Trẻ Bị Ghẻ Nước: Cách Nhận Biết, Chữa Trị Nhanh Khỏi

Nhận biết trẻ bị bệnh ghẻ nước

Trẻ bị ghẻ nước: Cách nhận biết, chữa trị nhanh khỏi

Trẻ bị ghẻ nước: Cách nhận biết, chữa trị nhanh khỏi

Đặt lịch

Trẻ bị ghẻ nước là một trong số những tình trạng thường gặp. Bệnh không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị, những nốt mụn nước có thể để lại thâm sẹo, gây mất thẩm mỹ. Trường hợp, trẻ cào gãi có thể tạo ra vết thương hở, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Trẻ bị ghẻ nước là do đâu?

Ghẻ nước hình thành do ký sinh trùng có tên là sarcoptes scabiei. Đây là căn bệnh ngoài da phổ biến, có thể xuất hiện ở đối tượng người trưởng thành hay trẻ nhỏ. Tình trạng trẻ bị ghẻ ngứa cũng có cơ chế phát bệnh tương tự như người lớn.

Trẻ bị ghẻ nước là do đâu?
Ký sinh trùng gây ghẻ nước ở trẻ em

Cụ thể, khi ký sinh trùng xâm nhập vào da trẻ, ghẻ đực sau khi giao phối sẽ chết đi, còn ghẻ cái sẽ tiếp tục đẻ trứng, làm tổ trên da. Thông thường, chúng sẽ sinh sống chủ yếu tại lớp thượng bì. Sau khi trứng được sinh ra, sau 3 – 4 ngày sẽ nở thành ấu trùng, tiếp tục phát triển trong 20 – 25 ngày để trở thành cái ghẻ.

Ghẻ cái trước khi sinh nở sẽ đào hang, vì thế bạn có thể quan sát thấy trên da trẻ xuất hiện những vùng da cộm lên khác thường. Bên cạnh đó, da cũng hình thành nhiều mụn nước gây ngứa khiến cho bé tự cào gãi, khó chịu. Chính vì thế mà ký sinh trùng có thể bám vào nhiều đồ dùng của trẻ, làm gia tăng nguy cơ lây bệnh cho người xung quanh.

Vậy, nguyên nhân do đâu bệnh ghẻ nước xuất hiện ở trẻ em? Cũng tương tự như người lớn, trẻ bị ghẻ nước có thể do các yếu tố sau đây:

  • Việc vệ sinh cơ thể không được đảm bảo, trẻ không được tắm rửa cẩn thận mỗi ngày.
  • Móng tay, móng chân của trẻ không được cắt gọn, đây là điều kiện thuận lợi để ký sinh trùng, vi khuẩn trú ngụ và gây hại cho da.
  • Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, nơi ở chật hẹp, đông đúc, ẩm ướt.
  • Trẻ tiếp xúc với người bị ghẻ nước sẽ có nguy cơ lây nhiễm phải căn bệnh ngoài da này. Nhất là khi trẻ chạm trực tiếp vào da người bệnh, ngủ chung giường hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân của người bị ghẻ nước.

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh ghẻ nước. Đối với trẻ nhỏ, khi bệnh hình thành sẽ khiến cơ thể bé khó chịu. Những nốt mụn nước ngứa ngáy làm trẻ vô thức cào gãi, điều này tạo điều kiện khiến vi khuẩn, ký sinh trùng ăn sâu vào da. Nếu không được khắc phục, trẻ có thể bị nhiễm trùng nguy hiểm.

Tham khảo thêm: Ghẻ nước có lây không? Qua những đường nào?

Nhận biết trẻ bị bệnh ghẻ nước

Thực tế cho thấy, tình trạng trẻ bị ghẻ nước đã không còn quá xa lạ. Mặc dù không gây nguy hiểm cho tính mạng, nhưng nếu không sớm điều trị, trẻ vẫn có nguy cơ gặp phải các biến chứng nặng nề về da. Những triệu chứng khó chịu trở nên nặng nề có thể gây ảnh hưởng cho sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của trẻ.

Nhận biết trẻ bị bệnh ghẻ nước
Khi trẻ bị ghẻ nước sẽ có những biểu hiện nổi mụn nước, ngứa ngáy khó chịu ở khu vực da thường xuyên tiếp xúc với đất, môi trường,…

 Tuy nhiên, bởi những dấu hiệu nhận biết bệnh khá tương đồng với các chứng bệnh ngoài da khác nên nhiều người bị nhầm lẫn. Chính vì thế, bố mẹ áp dụng sai cách điều trị cho trẻ khiến nguy cơ xảy ra biến chứng, tác dụng phụ tăng cao. Một số dấu hiệu nhận biết ghẻ nước có thể kể đến như:

