghĩa phong thủy và công dụng

Ý nghĩa phong thủy

Ý nghĩa lớn nhất chính là đem lại may mắn, sự thành đạt và bình an cho gia chủ. Bên cạnh đó, nó còn tượng trưng cho sức khỏe bền vững cũng như ý chí kiên cường. Do vậy, loại cây này được nhiều người chọn làm quà tặng trong những dịp khai trương cửa hàng, tân gia hoặc mừng thọ.

Cây Trầu Bà Cẩm Thạch hợp mệnh gì?

Với màu trắng đặc trưng, trầu bà cẩm thạch rất hợp với những người mệnh Kim.

Cây Trầu Bà Cẩm Thạch hợp tuổi gì?

Loại cây này hợp với những tuổi thuộc mệnh Kim theo phong thủy:

  • Nhâm Thân (1932, 1992)
  • Ất Mùi (1955, 2015)
  • Giáp Tý (1984, 1924)
  • Quý Dậu (1933, 1993)
  • Nhâm Dần (1962, 2022)
  • Ất Sửu (1985, 1925)
  • Canh Thìn (1940, 2000)
  • Quý Mão (1963, 2023)
  • Tân Tỵ (1941, 2001)
  • Canh Tuất (1970, 2030)
  • Giáp Ngọ (1954, 2014)
  • Tân Hợi (1971, 2031)

Công dụng 

Cây có khả năng hút được những khí độc phát ra từ máy vi tính. Loại bỏ formaldehydes, là một chất gây ung thư cũng như một số chất hóa học dễ bay hơi khác. Với ý nghĩa đem lại cho gia chủ nhiều may mắn, thành đạt và bình an, Vì vậy loài cây này thường được sử dụng để trang trí cũng như kết hợp làm nguyên liệu trong cắm hoa nghệ thuật.

Đây là loại cây thanh lọc không khí được nhiều người ưa chuộng

Phù hợp để đặt làm cây cảnh trang trí tại nhà, cũng như nhà hàng, văn phòng, khách sạn. Việc chăm sóc cũng khá đơn giản. Đây là giống cây có khả năng chịu bóng và bán bóng râm, có tốc độ sinh trưởng khá nhanh.

Do vậy, phổ biến nhất chính là công dụng để làm cây nội – ngoại thất. Chúng thường được trồng trong chậu. Và được treo để trang trí tiểu cảnh giếng trời, quán cafe, giàn treo sân thượng, văn phòng làm việc.

>Tham khảo thêm: Cây trồng trong nhà: Chọn sao để mau phát tài?

Cách trồng trầu bà cẩm thạch

Trầu bà cẩm thạch rrồng bằng đất hoặc tphương pháp thủy canh đều đơn giản. Còn cách nhân giống phổ biến đó là phương pháp giâm cành, hoặc bạn cũng có thể tách bụi.

Cách trồng và nhân giống khá đơn giản

Nhân giống bằng phương pháp giâm cành

  • Dùng kéo hoặc dao cắt một đoạn dài 8-15 cm từ phần khỏe mạnh của thân cây. Lưu ý cắt góc 45 độ
  • Từ đoạn được chọn, ta chia thành các đoạn nhỏ hơn, mỗi đoạn có 1 node và 1 lá ở giữa.
  • Sau đó ngâm vào phân bón kích rễ như N3M, Roots 2, Bimix Super Root, Atonik… trong 15 phút. Tiếp đến là cho các mắt vào các bầu ươm đã chuẩn bị từ trước. Cuối cùng dùng nylon bọc chùm lại và nhớ phun giữ ẩm hàng ngày.
  • Sau khoảng 1 – 2 tuần thì mắt sẽ bung rễ và nảy chồi. Tầm khoảng 1,5 tháng sau, cây con sẽ được sinh ra từ các mắt này. Lúc đó có thể lấy cây con để trồng vào chậu trang trí

Nhân giống bằng phương pháp tách bụi 

Với cách nhân giống này thì chỉ cần thao tác bằng cách nhổ bụi lên và tách các nhánh. Sau đó trồng vào chậu trồng đã chuẩn bị sẵn và nhớ phun tưới ẩm đều đặn. Tầm 1 tuần sau, sẽ có rễ mới mọc ra và hình thành nên một cây trầu bà cẩm thạch mới.

