Trẻ 5 Tháng ăn Dặm được Chưa? Cách Xây Dựng Thực đơn ăn ... - POH
Có thể bạn quan tâm
Các tổ chức nhi khoa trên thế giới thường khuyến cáo ba mẹ chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi.
Vậy thì, trẻ 5 tháng ăn dặm được chưa? Nếu có thì bé 5 tháng tuổi ăn được những gì? Cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng như thế nào? Mẹ đọc bài viết này ngay nhé!
MỤC LỤC
Trẻ 5 tháng ăn dặm được chưa?
Bé 5 tháng tuổi ăn được những gì?
Lịch ăn cho bé 5 tháng?
Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng?
Trẻ 5 tháng ăn dặm được chưa?
Ba mẹ thường được khuyến cáo chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Vậy thì, trẻ 5 tháng ăn dặm được chưa?
Ăn dặm là giai đoạn bé tập làm quen với hình dạng, kết cấu, màu sắc và mùi vị cũng như học cách xử lý độ thô của thức ăn. Vai trò của sữa và thức ăn dần dần được hoán đổi.
Vì là làm quen nên thức ăn sẽ được giới thiệu từng chút một tùy theo khả năng của bé.
Bên cạnh đó, mỗi em bé có tốc độ phát triển riêng của mình. Có những em bé 7 tháng mới sẵn sàng ăn dặm nhưng cũng có những em bé có thể bắt đầu sớm hơn.
Và câu trả lời trong trường hợp này là tùy theo khả năng phát triển của bé, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm trước 6 tháng, nhưng không sớm hơn 5.5 tháng mẹ nhé!
Đến đây có thể mẹ sẽ thắc mắc rằng theo quan niệm truyền thống, trẻ được cho ăn dặm từ khi 3-4 tháng tuổi và hiện tại vẫn có không ít ông bà vẫn khuyến khích điều này.
Cho bé ăn dặm quá sớm không tốt đâu mẹ nhé!
Ăn dặm quá sớm hoàn toàn không tốt đâu mẹ nhé bởi nó tồn tại không ít những hậu quả mà về sau này chúng ta mới có thể nhìn thấy được, tiêu biểu như:
- Bé bị thiếu chất do thời gian này sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Bé đã ăn dặm nên không còn chỗ chứa cho sữa được nữa.
- Bé dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa và dị ứng và thậm chí còn để lại hệ lụy lâu dài về mặt sức khỏe do cơ thể bé vẫn chưa phát triển đầy đủ các chức năng cơ bản. Việc phải xử lý quá nhiều chất phức tạp gây áp lực cả lên lên gan, thận khiến bé có nguy cơ bị suy gan, thận quá sớm.
- Một vấn đề quan trọng nữa là phải đến ít nhất 5 tháng tuổi, phản xạ nuốt thức ăn và khả năng tự ngồi của bé mới được hình thành. Ăn dặm sớm tiềm ẩn nguy cơ hóc sặc rất nguy hiểm.
Tất cả những nguyên nhân này cho thấy phải đến ít nhất 5.5 tháng, cơ thể bé mới sẵn sàng cho việc ăn dặm.
Ăn dặm trước thời điểm này còn gây ra áp lực tâm lý lên cả mẹ lẫn con, và là một trong những nguyên nhân dẫn đến biếng ăn lâu dài về sau.
Bé 5 tháng tuổi ăn được những gì?
Nếu vẫn quyết định cho bé 5 tháng ăn dặm, thì dưới đây là một số gợi ý cho ba mẹ.
5 tháng là thời điểm bé bắt đầu làm quen với một dạng thức ăn mới khác hoàn toàn với sữa.
Do đó sữa vẫn là chính, mẹ nên giới thiệu thức ăn một cách từ từ và đừng quên thử dị ứng cho bé.
Dù mẹ chọn phương pháp ăn dặm nào thì thực phẩm chung vẫn là nhóm tinh bột và rau củ quả dễ tiêu hóa. Mẹ không nên vội vàng đưa nhóm đạm cùng các loại thịt đỏ vào thực đơn của bé.
