Trẻ Bị Dị ứng Hải Sản Phải Làm Sao? - ODPHUB

Tình trạng dị ứng hải sản ở trẻ nhỏ có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong nếu bố mẹ không biết cách xử lý kịp thời và đúng cách. Vậy trẻ bị dị ứng hải sản phải làm sao?

Nguyên nhân dị ứng hải sản ở trẻ em

Khi trẻ bị dị ứng hải sản, hệ miễn dịch của con phản ứng lại với các dị nguyên và các thành phần đạm lạ trong hải sản có vỏ (ví dụ như tôm, ốc, cua, ngao, mực, cá biển...) để báo hiệu rằng cơ thể đang bị tấn công và có thể bị ngộ độc.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng dị ứng hải sản ở trẻ nhỏ, trong đó bao gồm:

  • Các loại hải sản mà trẻ ăn có chứa độc (ví dụ như cá nóc, cá trích, cá chình, sứa…)
  • Trẻ ăn phải hải sản có chứa nhiều thủy ngân, còn sống hoặc đã bị ôi thiu.
  • Đường ruột của trẻ yếu, khả năng đào thải chất độc của trẻ còn kém.
  • Trẻ bị dị ứng do di truyền.
  • Trẻ đang bị dị ứng nhưng lại ăn thêm hải sản.
  • Trẻ có tiền sử bị dị ứng khi ăn hải sản.

trẻ bị dị ứng tôm
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng dị ứng hải sản ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu cho thấy trẻ em bị dị ứng hải sản

Kể cả trước đó trẻ ăn hải sản bình thường, tình trạng dị ứng vẫn có thể xuất hiện bất ngờ. Tình trạng dị ứng với hải sản ở trẻ nhỏ có thể nguy hiểm hơn ở người lớn, vậy nên bố mẹ nên nắm rõ các dấu hiệu dị ứng hải sản ở trẻ nhỏ để phát hiện và chữa trị kịp thời:

  • Trên da trẻ nổi lên các nốt đỏ, nốt sần gây ngứa ngáy, khó chịu và có xu hướng lan rộng ra nếu trẻ gãi hoặc đổ mồ hôi.
  • Ở trẻ sơ sinh, trẻ khóc quấy nhiều hơn do có cảm giác nôn nao, khó chịu trong người.
  • Trẻ bị tiêu chảy (nặng hoặc nhẹ), có thể mất nước.
  • Trẻ hắt xì, ho, ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mũi hoặc chảy nước mắt.

Thậm chí, trẻ còn có thể xuất hiện những biểu hiện dị ứng nặng, chuyển thành sốc phản vệ như:

  • Tim mạch đập nhanh.
  • Mệt mỏi, lờ đờ, choáng váng, đi lại không vững, mất ý thức.
  • Sưng mặt, khó thở, đau quặn bụng theo cơn.
  • Cổ họng sưng phù.
  • Da nhợt nhạt, tái lạnh.
  • Tụt huyết áp.

Sốc phản vệ là tình trạng rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ, có khả năng cao dẫn tới tử vong. Do đó, bố mẹ cần chú ý theo dõi và có những biện pháp hỗ trợ kịp thời khi trẻ có dấu hiệu sốc phản vệ.

>>> Tham khảo thêm: Trẻ hít phải khói thuốc lá sẽ dễ bị dị ứng thực phẩm?

bé bị dị ứng hải sản
Kể cả trước đó trẻ ăn hải sản bình thường, tình trạng dị ứng vẫn có thể xuất hiện bất ngờ.

Làm gì khi trẻ bị dị ứng hải sản?

Trẻ em khi bị dị ứng hải sản cần được nhanh chóng điều trị và theo dõi sát sao trong vòng 48 giờ kể từ thời điểm xuất hiện triệu chứng. Khi thấy trẻ bị dị ứng hải sản, bố mẹ cần biết cách xử lý kịp thời để giảm nhẹ các triệu chứng cho con, đồng thời can thiệp để tình trạng dị ứng không diễn biến nặng hơn.

Lúc này, bố mẹ có thể sơ cứu trẻ bằng cách:

  • Ngưng không cho con tiếp tục ăn hải sản.
  • Đưa tay vào sâu cuống lưỡi của trẻ để kích thích con nôn hết thức ăn trong bụng ra. Với tình huống này, trước khi thực hiện, bố mẹ nên lưu ý cắt ngắn móng tay và rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc nước rửa tay diệt khuẩn.
  • Cho trẻ uống thật nhiều nước.

Sau khi sơ cứu cho trẻ, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đưa con tới các cơ sở khám chữa bệnh để được hỗ trợ điều trị dị ứng hiệu quả nhất.

dấu hiệu trẻ bị dị ứng hải sản
Khi trẻ có biểu hiện dị ứng, bố mẹ nên ngưng cho con ăn hải sản.

Làm sao để phòng chống dị ứng hải sản ở trẻ?

Dù dị ứng có thể xảy ra một cách bất ngờ, nhưng bố mẹ cũng có thể thực hiện các biện pháp để giảm thiểu tối đa nguy cơ trẻ bị dị ứng hải sản bằng cách:

  • Đối với trẻ dưới 10 tuổi, hạn chế cho con ăn các loại hải sản lạ, ăn sống (dạng gỏi, sushi hay sashimi). Nếu trẻ có thể ăn được, bố mẹ cũng chỉ nên cho con ăn với lượng ít, vừa phải.
  • Cần thận trong quá trình chế biến, luôn nấu chín kỹ phần ăn của trẻ.
  • Không cho trẻ uống nước cam hay nước chanh khi ăn hải sản vì chúng có thể gây ngộ độc hoặc dị ứng.
  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc sau khi ăn hải sản.
  • Nhớ rõ hoặc ghi chép các loại thực phẩm trẻ ăn trong ngày để có thể tìm ra nguyên nhân dễ dàng hơn nếu con bị dị ứng.
  • Bố mẹ nếu có tiền sử bị dị ứng khi ăn hải sản thì không nên cho con ăn nhiều hải sản.
  • Nếu con có tiền sử dị ứng, bố mẹ không nên cố gắng cho trẻ ăn nhiều hải sản với mong muốn cơ thể con sẽ dần quen. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
  • Hạn chế sử dụng hải sản đông lạnh và không rõ nguồn gốc cho trẻ ăn.
  • Không cho trẻ ăn các loại hải sản được đánh bắt từ các vùng biển có hiện tượng thủy triều đỏ.

ODPHUB hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích nhất về việc trẻ bị dị ứng hải sản phải làm sao.

Từ khóa » Dị ứng Hải Sản ở Trẻ Em