Trồng bằng phương pháp thủy sinh

Đây là phương pháp trồng cây trầu bà được nhiều dân văn phòng ưa chuộng hiện nay. Vì trồng cây thủy sinh rất đơn giản trong khâu vệ sinh và chăm sóc. Trước tiên, phải tỉa bỏ rễ hư, rễ già. Sau đó rửa sạch đất dính ở rễ và ở gốc. Đặt đoạn cây vào trong bình thủy tinh để giúp cây có thể hút nước và phát triển. 

Một nhánh cây chuẩn bị được trồng theo phương pháp thủy sinh

Để cây phát triển tốt hơn thì nên đặt cây ở nơi có bóng râm hoặc ít ánh nắng mặt trời. 1 tuần nên Thay nước cho cây 1 lần, nước ngập 2/3 rễ. Khoảng 2 tuần thì cho cây ra ngoài nắng nhẹ tầm 1 tiếng, vào khoảng thời gian từ 7-9h sáng. 

>Tham khảo thêm: Cây trầu bà vàng có đặc điểm và ý nghĩa gì đặc biệt?

Cách chăm sóc cây trầu bà cẩm thạch

Đây là loài cây ưa ẩm, nhu cầu về nước cao, không có khả năng chịu hạn. Cần phải tưới nước theo tần suất là 1 lần/ngày. Nếu tưới nước quá nhiều sẽ làm cây ngập úng, bị thối rễ và vàng lá.

Đối với cây thủy sinh, cần thay nước với tần suất 1 tuần 1 lần. Lượng nước ngập 2/3 toàn bộ bộ rễ.  Do loại cây này cũng không cần nhiều dinh dưỡng vì vậy lượng phân bón cũng không cần sử dụng nhiều. Có thể lấy một số loại phân bón lá hòa tan rồi sau đó tưới cho cây.

1. Ánh sáng

Là giống cây ưa bóng râm, vì vậy bạn không được để chậu trầu bà cẩm thạch ngoài trời có ánh nắng gắt. Bởi vì nếu quá nắng sẽ khiến cây sẽ bị héo, hoặc cháy lá và đều khiến cây bị chết

2. Nhiệt độ

Với môi trường mát mẻ, nhiệt độ phòng khoảng 18 – 25 độ, cây sẽ phát triển tốt nhất

3. Đất trồng

Trộn hỗn hợp giá thể trồng tỉ lệ: 1 đất sạch: 1 phân trùn quế: 1xơ dừa để trồng hoặc dùng để bổ sung thêm vào chậu. Để tiện lợi và không cần phải phối trộn,có thể sử dụng đất ORGAMIX 3 IN 1. Điều này giúp tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian

4. Tưới nước cho cây

Tưới 2 lần/ngày với lượng nước vừa phải. Vào sáng sớm thì tưới đậm và vào chiều mát thì nên tưới nhẹ lại. Dùng bình xịt phun đều lên khắp các tán cây. Đối với phần lá và gốc thì phun nhẹ nhàng. Trong trường hợp thời tiết ẩm ướt thì chỉ cần phun nước lên bề mặt lá.

Để cây quang hợp tốt hơn cần lau sạch bụi trên lá khoảng 1 tháng/lần. Đồng thời kiểm tra sâu bệnh trên cây.

5. Phân bón

Mỗi tháng bón phân 1 lần sẽ giúp cây phát triển tốt, bạn có thể sử dụng một số loại phân bón như: phân trùn quế tan chậm, phân bón hữu cơ.

Cần phải tưới nước theo tần suất là 1 lần/ngày

Trên đây là toàn bộ những thông tin về loại trầu bà cẩm thạch được nhiều người yêu thích. Hy vọng sẽ giúp bạn chọn được một cây trầu bà trang trí cho ngôi nhà xinh đẹp của mình. Đừng quên đón đọc những bài viết thú vị khác trên Mogi.vn nữa nhé

>Có thể bạn quan tâm: Cây bình an mang ý nghĩa gì? Phong thuỷ, cách trồng và cách chăm sóc

Nguyễn My

Từ khóa » Trầu Bà Cẩm Thạch Lá Lớn