Các loại dễ gây dị ứng như mật ong, các chế phẩm từ sữa bò cũng không nên giới thiệu trong giai đoạn này.
Chế độ dinh dưỡng của bé cần đảm bảo các nhóm thực phẩm sau:
- Nhóm tinh bột: gạo tẻ, yến mạch, khoai tây, khoai lang…
- Nhóm rau củ: cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh, bí ngòi, củ cải, su hào…
- Nhóm hoa quả: bơ, chuối, thanh long, táo, dưa lưới…
Thanh long dễ ăn và cũng dễ "hợp gu" bé lắm đó mẹ!
Mẹ nên chọn thực phẩm tươi sạch, đúng mùa và ưu tiên những loại có sẵn tại địa phương.
Ngoài ra, mẹ cần lưu ý không sử dụng gia vị nêm thức ăn cho bé nhé! Nhiều người cho rằng không nêm muối đường vào thức ăn khiến bé không cảm nhận được mùi vị của món ăn và thấy nhàm chán.
Trên thực tế, các gai vị giác của bé đang phát triển cực kỳ nhạy cảm. Bé cảm nhận hương vị không giống như người lớn.
Hơn nữa, trong thức ăn tự nhiên đã chứa hàm lượng muối và đường nhất định. Nêm gia vị còn gây áp lực lên hệ tiêu hóa và bài tiết của bé.
Lịch ăn dặm cho bé 5 tháng?
Về lịch ăn dặm cho bé 5 tháng chi tiết, tại thời điểm tập làm quen này, mẹ chỉ nên thiết kế 1 bữa ăn dặm trong 1 ngày cho bé. Bé 5 tháng có thể đang theo EASY 2-3-3.5 nên mẹ tham khảo lịch như sau:
Gợi ý lịch ăn dặm cho bé 5 tháng theo lịch sinh hoạt theo EASY 2-3-3.5
Để thử dị ứng hiệu quả, mẹ nên ưu tiên cho bé ăn dặm vào buổi trưa để nếu có xảy ra phản ứng, mẹ dễ dàng nhận biết và cho bé đi khám trong ngày.
Tuy nhiên, nếu mẹ phải đi làm sớm trước khi con được 6 tháng thì xếp lịch cho phù hợp với điều kiện của gia đình cũng không sao cả đâu mẹ à!
Một câu hỏi đáng chú ý ở giai đoạn này là nên cho bé ăn sữa trước hay ăn dặm trước?
Nếu bé ăn quá nhiều sữa thì sẽ không thấy hào hứng với việc ăn dặm, còn nếu bé ăn dặm quá nhiều thì không còn chỗ để ăn được đủ lượng sữa cần thiết. Mẹ cần chú ý kết hợp ăn sữa và ăn dặm cũng vô cùng quan trọng.
Xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng?
Từ những kiến thức cơ bản về ăn dặm cho bé, mẹ đủ tự tin để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng theo gợi ý của POH rồi đó!
Nguyên tắc chung là chia thực phẩm thành hai nhóm là tinh bột và rau củ quả rồi sắp xếp mỗi bữa gồm 1 loại đến từ nhóm tinh bột và 1-2 loại đến từ nhóm rau củ quả.
Với mỗi loại thực phẩm, mẹ giới thiệu theo cách sau:
- Cứ mỗi một loại thực phẩm mới mẹ cho bé ăn 3 ngày liên tiếp để thử dị ứng. Nếu bé bị nôn trớ hoặc các phản ứng dị ứng khác, mẹ có thể nhận biết ngay bé dị ứng với loại nào.
- Những loại đã quen thuộc, mẹ cho bé ăn xoay vòng sao cho trong 1 tuần bé được ăn đa dạng các nhóm vitamin từ rau củ. Lựa chọn đa dạng dựa vào màu sắc cũng là một cách để mẹ cho bé ăn phong phú. Ví dụ rau củ màu xanh giàu chất xơ và sắt, màu đỏ cam giàu beta-caroten và vitamin A, màu vàng cam giàu vitamin C…
- Mẹ có thể cho bé được trải nghiệm các cấp độ khác nhau của vị giác bằng cách sắp xếp các loại thực phẩm trong tuần theo thứ tự như nhạt, ngọt vừa, ngọt đậm. Chẳng hạn mẹ cho bé ăn lần lượt cà rốt là vị nhạt, rồi đến táo hấp là ngọt vừa và cuối cùng lê hấp có vị ngọt đậm. Trải nghiệm vị giác còn là cách tự nhiên và hiệu quả để bé có cơ hội phát triển trí não.
