Trẻ Bị Chảy Máu Cam - Cách Sơ Cứu Tức Thì Cha Mẹ Không Nên Bỏ Qua

Tin tức
  1. Trang chủ
  2. Tin tức y khoa
  3. Trẻ bị chảy máu cam - Cách sơ cứu tức thì cha mẹ không nên bỏ qua
Trẻ bị chảy máu cam - Cách sơ cứu tức thì cha mẹ không nên bỏ qua Ngày 05/11/2021 Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng Trẻ bị chảy máu cam có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Lúc này, thay vì quá lo lắng, cha mẹ cần biết các xử lý nhanh chóng nhất dành cho bé. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nhiều nhất những thông tin về chảy máu cam ở trẻ nhỏ để các bậc phụ huynh có thể an tâm chăm sóc trẻ hơn khi gặp tình huống này.
  • 30/06/2021 | Chuyên gia trả lời ăn gì để hạn chế chảy máu cam ở trẻ nhỏ
  • 26/05/2021 | Chảy máu cam thường xuyên là bệnh gì, có nguy hiểm không?
  • 31/05/2021 | Nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ bị chảy máu cam cha mẹ nên biết

1. Chảy máu cam là tình trạng như thế nào?

Trẻ bị chảy máu cam thường rất phổ biến, đặc biệt với độ tuổi từ 3 - 8 tuổi. Trong đó, chảy máu cam là một dạng bệnh lý thuộc về tai - mũi - họng với hiện tượng chảy máu từ niêm mạc mũi. Máu có thể chảy ra mũi trước hoặc mũi sau, sau đó xuống họng.

Chảy máu cam thường xảy ra rất phổ biến đối với trẻ nhỏ

Chảy máu cam thường xảy ra rất phổ biến đối với trẻ nhỏ

2. Các nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam

Trẻ bị chảy máu cam có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Do ảnh hưởng của dị ứng với các yếu tố dị nguyên ở mũi, nhiễm trùng mũi - họng.

  • Thời tiết quá hanh khô, trẻ ngồi nhiều quá lâu trong phòng điều hòa khiến khoang mũi chứa các vi mạch máu nhỏ bị khô, vỡ ra và dẫn đến hiện tượng chảy máu.

  • Trục trặc ở cấu trúc mũi của trẻ như vách mũi bị vẹo, gãy xương mũi,…

  • Trẻ vô tình tạo ra các kích thích mạnh làm tổn thương niêm mạc mũi như cào, gãi mạnh vào vùng mũi, đút dị vật vào mũi,…

  • Mũi trẻ chịu va chạm mạnh.

  • Trẻ bị cảm lạnh, sổ mũi, nhiễm trùng xoang,…

  • Xuất hiện các khối u lành tính hoặc ác tính tại vùng tai - mũi - họng. Tuy nhiên, nguyên nhân này là khá ít xảy ra.

  • Trẻ gặp các bệnh lý liên quan như rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, xuất huyết,…

  • Tác dụng phụ khi trẻ nhỏ sử dụng các loại thuốc.

Trẻ ngoáy mũi quá mạnh có thể là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị chảy máu cam

Trẻ ngoáy mũi quá mạnh có thể là nguyên nhân dẫn đến việc chảy máu ở mũi

3. Trẻ bị máu cam nên sơ cứu như thế nào?

Thông thường, khi trẻ bị máu cam, bố mẹ thường bối rối và cảm thấy lo lắng vì không biết cách xử lý. Dưới đây là những việc mà mẹ nên làm ngay:

Bước 1: Xác định tình trạng chảy máu mũi của bé

Trước tiên mẹ cần động viên và giữ bình tĩnh cho bé. Bởi có nhiều trường hợp bé sẽ cảm thấy hoảng sợ, quấy khóc hoặc liên tục dùng tay dịu vào phần mũi bị chảy máu. Ngay sau đó, mẹ cần xác định chính xác phía mũi bị chảy bởi trẻ bị chảy máu cam thường chỉ xảy ra với một bên mũi.

