Trẻ Bị đau Mắt đỏ: Nguyên Nhân Và Cách Chữa - Huggies

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh
  • Đau mắt đỏ có lây không?
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ bị đau mắt đỏ
  • Mẹo chữa đau mắt cho trẻ
  • Trẻ bị đau mắt đỏ khi nào nguy hiểm?
  • Khi nào cần phải đưa trẻ bị đau mắt đỏ đi khám?
  • Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ cho trẻ
  • Các câu hỏi thường gặp về tình trạng bé bị đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em là loại bệnh dễ lây nhiễm, có thể tự lành hoặc cần phải điều trị. Vậy nguyên nhân trẻ bị đau mắt đỏ là gì và cách chữa đau mắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ra sao? Cùng Huggies và bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh giải đáp chi tiết các vấn đề liên quan đến việc bé bị đau mắt đỏ trong bài viết dưới đây nhé!

>> Tham khảo: 

  • Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn: cách tránh và cách chăm sóc
  • Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em ba mẹ cần lưu ý

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đau mắt đỏ là tình trạng viêm kết mạc, viêm phần lòng trắng của mắt và mi trong. Đây là một bệnh nhiễm trùng nhẹ và mặc dù có vẻ xấu, dễ lây nhiễm thành từng đợt bùng phát trong trường học và cộng đồng nhưng thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bé có dấu hiệu đau mắt đỏ, điều quan trọng là phải đi khám. Một số loại đau mắt đỏ tự lành nhưng một số khác cần điều trị.

>> Tham khảo: Cách vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh an toàn, đúng cách

Nguyên nhân gây đau mắt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Nguyên nhân gây đau mắt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ? (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ đau mắt đỏ do các tác nhân truyền nhiễm

Các tác nhân truyền nhiễm gây đau mắt ở trẻ phổ biến nhất là do virus, vi khuẩn và kích ứng với hóa chất:

  • Vi khuẩn: Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), Haemophilus influenzae, Phế cầu khuẩn, Neisseria gonorrhoea (lậu), Chlamydia trachomatis...
  • Vi rút: Adenovirus, Virus herpes...
  • Hóa chất: viêm kết mạc do kích ứng gây ra bởi bất kỳ thứ gì gây kích ứng mắt, chẳng hạn như ô nhiễm không khí, clo trong hồ bơi, chất phụ gia trong thuốc nhỏ mắt.

>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh 3 ngày không ị có sao không? cách xử lý

Trẻ đau mắt đỏ do dị ứng

Xảy ra thường xuyên ở trẻ em mắc các bệnh dị ứng khác, các tác nhân gây ra bao gồm phấn hoa, cỏ, lông động vật và mạt bụi…

Ngoài các tác nhân vừa kể trên, hầu hết trẻ đau mắt do dị ứng sẽ phải dụi mắt rất nhiều và còn có thể gặp phải tình trạng ngứa da, phát ban toàn thân, hắt hơi,..

>> Tham khảo thêm: Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng bố mẹ cần biết 

Mẹ có biết:

Huggies Skin Perfect - Sản phẩm mới nhất của Huggies đã chính thức ra mắt! Huggies Skin Perfect là phiên bản nâng cấp "perfect" hơn từ tã dán sơ sinh tràm trà Huggies Dry với nhiều cải tiến mới. Công nghệ Dual Zone với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiểu, giúp giảm đến 93% phân lỏng trên da bé. Tã còn giúp duy trì độ pH lý tưởng trên da bé và thấm hút liên tiếp đến 12h, giúp bé ngủ ngon cả đêm. Với Skin Perfect, mẹ không còn lo âu về tình trạng bé bị kích ứng da hay thức giấc vì tã ẩm nữa! Nếu bố mẹ cần thông tin chi tiết hơn về Skin Perfect, hãy gọi ngay Hotline 18001546 để được tư vấn cụ thể về sản phẩm nhé!. là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Bên cạnh đó, tã bỉm Huggies còn có Tã sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh có bề mặt làm từ sợi thiên nhiên 100% nhập khẩu từ châu Âu, cùng vitamin E từ dầu mầm lúa mạch. Hơn nữa, sản phẩm còn sở hữu công nghệ ZeroFeel siêu mỏng chỉ 5mm, bề mặt thấm hút nhanh, không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo tốt lành cho làn da bé.

