Trẻ 1 Tuổi Biếng ăn Phải Làm Sao? Mách Mẹ 5 Cách Hiệu Quả

Trẻ 1 tuổi biếng ăn kéo dài có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như: suy dinh dưỡng, rối loạn tăng trưởng, chậm phát triển trí não, ảnh hưởng đến phát triển EQ… Vậy khi trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao? Mời bạn tham khảo một số cách giúp trẻ hết biếng ăn trong bài viết dưới đây.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Thế nào là biếng ăn?
  • 2. Nguyên nhân trẻ 1 tuổi biếng ăn
    • 2.1 Biếng ăn sinh lý
    • 2.2 Biếng ăn bệnh lý
    • 2.3 Biếng ăn do thói quen xấu
      • 2.3.1 Trẻ ham chơi trong giờ ăn
      • 2.3.2 Trẻ ăn nhiều trong bữa phụ
      • 2.3.3 Trẻ ăn không đúng giờ
      • 2.3.4 Trẻ bắt chước ba mẹ
    • 2.4. Một số nguyên nhân khác
      • Không khí bữa ăn căng thẳng
      • Đồ ăn không hợp khẩu vị
  • 3. Biểu hiện trẻ 1 tuổi biếng ăn
  • 4. Tác hại khi trẻ 1 tuổi biếng ăn
    • 4.1. Trẻ suy dinh dưỡng và rối loạn tăng trưởng
    • 4.2. Trí não chậm phát triển
    • 4.3. Sức đề kháng kém
    • 4.4. Chỉ số cảm xúc chậm phát triển
  • 5. Giải đáp: Trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao?
    • 5.1. Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn
    • 5.2. Xay nhỏ thức ăn
    • 5.3. Chia nhỏ bữa ăn
    • 5.4. Xây dựng bữa ăn đa dạng
    • 5.5. Đưa trẻ đi khám

1. Thế nào là biếng ăn?

Biếng ăn là việc trẻ ăn ít hơn bình thường, ít hơn so với tháp dinh dưỡng độ tuổi, trẻ không chịu ăn, quấy khóc bỏ ăn. Tình trạng biếng ăn thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ từ 1 – 6 tuổi, thời gian này cơ thể trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, tốc độ tăng trưởng giảm dần, lượng thức ăn cần thiết cũng thay đổi theo.

Trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao - Trẻ quấy khóc trong bữa ăn

Trẻ quấy khóc trong bữa ăn, trốn tránh để không phải ăn

Theo đó, trẻ 1 tuổi biếng ăn có thể do nhu cầu thức ăn giảm theo độ tuổi (biếng ăn sinh lý), hay có thể do gặp vấn đề sức khỏe nên không muốn ăn, giảm cảm giác thèm ăn (biếng ăn bệnh lý). Để giải đáp thắc mắc trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao cần tìm đúng nguyên nhân để lựa chọn phương pháp phù hợp.

2. Nguyên nhân trẻ 1 tuổi biếng ăn

Có 4 nhóm nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ 1 tuổi biếng ăn gồm vấn đề sinh lý, vấn đề bệnh lý, thói quen xấu hàng ngày và nguyên nhân khác.

2.1 Biếng ăn sinh lý

Biếng ăn sinh lý là chứng biếng ăn bắt nguồn từ thay đổi bên trong cơ thể, biến đổi về mặt sinh lý, sự thích nghi của cơ thể với những thay đổi bên ngoài.  Một số nguyên nhân của chứng biếng ăn sinh lý của trẻ 1 tuổi như sau:

– Thiếu dinh dưỡng từ khi còn là thai nhi: Khi mang thai nếu người mẹ bổ sung thiếu chất dinh dưỡng có thể khiến thai nhi bị thiếu dinh dưỡng, dẫn tới biếng ăn. Những trẻ này có thể lười bú mẹ ngay lúc mới chào đời.

– Thay đổi sinh lý: Từ khi chào đời đến 1 tuổi, trẻ có thể trải qua các giai đoạn thay đổi sinh lý như biết lật, biết ngồi, biết bò, mọc răng, học nói… Lúc đó, việc ăn ít hơn trong vài ngày hay vài tuần có thể coi là biểu hiện bình thường.

