TRẺ BỊ CHẬM NÓI BỐ MẸ CẦN LÀM GÌ? - Bệnh Viện AIH

Đặt lịch khám

Trang chủ / Tin tức /

TRẺ BỊ CHẬM NÓI BỐ MẸ CẦN LÀM GÌ?

TRẺ BỊ CHẬM NÓI BỐ MẸ CẦN LÀM GÌ?

08/04/2022

00 Về cơ bản, từ 9 đến 12 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu bi bô tập nói. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ chậm nói hiện nay ngày càng gia tăng khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Đa số bố mẹ cho biết bản thân gặp khó khăn trong việc đánh giá mức độ chậm nói của trẻ. Liệu con mình chậm nói đơn thuần hay do vấn đề bệnh lý khác? Hãy cùng Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) tìm hiểu thêm về tình trạng này và tìm câu trả lời cho vấn đề phải làm gì khi trẻ chậm nói bố mẹ nhé! Dấu hiệu cho thấy trẻ chậm nói​ Thông thường khi thấy các bạn đồng trang lứa đã bắt đầu tập nói mà bé yêu nhà mình vẫn chưa có dấu hiệu phát triển ngôn ngữ, bố mẹ sẽ đặt câu hỏi liệu con mình có bị chậm nói hay không?​ Hãy tham khảo ý kiến chuyên môn nếu con của bạn có những biểu hiện sau:​
  • 12 tháng: Không sử dụng cử chỉ để giao tiếp, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay.​
  • Trước 18 tháng: Thích sử dụng cử chỉ giao tiếp hơn dùng lời nói.​
  • 18 tháng: Khó khăn khi bắt chước âm thanh hoặc tiếng nói.​
  • Trẻ 2 tuổi: Chỉ có thể bắt chước lời nói hoặc hành động mà không tạo ra từ hoặc cụm từ một cách tự phát.​
  • Khoảng 2 tuổi: Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ lặp đi lặp lại mà không thể sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp nhiều hơn giai đoạn trước.​
  • Sau 2 tuổi: Không thể làm theo các hướng dẫn đơn giản của người lớn.​
  • Sau 2 tuổi: Trẻ thường xuyên sử dụng một tiếng nói khác thường (chẳng hạn như trẻ thường sử dụng âm mũi).​
Nguyên nhân trẻ chậm nói là gì? Có 2 nguyên nhân chính khiến trẻ chậm nói, bố mẹ cần phân biệt để có phương pháp điều trị hợp lý nhất:​
  • Trẻ chậm nói thường xuất phát từ những vấn đề về não bộ, lưỡi và vòm miệng. Thậm chí, khi bị khiếm thính trẻ cũng có thể gặp khó khăn trong việc nói, hiểu, bắt chước cũng như sử dụng ngôn ngữ.
  • Trẻ chậm nói tác động từ môi trường, thói quen sinh hoạt, ảnh hưởng từ thiết bị công nghệ. Nếu phụ huynh quá chiều con, tập cho trẻ thói quen xem tivi hoặc sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên, phụ huynh ít nói chuyện với trẻ hoặc không có sự thống nhất về phương pháp giáo dục... cũng là những nguyên nhân dẫn đến chậm nói tâm lý ở trẻ.​
Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chậm nói?​ Nếu bố mẹ nghi ngờ bé chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ, cách tốt nhất là đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra. Bác sĩ sẽ đánh giá kỹ năng nói và ngôn ngữ của trẻ thông qua bài kiểm tra chuyên biệt từ đó đưa ra lời khuyên và cách điều trị tốt nhất cho trẻ. Trẻ em biết nói là một điều thú vị và sự mong chờ của bất cứ bậc làm cha làm mẹ nào. Thế nhưng đôi khi chậm nói là một dấu hiệu báo động cho những rắc rối nghiêm trọng hơn, vì vậy bố mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện chậm nói bất thường. Và dù có bận rộn đến đâu, bố mẹ hãy dành thời gian cho trẻ chơi đùa, học tập để tạo cho trẻ thói quen sự phản xạ tốt nhất để trẻ bắt đầu tập nói và phát triển toàn diện theo đúng độ tuổi. ​ Khoa Nhi – Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ AIH cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám chữa bệnh Nhi khoa, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe tổng quát; tiêm vaccine; theo dõi sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ; tư vấn về dinh dưỡng và các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh.​ Khu khám Nhi tại AIH được phân chia thành 2 khu vực riêng biệt: khu dành cho trẻ khỏe và khu dành cho trẻ có bệnh, với mục đích phân luồng bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo. Khi trẻ đến bệnh viện có những triệu chứng nghi mắc bệnh, trẻ sẽ được đưa vào khu khám riêng, nhờ đó có thể chọn lọc và cách ly bệnh ngay từ đầu.​ -------------------- Đăng ký khám và tư vấn tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) ☎️ Hotline: (028) 3910 9999 🌏 Website: www.aih.com.vn 📍 Địa chỉ: 199 Nguyễn Hoàng, P. An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Bài trước 4 MỐC KHÁM SỨC KHỎE QUAN TRỌNG CHO CON, BỐ MẸ KHÔNG NÊN BỎ LỠBài kế HẬU COVID-19: BỆNH CÓ THỂ NHẸ NHƯNG DI CHỨNG KHÓ LƯỜNGThíchBình luậnChia sẻ