Tã sơ sinh Huggies Skin Perrfect

Tã Huggies Skin Perfect với khả năng giảm đến 93% phân lỏng trên da bé (Nguồn: Huggies)

Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị đau mắt đỏ và có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng nếu không được điều trị. Nếu phụ nữ mang thai bị các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, chlamydia... trong quá trình sinh nở, vi khuẩn hoặc virus có thể truyền từ âm đạo vào mắt em bé, gây đau mắt đỏ. Để ngăn ngừa điều này, các bác sĩ sẽ cho trẻ nhỏ thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt ngay sau sinh. Đôi khi, phương pháp điều trị này gây ra viêm kết mạc do hóa chất nhẹ, thường sẽ tự khỏi. Các bác sĩ cũng có thể sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho phụ nữ mang thai và điều trị họ trong thời kỳ mang thai để ngăn ngừa lây nhiễm cho em bé.

>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh đầy bụng phải làm sao?

Trẻ sơ sinh có thể bị đau mắt đỏ do mẹ bị các bệnh lây qua đường tình dục khi sinh nở

Trẻ sơ sinh có thể bị đau mắt đỏ do mẹ bị các bệnh lây qua đường tình dục khi sinh nở (Nguồn: Sưu tầm)

Đau mắt đỏ có lây không?

Đau mắt đỏ là bệnh dễ lây nhiễm nếu nó gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra có thể lây sang người khác qua dịch mủ chảy ra từ mắt cho đến 24 giờ sau khi bắt đầu dùng kháng sinh. Đau mắt đỏ do vi rút gây ra thường dễ lây trước khi các triệu chứng xuất hiện và có thể kéo dài sau đó.

Trẻ có thể bị lây viêm kết mạc khi chạm vào người bị nhiễm bệnh hoặc vật mà người bị nhiễm bệnh đã chạm vào, chẳng hạn như khăn giấy đã qua sử dụng. Vào mùa hè, bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan khi trẻ bơi trong nước bị ô nhiễm hoặc dùng chung khăn tắm bị ô nhiễm. Nó cũng có thể lây lan qua ho và hắt hơi. Ngoài ra, người bị đau mắt đỏ ở một mắt có thể lây sang mắt kia bằng cách dụi hoặc chạm vào mắt bị bệnh, sau đó chạm vào mắt còn lại.

>> Tham khảo: 

  • Trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn có đáng lo không?
  • Lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Có 2 dạng viêm kết mạc: Viêm kết mạc dị ứng và viêm kết mạc kích ứng không lây.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị đau mắt đỏ

Khi bé bị đau mắt đỏ do viêm kết mạc sẽ có các biểu hiện sau:

  • Ngứa, kích ứng mắt.
  • Sưng mí mắt, da quanh mắt sưng húp.
  • Kết mạc đỏ.
  • Đau nhẹ khi trẻ nhìn vào đèn.
  • Bỏng trong mắt.
  • Mí mắt dính vào nhau vào buổi sáng.
  • Chất lỏng trong, loãng rỉ ra từ mắt, thường là do vi rút hoặc dị ứng.
  • Hắt hơi và chảy nước mũi, thường do dị ứng.
  • Chảy mủ từ mắt.
  • Dịch đặc, màu xanh lá cây, thường là do nhiễm vi khuẩn.
  • Nhiễm trùng tai như viêm tai giữa, thường là do nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Tổn thương trên mí mắt với vẻ ngoài đóng vảy, thường là do nhiễm trùng herpes.

Nếu mẹ nghĩ rằng con mình bị đau mắt đỏ, điều quan trọng là phải đưa trẻ đến khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh và cách điều trị. Các bệnh lý nghiêm trọng khác về mắt cũng có thể có các triệu chứng tương tự, do đó không nên tự ý điều trị viêm kết mạc cho trẻ nhé!

>> Tham khảo:

  • Bỉm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt? Cách chọn bỉm cho bé
  • Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì để con nhanh khỏi?

Chảy mủ từ mắt là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ bị đau mắt đỏ

Chảy mủ từ mắt là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ bị đau mắt đỏ (Nguồn: Sưu tầm)

Mẹo chữa đau mắt cho trẻ

Hạn chế để trẻ tiếp xúc với người đang bị đau mắt

Viêm kết mạc do virus và vi khuẩn rất dễ lâu lan. Trẻ có thể bị đau mắt đỏ trở lại nếu tiếp xúc với dịch tiết hoặc giọt bắn của người khác cũng đang bị viêm kết mạc. Do đó, cha mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc gần hay sử dụng chung đồ vật với người đang bị bệnh.