Các phương pháp ăn dặm chỉ khác nhau ở cách chế biến.
- Nếu mẹ chọn cho bé ăn dặm theo phương pháp truyền thống, cách nấu bột cho bé ăn dặm 5 tháng tuổi sẽ là xay gạo thành bột để nấu rồi trộn cùng với 1-2 loại rau củ hấp hoặc luộc chín rồi xay nhuyễn. Hỗn hợp bột phải thật loãng và chỉ đặc hơn sữa một chút để bé tập nuốt.
>> Mẹ có thể Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 6 tháng với 1 bữa/1 ngày
- Theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, thức ăn đầu tiên của bé là cháo loãng với tỷ lệ 1:10. Cách nấu cháo rây cho bé 5 tháng như sau:
+ Cháo nấu với công thức 1 gạo : 10 nước
+ Rau củ được hấp chín, nghiền nhuyễn rồi lọc qua rây
Mẹ cho bé ăn từng món riêng biệt để bé cảm nhận được hương vị đặc trưng của từng loại thực phẩm.
>> Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật
- Theo phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, mẹ cắt củ quả như cà rốt, củ cải, su hào… thành dạng thanh có kích thước cỡ 2 ngón tay người lớn và có thể dùng dao lượn sóng sao cho bé dễ cầm nắm mà không bị trơn trượt. Khi hấp mẹ lưu ý không hấp chín kỹ quá bởi bé chưa kiểm soát được lực nắm của các ngón tay nên có xu hướng bóp nát thức ăn.
Để xem thực đơn ăn dặm chi tiết theo ngày cho bé cũng như những hướng dẫn quan trọng theo cả 4 phương pháp ăn dặm ba mẹ tham khảo ngay POH Easy Two nhé!
---
Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:
• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm
• Con HẾT khóc đêm
• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn
Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo
Chia sẻ link bài viết: Sao chép tới clipboardSao chép Tags: Ăn dặm Ăn dặm kiểu EASY Ăn dặm kiểu NhậtBài viết cùng chuyên mục
-
Trẻ 5 tháng ăn dặm được chưa? Cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng
-
Kinh nghiệm tập cho bé ăn dặm thành công của mẹ Cá
-
Vượt tâm bão mang tên biếng ăn sinh lý ở giai đoạn đầu ăn dặm
-
Kinh nghiệm ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi của mẹ 9x: Để mỗi ngày ăn dặm - là một ngày vui
-
Mẹ có biết: Tổng quan về Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Bài mới nhất
-
Thai nhi nấc cụt và những điều mẹ chưa biết
-
Thai 21 tuần đạp như thế nào là bình thường? Dấu hiệu thai 21 tuần khoẻ mạnh
-
⭐ Lịch livestream miễn phí tháng 12/2024 của Giảng viên POH⭐
-
Lịch Livestream miễn phí tháng 11/2024 của Giảng viên POH
-
♥️ Lịch Livestream miễn phí tháng 10/2024 của Giảng viên POH ♥️
Khoá học POH
- POH Thai giáo 280 ngày yêu thương
- POH Easy One (0-1 tuổi): Giúp con ngủ xuyên đêm, mẹ ngủ 8 tiếng/đêm
- POH Acti (0-3 tuổi): Giúp con phát triển não bô, vận động, ngôn ngữ toàn diện và vượt trội
- POH Poti (0-6 tuổi): Giúp tối ưu EQ, IQ con bằng Kỷ luật tích cực
Nhiều người đọc nhất
-
Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng (0–12 tháng tuổi)
-
Thời điểm vàng để trẻ sơ sinh uống nước dừa
-
Bảng sinh hoạt ăn ngủ EASY của trẻ theo độ tuổi
-
9 bí quyết mẹ bầu ăn vào con, không vào mẹ
-
Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh không đơn giản như mẹ nghĩ
Chuyên mục liên quan
- Giáo dục từ sớm trẻ 0-1 tuổi
- Giáo dục từ sớm trẻ 1-3 tuổi
Tải app "POH Thai giáo & Nuôi dạy con" ngay hôm nay
POH hy vọng có thể giúp các bậc phụ huynh giải quyết các vấn đề của con trẻ ở các giai đoạn khác nhau, để nuôi dạy con khôn lớn, nên người.