– Giảm lượng thức ăn cần thiết theo độ tuổi: Khi trẻ lên 1 tuổi, theo cơ chế sinh học tự nhiên, trẻ sẽ không cần bổ sung nhiều thức ăn và chất dinh dưỡng như giai đoạn trước đó.

– Mọc răng sữa: Lên 1 tuổi trẻ bắt đầu mọc răng, việc này gây đau, sốt, khó khăn trong việc nhai nuốt khiến trẻ không muốn ăn.

– Chưa quen với chế độ dinh dưỡng mới: Trẻ 1 tuổi đã có thể tập ăn cơm nát, thức ăn mềm, không phải thức ăn lỏng như cháo trước đó. Ban đầu trẻ có thể chưa thích ứng được với sự thay đổi nên không muốn ăn.

2.2 Biếng ăn bệnh lý

Trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao - Trẻ biếng ăn do bị ốm

Trẻ bị ốm nên người mệt mỏi, ăn không ngon miệng, không muốn ăn

Nếu không phải do thay đổi sinh lý, trẻ có thể biếng ăn do bị bệnh. Một số nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ 1 tuổi biếng ăn như sau:

– Trẻ bị viêm amidan, áp xe lợi, viêm tuyến nước bọt, nấm lưỡi, có vết loét trong miệng… gây đau khi nhai nuốt nên không muốn ăn.

– Trẻ bị rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, nôn, táo bón, đầy hơi… khiến trẻ mệt mỏi, không thấy ngon miệng, không muốn ăn.

– Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm dạ dày, viêm ruột gây sốt, mệt mỏi, đau đớn, mất vitamin và khoáng chất khiến trẻ đầy bụng, không muốn ăn, lười ăn.

2.3 Biếng ăn do thói quen xấu

Một số thói quen xấu khi ăn khiến trẻ không muốn ăn, ăn không ngon miệng, ăn ít. Tình trạng này kéo dài trở thành chứng biếng ăn ở trẻ.

2.3.1 Trẻ ham chơi trong giờ ăn

Nhiều gia đình để dỗ bé ăn thường làm trò cho bé vui, bật tivi, bật điện thoại, rong bé đi khắp nhà hàng xóm xung quanh… Việc này dần hình thành thói quen cho bé là bữa nào cũng phải lặp lại những hành động như vậy mới chịu ăn.

Mặt khác, trẻ 1 tuổi đang bắt đầu tò mò với thế giới xung quanh, trẻ dễ bị thu hút bởi những điều mới lạ. Việc bật tivi, điện thoại… khiến trẻ không tập trung, trẻ chịu ăn nhưng ăn ít hơn bình thường, dần trở nên biếng ăn hơn.

2.3.2 Trẻ ăn nhiều trong bữa phụ

Việc chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa phụ giúp bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng cần thiết trong ngày cho trẻ. Tuy nhiên, gia đình cần chú ý phân chia lượng thức ăn bữa phụ, bữa chính phù hợp. Không nên cho trẻ ăn nhiều vào bữa phụ, như vậy bữa chính trẻ đã no bụng, không còn muốn ăn thêm nữa.

2.3.3 Trẻ ăn không đúng giờ

Trẻ chỉ thực sự muốn ăn và có cảm giác no khi chúng muốn. Nhiều gia đình không sắp xếp thời gian cố định, cho trẻ ăn vào bất kỳ thời điểm nào rảnh. Điều này dẫn đến việc có khi trẻ đang no vẫn phải ăn tiếp hay trẻ đang đói mà chưa đến giờ ăn. Lâu dần, trẻ sẽ không có cảm giác no hay đói nữa, không có hứng thú muốn ăn và ăn ít đi.

2.3.4 Trẻ bắt chước ba mẹ

Cha mẹ nên là tấm gương tập cho con thói quen ăn đúng giờ, tập trung trong khi ăn. Trẻ 1 tuổi bắt đầu làm quen với thế giới xung quanh, chúng sẽ bắt chước hành động của mọi người xung quanh, đặc biệt là cha mẹ – người trẻ tiếp xúc nhiều nhất.