Sau khi lau sạch mũi, nên đặt đầu của bé cúi nhẹ về phía trước để máu không bị chảy ngược về họng và gây tình trạng nôn ói với bé.

Bước 2: Tiến hành sơ cứu cầm máu cho trẻ

Mẹ cần lấy ngón tay đè nhẹ nên cánh mũi của bé, giữ đầu bé ở tư thế hơi ngửa lên. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 7 - 10 phút để máu mũi của bé ngừng chảy.

Khi xử lý tình huống trẻ bị chảy máu cam, bố mẹ cần lưu ý như sau:

  • Không đè hoặc bóp mạnh ngón tay vào xương sống mũi của bé. Bởi điều này có thể khiến trẻ bị đau hơn hoặc máu chảy ra nhiều hơn.

  • Nên giữ tay ở thời gian đủ lâu, không nên thả quá sớm. Điều này khiến cục máu đông chưa được hình thành và trẻ sẽ tiếp tục bị chảy máu.

Đè nhẹ ngón tay lên cánh mũi của bé từ 7 - 10  phút để máu ngừng chảy

Đè nhẹ ngón tay lên cánh mũi của bé từ 7 - 10 phút để máu ngừng chảy

Bước 3: Chăm sóc trẻ

  • Mẹ cần để bé được nghỉ ngơi, không vận động ngay sau khi bị chảy máu cam.

  • Tiếp tục theo dõi tình trạng của bé. Nếu máu vẫn chảy, bạn cần nhờ tới sự trợ giúp của các bác sĩ.

  • Trong trường hợp máu chảy xuống họng, mẹ cần để bé nằm nghiêng để máu chảy ra ngoài. Không được cho bé nuốt bởi điều này có thể khiến trẻ bị ngộ độc, nôn hoặc ói mửa.

4. Mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ khi nào?

Nếu bé bị chảy máu cam với một trong những trường hợp dưới đây, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, đó là:

  • Trẻ bị chảy máu cam liên tục dù đã thực hiện các biện pháp cầm máu trước đó.

  • Trẻ thường xuyên bị chảy máu cam, tình trạng này có thể diễn ra liên tục trong nhiều ngày hoặc nhiều lần trong một ngày mà không rõ nguyên nhân.

  • Chảy máu cam kết hợp với việc chảy máu nướu răng, đi ngoài ra máu,…

  • Chảy máu mũi kèm xuất huyết dưới da.

  • Trẻ bị chảy máu cam kèm theo các dấu hiệu cơ thể mệt mỏi, yếu sức, tim đập nhanh chán ăn, nghẹt mũi,…

5. Cách phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ nhỏ

Để tránh tình trạng trẻ bị chảy máu cam, bố mẹ có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu như:

  • Không để trẻ gặp phải các chấn thương có thể gây tổn thương hoặc ảnh hưởng tới cấu trúc mũi.

  • Không để trẻ ngoáy mũi, day mũi hay đút các dị vật vào mũi.

  • Nếu môi trường không khí quá khô, hãy sử dụng máy tạo độ ẩm để niêm mạc mũi của trẻ không bị kích thích.

  • Thường xuyên vệ sinh mũi. Có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước nhỏ mũi để làm ẩm niêm mạc. Điều này nên được duy trì với trẻ có tiền sử bị dị ứng mũi, viêm xoang.

  • Thường xuyên làm sạch không khí để loại bỏ các dị vật.

  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.

Vệ sinh mũi cho bé bằng nước mũi sinh lý là cách phòng ngừa chảy máu cam hiệu quả mà bố mẹ không nên bỏ qua

Vệ sinh mũi cho bé bằng nước mũi sinh lý là cách phòng ngừa chảy máu cam hiệu quả mà bố mẹ không nên bỏ qua

Nhìn chung, trẻ bị chảy máu cam thường không gây ra quá nhiều nguy hiểm hay các ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là khi được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, nếu trẻ bị chảy máu với các dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám.

Trong trường hợp này, bố mẹ nên đưa trẻ tới những địa chỉ y tế uy tín, để đảm bảo được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị chính xác nhất. Hiên nay, Khoa nhi của Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC là nơi nhận được sự tin tưởng của nhiều bậc phụ huynh trong thời gian qua.