Bình luận

Tìm kiếm

Tin mới nhất

Mới nhất
  • 16/12/2024

    BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH) THÀNH CÔNG TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC UNG BƯỚU VỚI CÁC DIỄN GIẢ ĐẾN TỪ BỆNH VIỆN RAFFLES SINGAPORE VÀ BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP.HCM

  • 12/12/2024

    THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH)

  • 02/12/2024

    TIÊM PHÒNG VACCINE NGỪA SỐT XUẤT HUYẾT QDENGA (ĐỨC) TẠI BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MỸ (AIH)

Đặt lịch khámĐặt lịch khám

Vui lòng hoàn tất đặt lịch khám với thanh chức năng ở trên

Đội ngũ bác sĩ

Các chuyên gia tại AIH

  • Orly Attia Dafni

    Khoa Nhi

    Bác sĩ Orly Dafni Attia là bác sĩ nhi khoa với hơn 25 năm kinh nghiệm chăm sóc trẻ em trong nhiều lĩnh vực. Chuyên môn của bác bao gồm chẩn đoán và điều trị trẻ em mắc chứng tự kỷ, các bệnh về nhiễm trùng, các vấn đề về tăng trưởng ở trẻ em. Bác sĩ Orly đã từng công tác tại nhiều phòng khám y tế tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh kể từ năm 2009 như Phòng khám Quốc tế Hạnh Phúc, Phòng khám Raffles Medical và Family Medical Practice.

    Tìm hiểu thêm
  • Yutaro Hara

    Khoa Nhi

    Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành y tại Đại học Akita năm 2013, Bác sĩ Hara đã công tác với cương vị là Bác sĩ nhi nội trú cao cấp (2015-2018) và Nghiên cứu sinh nội trú Cấp cứu Nhi & Y học cấp cứu (2019-2022) tại Bệnh viện Nhi Thủ đô Tokyo và sau đó công tác tại Khoa Nhi, Bệnh viện Nanbu, Tỉnh Okinawa (2022-2023). Kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng của Bác sĩ Hara có thể chẩn đoán và điều trị nhiều tình trạng bệnh nhi khoa khác nhau, từ các bệnh thông thường đến hiếm gặp, bao gồm cả các trường hợp cấp cứu. Bác đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực thận nhi, phổi, di truyền, phát triển ở trẻ, chấn thương, các trường hợp cấp cứu nhẹ, thương tích, bỏng và tâm thần học. Bác sĩ Hara thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật và mong muốn có cơ hội mang kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhi khoa của mình đến gần với cộng đồng và các bệnh nhi.

    Tìm hiểu thêm
  • Phạm Công Luận

    Khoa Nhi

    Là một trong những tài năng đang góp sức tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ để cùng chúng tôi thực hiện sứ mệnh đưa dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn Mỹ đến Việt Nam, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Công Luận là bác sĩ chuyên khoa nhi được đào tạo bài bản và chuyên sâu không chỉ ở Việt Nam mà còn từ các chương trình huấn luyện và hợp tác đào tạo quốc tế với các bệnh viện và trường y khoa của Mỹ, Pháp, Úc như Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ), Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Melbourne (Úc), Đại học Paris V, Đại học Libre de Bruxelles (Pháp). Với những nỗ lực không ngừng của mình, Thạc sĩ Bác sĩ Phạm Công Luận đã đạt rất nhiều giải thưởng dành cho bác sĩ trẻ xuất sắc tại TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay Bác sĩ Phạm Công Luận đang tiếp tục sự nghiệp chăm sóc, cứu chữa bệnh nhi tại Bệnh viện Quốc tế Mỹ (AIH) với vai trò Bác sĩ Nhi & Hồi sức sơ sinh cao cấp.

    Tìm hiểu thêm
  • Bùi Thị Thùy Tâm

    Khoa Nhi

    Là một bác sĩ tâm huyết với tình yêu lớn lao dành cho trẻ, Thạc sĩ Bác sĩ Bùi Thị Thùy Tâm đang công tác tại Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Quốc tế Mỹ. Với hơn 16 năm kinh nghiệm thực tiễn, đã từng công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng, với lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu là Nhi tổng quát và sơ sinh, bác sĩ Tâm luôn không ngừng học hỏi và hoàn thiện bản thân. Bên cạnh chuyên môn vững vàng và tinh thần trách nhiệm cao, bác sĩ Tâm còn được yêu mến vì sự thân thiện, nhẹ nhàng, hết lòng vì các bệnh nhi.

    Tìm hiểu thêm
Xem thêm

Từ khóa » Nói Chậm Là Gì