Việc cha mẹ không ăn đúng giờ, đúng bữa, không tập trung ăn (sử dụng điện thoại, vừa bàn công việc vừa ăn…) trẻ sẽ học rất nhanh. Điều này không chỉ khiến trẻ 1 tuổi bị biếng ăn mà còn không tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

2.4. Một số nguyên nhân khác

Những nguyên nhân bên ngoài như không khí bữa ăn, đồ ăn không hợp khẩu vị…. cũng khiến trẻ biếng ăn. Để tìm ra phương pháp phù hợp giải quyết vấn đề trẻ biếng ăn, bạn cần tìm hiểu cả những nguyên nhân khách quan này.

Không khí bữa ăn căng thẳng

Việc các thành viên trong gia đình cãi nhau, trẻ bị mắng trước khi ăn hay các nguyên nhân khác khiến không khí bữa ăn luôn căng thẳng khiến trẻ biếng ăn. Lúc đó, trẻ chỉ tập trung chú ý đến mọi người xung quanh, tập trung vào nỗi sợ mà người lớn đặt lên bé mà không để tâm vào đồ ăn, không thấy ngon miệng và không muốn ăn nhiều.

Đồ ăn không hợp khẩu vị

Ai cũng có những món ăn khoái khẩu của mình. Nếu ba mẹ cho trẻ ăn đồ ăn không hợp khẩu vị, trẻ sẽ không muốn ăn. Lúc này dù có ép thế nào trẻ cũng không ăn hoặc ăn ít, dần trở thành biếng ăn.

3. Biểu hiện trẻ 1 tuổi biếng ăn

Trước khi tìm cách khắc phục việc trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao, bạn cần xác định xem trẻ có thực sự bị biếng ăn hay không. Ngoài việc ăn ít hơn so với nhu cầu cần thiết, trẻ bị biếng ăn khi có trên 2 trong số các biểu hiện dưới đây:

– Trẻ ăn lâu, bữa ăn kéo dài hơn 30 phút.

– Trẻ ngậm đồ ăn, không chịu nuốt hoặc nhè đồ ăn ra ngoài.

– Trẻ quấy khóc không chịu ăn, chạy trốn khi biết đến giờ phải ăn.

– Trẻ buồn nôn khi thấy thức ăn.

– Trẻ không tăng cân hoặc tăng không đáng kể trong suốt 3 tháng.

4. Tác hại khi trẻ 1 tuổi biếng ăn

Trẻ biếng ăn không chỉ khiến gia đình lo lắng, mệt mỏi, bản thân sức khỏe của bé cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng càng kéo dài càng kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn.

4.1. Trẻ suy dinh dưỡng và rối loạn tăng trưởng

Trẻ 1 tuổi vẫn đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, cần bổ sung nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng mỗi ngày. Do trẻ biếng ăn, lượng thức ăn và dinh dưỡng nạp vào mỗi ngày không đủ đáp ứng nhu cầu cơ thể. Trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, cơ thể chậm lớn, chậm phát triển hơn so với trẻ cùng tuổi.

Đặc biệt, thiếu hụt một số chất dinh dưỡng quan trọng sẽ gây rối loạn tăng trưởng. Thiếu vitamin A làm mắt khô, thị lực kém. Thiếu vitamin D và canxi làm còi xương, chậm lớn. Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu, vàng da;

4.2. Trí não chậm phát triển

Nghiên cứu cho thấy, trẻ biếng ăn thua kém về trí tuệ hơn hẳn so với trẻ được đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng. cụ thể là kém 14 điểm chuẩn MDI – Mental Developmental Index. Một số dưỡng chất quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ như Sắt, Omega 3, DHA, Omega 6…

4.3. Sức đề kháng kém

Những trẻ biếng ăn thường rất hay ốm vặt như viêm họng, viêm đường hô hấp, tiêu chảy… và ốm lâu khỏi, nhanh bị lại. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém, không đủ khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh cũng như chiến đấu với bệnh tật.