>> Tham khảo thêm: Sốt phát ban ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết 

Luôn giữ vệ sinh cho mắt của trẻ 

  • Đau mắt đỏ do vi rút thường tự khỏi mà không cần điều trị gì. Trong một số trường hợp, thuốc nhỏ mắt kháng sinh có thể được sử dụng để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng thứ cấp.
  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng có thể được điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc nhỏ mắt.
  • Nhiễm trùng herpes. Trẻ cần đi khám bác sĩ nhãn khoa để được điều trị bằng cả thuốc uống và thuốc nhỏ mắt. 
  • Thuốc nhỏ mắt thường được nhỏ nhiều lần trong ngày, một số trẻ khó chịu khi bố mẹ nhỏ mắt. Nếu mẹ gặp khó khăn, hãy nhỏ thuốc vào góc trong của mắt trẻ khi trẻ nhắm mắt, vì sau đó, khi trẻ mở mắt, thuốc sẽ chảy vào trong mắt đó. Nếu mẹ vẫn gặp khó khăn với thuốc nhỏ, hãy hỏi bác sĩ về thuốc mỡ kháng sinh, có thể tra thuốc giữa hai mí mắt, sau đó thuốc sẽ tan chảy và đi vào mắt.
  • Chườm mát hoặc chườm ấm lên mắt có thể giúp bé dễ chịu hơn. Vệ sinh cẩn thận các mép của mắt bị nhiễm trùng bằng nước ấm và gạc hoặc bông gòn. Điều này cũng có thể loại bỏ lớp mủ khô khiến mí mắt dính vào nhau vào buổi sáng.

>> Tham khảo thêm: Bệnh chân tay miệng ở trẻ em do đâu? Dấu hiệu nhận biết

Ba mẹ chú ý luôn luôn giữ vệ sinh cho mắt của trẻ

Ba mẹ chú ý luôn luôn giữ vệ sinh cho mắt của trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Cho trẻ cách ly tại nhà nếu cần

Các bác sĩ thường khuyến nghị không cho trẻ em bị viêm kết mạc truyền nhiễm đến trường học, nhà trẻ hoặc trại hè để tránh lây nhiễm.

Sữa mẹ có thực sự chữa đau mắt đỏ ở trẻ?

Việc chữa đau mắt đỏ ở trẻ bằng sữa mẹ là điều vô lý và không có cơ sở khoa học. Sữa mẹ chỉ có lợi ích duy nhất với mục đích là cho con bú và không nên sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào khác. Ngoài ra, sữa mẹ sẽ là nguồn lây nhiễm có thể làm nhiễm trùng mắt nặng hơn ở trẻ nhỏ nếu cha mẹ nghe theo các thông tin không chính thống lan truyền trên mạng.

>> Tham khảo: Có nên tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi? Tẩy giun cho bé đúng cách

Trẻ bị đau mắt đỏ khi nào nguy hiểm?

  • Nhiễm trùng không khỏi sau 3-4 ngày, mặc dù đã điều trị
  • Da xung quanh mắt hoặc mí mắt của bé bị sưng, đỏ và đau. Những triệu chứng này có nghĩa là nhiễm trùng đã bắt đầu lan ra ngoài kết mạc và cần được điều trị tích cực hơn.
  • Bé có vấn đề với thị lực, nhìn mờ hoặc kém
  • Bé bị sốt, bú kém hoặc bỏ bú.
  • Nếu bé sơ sinh bị chảy mủ mắt, chảy nước mắt sống kéo dài, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ nhãn khoa vì bé có thể bị tắc ống lệ sau viêm kết mạc.

>> Tham khảo: Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sao cho đúng?

Trẻ bị đau mắt đỏ khi nào thì nguy hiểm

Trẻ bị đau mắt đỏ khi nào thì nguy hiểm (Nguồn: Sưu tầm)

Khi nào cần phải đưa trẻ bị đau mắt đỏ đi khám?

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ bị viêm kết mạc sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng vài ngày. Mắt bớt đỏ và chảy nước mắt, trẻ không còn ngứa mắt, không còn cay mắt và có thể học tập, vui chơi như bình thường.

Các trường hợp trẻ bị đau mắt đỏ hầu hết sẽ khỏi hoàn toàn trong vài ngày sau đó. Mắt trẻ sẽ không còn ngứa, bớt đỏ, ít chảy nước mắt,... Trẻ không còn cảm giác xốn ở mắt và sẽ học tập, vui chơi lại bình thường. 

Tuy nhiên, nếu trong những ngày chăm sóc tại nhà, nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng sau, mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám mắt để được các bác sĩ thăm khám sớm:

  • Các tình trạng đau mắt, đỏ mắt, ngứa mắt,... sau 10 ngày không có sự thuyên giảm
  • Trẻ xuất hiện các thay đổi trong tầm nhìn.
  • Trẻ bị đau mắt dữ dội.
  • Trẻ bị mẫn cảm với ánh sáng.
  • Mí mắt của trẻ sưng húp lên.