MEDLATEC không ngừng tiếp nhận, thăm khám và điều trị cho hàng nghìn trẻ nhỏ với nhiều bệnh lý khác nhau. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn cùng hệ thống trang thiết bị - phương pháp điều trị hiện đại nhất hiện nay, MEDLATEC không ngừng phát triển để hoàn thành sứ mệnh chăm sóc và mang đến những dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Do đó, khi bố mẹ có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc tư vấn thêm về vấn đề sức khỏe trẻ nhỏ có thể liên hệ với chúng tôi theo hotline 1900.56.56.56 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Từ khoá: chảy máu mũi chảy máu cam giảm tiểu cầu Trẻ bị chảy máu cam cảm lạnh

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Tin cùng chuyên mục

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2024

Gợi ý cách chữa nói ngọng ở trẻ em hiệu quả ba mẹ có thể...

Rèn luyện ngôn ngữ rất quan trọng đối với trẻ, nhất là trong độ tuổi từ 2 - 6. Nhưng nhiều trẻ em có xu hướng phát âm sai, nói ngọng khiến cha mẹ lo lắng. Nếu tình trạng này không được cải thiện sẽ khiến trẻ nói ngọng cho đến khi trưởng thành. Vì vậy, ba mẹ cần tìm cách chữa nói ngọng ở trẻ em ngay từ khi còn sớm để tránh ảnh hưởng đến tương lai sau này của con. Thứ Ba, 26 tháng 11, 2024

Bạch biến ở trẻ em: Những điều cha mẹ nên làm để con được...

Bạch biến ở trẻ em hầu hết các trường hợp mắc phải không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sự tự tin của trẻ. Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng nhận diện và các phương pháp điều trị, chăm sóc cho trẻ bị bạch biến. Thứ Ba, 26 tháng 11, 2024

Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không? Chăm sóc thế nào...

Với môi trường sống đô thị hóa ngày nay, viêm phế quản đang là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ bị viêm phế quản có được tắm không là một điều lo ngại của cha mẹ khi con mắc bệnh, sợ rằng việc tắm rửa với nước lâu sẽ làm căn bệnh của con trở nên nghiêm trọng hơn. Bài viết sẽ cung cấp cho bố mẹ câu trả lời về việc cho con tắm cũng như cách chăm sóc trẻ đúng cách trong giai đoạn con bị viêm phế quản. Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2024

Bệnh cam ở trẻ em - nhận diện bệnh và cách phòng ngừa

Bệnh cam ở trẻ em là một trong những vấn đề phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển. Bệnh cam thường không quá nguy hiểm nếu được chăm sóc kịp thời, nhưng cũng có những trường hợp triệu chứng trở nên nghiêm trọng, gây ra những ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe trẻ. Hãy cùng tìm hiểu trẻ bị bệnh cam khi nào cần gặp bác sĩ trong bài viết dưới đây. Thứ Năm, 21 tháng 11, 2024

Tìm hiểu về các cách chữa tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ...

Tinh hoàn là bộ phận sinh dục nam, bắt đầu phát triển từ trong bào thai. Ở trẻ sơ sinh, hiện tượng tinh hoàn bên to bên nhỏ xuất phát từ nhiều yếu tố. Trường hợp nguyên nhân gây nên là do bệnh lý, việc thực hiện cách chữa tinh hoàn bên to bên nhỏ ở trẻ sơ sinh là cần thiết để đảm bảo ổn định chức năng sinh dục. Hotline 1900565656

Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.

Liên hệ với chúng tôi

Đăng ký khám và tư vấn

Tại nhà Tại viện Đăng ký

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịch

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịch bác sĩ lựa chọn dịch vụ

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhập

Đăng ký

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ Đóng

Quên mật khẩu

Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tục

Đổi mật khẩu thành công

Đóng

Tạo mật khẩu mới

Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩu

Thông tin cá nhân

Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656

Từ khóa » Cách Cầm Máu Mũi Cho Trẻ