4.4. Chỉ số cảm xúc chậm phát triển

Bên cạnh IQ – chỉ số trí tuệ thì EQ – chỉ số cảm xúc cũng vô cùng quan trọng. Nhiều doanh nghiệp coi trọng EQ còn hơn IQ. Chỉ số này ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp, khả năng thích nghi, tiếp cận vấn đề mới, khả năng diễn đạt… của trẻ. Chỉ số EQ thấp, trẻ trở nên trầm lặng hơn, thụ động hơn, khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức… nặng hơn là mắc bệnh tự kỷ.

5. Giải đáp: Trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao?

5.1. Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn

Không khí bữa ăn thoải mái giúp tâm trạng bé vui vẻ, bé sẽ cảm thấy ngon miệng hơn. Việc tạo không khí vui vẻ không phải bật tivi, bật điện thoại cho bé vừa chơi vừa ăn. Điều này chỉ chỉ có tác dụng nhất thời, lâu dần khiến trẻ biếng ăn hơn.

Trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao- Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn

Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn khiến trẻ ăn ngon miệng hơn

Gia đình có thể nói chuyện với bé trong bữa ăn. Các thành viên cười nó vui vẻ làm không khí bữa ăn vui vẻ, thoải mái hơn. Tuyệt đối không tranh cãi trước và trong bữa ăn. Điều này sẽ khiến trẻ sợ hãi. Đồng thời nếu trẻ không chịu ăn cũng đừng mắng, dọa nạt. Điều này tạo nên nỗi ám ảnh của trẻ với bữa ăn, không còn thấy ngon miệng nữa.

5.2. Xay nhỏ thức ăn

Nếu trẻ 1 tuổi chưa quen ngay với loại thức ăn cứng hơn, bạn hãy xay nhỏ thức ăn. Như vậy để trẻ làm quen dần. Nếu trẻ biếng ăn do mọc răng, đau họng, việc xay nhỏ thức ăn, sử dụng thức ăn loãng giúp trẻ đỡ đau hơn, không làm ảnh  hưởng đến khẩu vị.

5.3. Chia nhỏ bữa ăn

Nếu trẻ ăn được lượng thức ăn nhỏ mà đã thấy no, cha mẹ hãy chia thành nhiều bữa. Như vậy, mỗi bữa trẻ ăn ít nhưng đủ lượng thức ăn cần thiết trong ngày. Tuyệt đối không ép trẻ ăn nhiều trong một bữa. Khi đó sẽ tạo nỗi ám ảnh cho trẻ về bữa ăn. Trẻ sẽ tìm cách trốn để không phải ăn nữa.

Lưu ý, thời gian giữa các bữa ăn khoảng 4 – 5 tiếng. Khoảng cách như vậy để trẻ có đủ thời gian tiêu hóa thức ăn. Tránh xây dựng các bữa ăn quá gần nhau, bé không cảm thấy đói, sẽ tránh ăn. Cùng với đó, không nên cho trẻ ăn vặt nhiều trong các bữa phụ, tạo thói quen xấu cho bé.

5.4. Xây dựng bữa ăn đa dạng

Việc lặp đi lặp lại món ăn cũng gây cảm giác nhàm chán, biếng ăn ở trẻ 1 tuổi. Cha mẹ nên cố gắng kết hợp đa dạng các món để thay đổi, đổi mới khẩu vị. Điều này giúp kích thích sự thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon hơn. Nếu trẻ thực sự không muốn ăn, bạn hãy cho trẻ uống sữa để bổ sung đủ chất dinh dưỡng. Lưu ý đừng ép trẻ ăn.

5.5. Đưa trẻ đi khám

Biếng ăn có thể là triệu chứng của bệnh nào đó. Vì vậy, nếu phát hiện trẻ biếng ăn trong thời gian dài không hết, hãy đưa trẻ đi khám. Các bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác và đưa ra cách điều trị hiệu quả.

Bài viết này đã trình bày chi tiết biểu hiện, nguyên nhân. Đồng thời chỉ ra các cách khắc phục vấn đến trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao. Hy vọng qua bài viết này, các bậc cha mẹ có thể chọn được cách hiệu quả.

Từ khóa » Con 1 Tuổi Lười ăn Phải Làm Sao