Các triệu chứng trên có thể là dấu hiệu cảnh báo của viêm kết mạc biến chứng. Lúc này, sự can thiệp của y tế là cực kỳ cần thiết để bảo vệ đôi mắt cho bé.

Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ cho trẻ

Viêm kết mạc truyền nhiễm rất dễ lây lan, vì vậy hãy dạy trẻ các kỹ năng phòng chống bệnh:

  • Rửa tay kỹ và thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng. Đảm bảo rửa tay sạch sẽ sau khi chạm vào mắt trẻ bị nhiễm bệnh và vứt bỏ các vật dụng như gạc hoặc bông gòn sau khi chúng được sử dụng.
  • Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, khăn giấy, đồ trang điểm mắt, khăn mặt, khăn tắm hoặc vỏ gối. Giặt riêng khăn tắm và các loại khăn khác mà trẻ đã dùng bằng nước nóng với đồ giặt còn lại của gia đình để tránh nhiễm bẩn.
  • Nếu mẹ biết con mình dễ bị viêm kết mạc dị ứng, hãy đóng cửa sổ và cửa ra vào vào những ngày có nhiều phấn hoa và thường xuyên hút bụi để hạn chế các tác nhân gây dị ứng. Viêm kết mạc do dị ứng chỉ có thể phòng bệnh bằng cách tránh các nguyên nhân gây dị ứng.
  • Khám sàng lọc và điều trị cho phụ nữ mang thai các bệnh lây qua đường tình dục để ngăn ngừa trường hợp đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh. Phụ nữ mang thai có thể có vi khuẩn trong ống sinh của mình ngay cả khi cô ấy không có triệu chứng, đó là lý do tại sao sàng lọc trước khi sinh rất quan trọng.

>> Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ cho trẻ

Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ cho trẻ (Nguồn: Sưu tầm)

Các câu hỏi thường gặp về tình trạng bé bị đau mắt đỏ

Trẻ bị đau mắt có ghèn vàng do đâu?

Khi trẻ bị đổ ghèn vàng kèm theo đau mắt, một số nguyên nhân gây nên triệu chứng này có thể kể đến như:

  • Tắc tuyến lệ.
  • Viêm kết mạc (đau mắt đỏ).
  • Mi của bé bị viêm.
  • Mắt bé xuất hiện dị vật.

>> Tham khảo thêm: Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn: cách tránh và cách chăm sóc

Bé bị đau mắt đỏ dùng thuốc gì?

  • Đối với thuốc không kê đơn: cha mẹ có thể dùng thuốc nhỏ mắt chứa Natri Clorid 0.9% để làm mềm các mềm các chất dính quanh mắt bé khi ngủ dậy. Ngoài ra mẹ có thể dùng thêm vitamin D và vitamin A cho trẻ để tăng cường đề kháng.
  • Đối với thuốc kê đơn: tùy theo chỉ định của bác sĩ mà cha mẹ có thể cho bé dùng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh hoặc chứa corticoid.

Bé bị đau mắt nhưng không đỏ có sao không?

Các trường hợp trẻ bị dị ứng do di truyền thì mắt sẽ không đỏ hay sưng nhiều. Nhưng lại đặc biệt ngứa làm cho trẻ rất hay lấy tay dụi mắt khiến xung quanh mắt bị mẩn đỏ. Để xử lý trường hợp này, cha mẹ nên thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý để rửa mắt cho trẻ.

Em bé bị đau mắt vì xem điện thoại - Nguyên nhân do đâu?

Các thiết bị điện tử ngày nay như: điện thoại thông minh, iPad,... đều có ánh sáng xanh. Nếu ánh sáng này tiếp xúc lâu ngày với mắt trẻ sẽ gây nên các bệnh về võng mạc - Một trong những nguyên nhân chính gây đau mắt ở trẻ em. Các triệu chứng như nhức mắt, khó tập trung là các tác hại mà ánh sáng xanh này mang lại. 

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Nguồn tham khảo:

https://www.aboutkidshealth.ca/article?contentid=512&language=english#:~:text=Seek%20medical%20attention%20if%20your,two%20years%20once%20in%20school. 

https://kideyedoc.com/child-says-eye-hurts/#:~:text=A%20common%20cause%20of%20eye,is%20due%20to%20severe%20allergies.

https://www.aao.org/eye-health/tips-prevention/child-eye-problems-parents-should-never-ignore#:~:text=Pet%20dander%2C%20dust%2C%20pollen%2C,bacterial%20conjunctivitis%2C%20aka%20pink%20eye.

Từ khóa » đau Mắt đỏ Thì Nhỏ Thuốc Gì