Điện thoại: 0866 086 569
Email: phucvu@poh.vn
Văn phòng làm việc: Số 28, Ngõ 4 Quân Ngựa, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội.
Bài mới nhất
- Thai nhi nấc cụt và những điều mẹ chưa biết
- Thai 21 tuần đạp như thế nào là bình thường? Dấu hiệu thai 21 tuần khoẻ mạnh
- ⭐ Lịch livestream miễn phí tháng 12/2024 của Giảng viên POH⭐
- Lịch Livestream miễn phí tháng 11/2024 của Giảng viên POH
- ♥️ Lịch Livestream miễn phí tháng 10/2024 của Giảng viên POH ♥️
Đọc nhiều nhất
- Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng (0–12 tháng tuổi)
- Thời điểm vàng để trẻ sơ sinh uống nước dừa
- Bảng sinh hoạt ăn ngủ EASY của trẻ theo độ tuổi
- 9 bí quyết mẹ bầu ăn vào con, không vào mẹ
- Cắt móng tay cho trẻ sơ sinh không đơn giản như mẹ nghĩ
Khóa học POH
- POH Thai giáo 280 ngày yêu thương
- POH Easy One (0-1 tuổi): Giúp con ngủ xuyên đêm, mẹ ngủ 8 tiếng/đêm
- POH Acti (0-3 tuổi): Giúp con phát triển não bô, vận động, ngôn ngữ toàn diện và vượt trội
- POH Poti (0-6 tuổi): Giúp tối ưu EQ, IQ con bằng Kỷ luật tích cực
Cùng chuyên mục
- Ăn dặm
- Mọc răng và chăm sóc răng miệng cho trẻ
- Kiến thức ăn dặm
- Thực đơn ăn dặm
- An toàn ăn dặm
- Kinh nghiệm ăn dặm
- Lịch sinh hoạt & vấn đề về ngủ
- Sự phát triển của trẻ
Từ khóa » Gia Vị ăn Dặm Cho Bé 5 Tháng
-
Cách Nêm Gia Vị Cho Bé ăn Dặm Theo Từng Tháng Tuổi | Cleanipedia
-
Lựa Chọn Gia Vị Cho Bé ăn Dặm 6 Tháng Tuổi | Vinmec
-
Những Gia Vị Cần Thiết Cho Bé ăn Dặm Từ 6 Tháng Trở Lên Mà Mẹ Nên ...
-
Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 5 Tháng Tuổi Tăng Cân Chuẩn Theo 7 ...
-
Gia Vị Cho Bé ăn Dặm: Cách Sử Dụng đúng Và 6 Loại Hạt Nêm Tốt Nhất
-
Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 5 Tháng Tuổi - Huggies
-
Cách Thêm Gia Vị Cho Trẻ ăn Dặm An Toàn Theo Từng độ Tuổi - MarryBaby
-
Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 5 Tháng Tuổi - Mẹ Nấu Nhanh, Con ăn Ngoan
-
Top 5+ Bột ăn Dặm Cho Bé 5 Tháng Ngon Và Tốt Nhất Thị Trường
-
Các Loại Gia Vị Dành Cho Bé ăn Dặm - Dạy Con Kiểu Nhật
-
Gia Vị Cho Bé ăn Dặm 6 Tháng Tuổi Có Cần Thiết Hay Không?
-
Thực đơn ăn Dặm Cho Bé 5 Tháng Của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia
-
Gia Vị ăn Dặm Cho Bé Dưới 1 Tuổi - Mẹ Nên Lựa Chọn Như Thế Nào?
-
Đồ ăn Dặm Cho Bé Của Nhật: Thơm Ngon Giúp Con Chóng Lớn