  • Xuất hiện nhiều mụn nước trên da: Mụn nước bắt đầu xuất hiện ở kẻ tay, chân, dưới bàn tay, bàn chân. Những vùng da thường hay tiếp xúc với đất, môi trường, bụi bẩn. Những mụn nước với kích thước nhỏ, bên trong chứa chất lỏng, dễ vỡ. Trường hợp mụn nước cũ vỡ sẽ khiến mụn nước mới hình thành, lan rộng. Một số trường hợp ở vùng kín trẻ cũng có mụn nước nổi lên, chúng thường có màu hồng và kích thước nhỏ.
  • Ngứa ngáy khó chịu liên tục: Bởi những mụn nước gây ngứa ngáy nên trẻ thường xuyên quấy khóc (đối với trẻ nhỏ), trẻ lớn hơn có biểu hiện khó chịu, thường xuyên chà xát hoặc cào gãi da. Tuy nhiên, khi mụn nước bị tác động, vô tình trẻ khiến cho da có vết thương hở, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Tình trạng ngứa ngáy càng nhiều vào ban đêm khi ghẻ cái đào hang đẻ trứng.
  • Xuất hiện rãnh ghẻ: Khi đào hang, ghẻ cái sẽ khiến bề mặt da nổi lên những rãnh ghẻ có thể quan sát bằng mắt thường. Chiều dài khoảng 2mm – 4mm cho mỗi rãnh ghẻ trên da bé.

Khi thấy con có những dấu hiệu này, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm. Vì nếu bệnh ghẻ nước kéo dài mà không có sự can thiệp điều trị có thể gây viêm nhiễm da nghiêm trọng. Đặc biệt, khi trẻ cào gãi gây vết thương hở, khả năng nhiễm trùng da cao, có thể kéo theo nhiều hệ lụy khác.

Nên làm gì khi trẻ bị ghẻ nước?

Trẻ bị ghẻ nước sẽ có những triệu chứng ngoài da kể trên. Bệnh không gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ nhưng làm cho trẻ khó chịu, ngứa ngáy thường xuyên. Nhất là triệu chứng lại thường bùng phát dữ dội vào ban đêm, và khi bé ra nhiều mồ hôi. Điều này khiến chất lượng giấc ngủ và hoạt động thể chất của trẻ bị ảnh hưởng. 

Các bác sĩ da liễu chỉ ra rằng, tình trạng ghẻ nước ở trẻ em tương đối dễ khắc phục. Mặc dù thế, nếu muốn điều trị dứt điểm mối ghẻ thì ngoài áp dụng chỉ định của bác sĩ đối với trẻ, thì người thân trong gia đình có tiếp xúc với trẻ cũng cần điều trị. Việc này có vai trò quan trọng giúp bệnh không bùng phát, quay lại tấn công cơ thể trẻ.

Dưới đây là một số hướng giải quyết ghẻ nước cho trẻ, bố mẹ có thể tham khảo:

Điều trị ghẻ nước cho trẻ bằng thuốc Tây

Sử dụng biện pháp tân dược điều trị khi trẻ bị ghẻ nước là cách mang lại hiệu quả nhanh chóng. Có 3 dạng thường được sử dụng là dạng uống, dạng xịt và dạng kem thoa da cho trẻ. Đa dạng sự lựa chọn cho bố mẹ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, không khiến trẻ gặp tác dụng phụ, bố mẹ nên sử dụng loại được bác sĩ chỉ định.

Nên làm gì khi trẻ bị ghẻ nước
Nên sử dụng thuốc trị ghẻ nước cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Đưa con đến bệnh viện thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời bác sĩ cũng kiểm tra được mức độ, tình trạng cụ thể để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất cho từng bé. Tuyệt đối tránh tự ý mua và cho con sử dụng thuốc, bởi trẻ có thể gặp tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng thuốc điều trị.

Ngoài ra, một số loại thuốc chứa corticoid không phù hợp để trẻ sử dụng trong thời gian dài. Nhiều khả năng biến chứng nguy hại có thể xảy ra cho trẻ. Vì thế, bố mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra, đảm bảo việc điều trị diễn ra nhanh chóng, an toàn cho con. 

Tham khảo thêm: Cách phân biệt bệnh ghẻ và bệnh chàm (eczema)

Điều trị ghẻ nước cho trẻ bằng mẹo dân gian

Thường hợp ghẻ nước xuất hiện giai đoạn nhẹ, bố mẹ có thể sử dụng một số loại thảo dược có sẵn trong thiên nhiên để điều trị cho con tại nhà. Đây là cách được nhiều người áp dụng, do độ lành tính và an toàn cao đối với cơ thể trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, vì thảo dược khá dễ tìm nên bố mẹ cũng không tốn nhiều chi phí mà vẫn đẩy lùi được bệnh ghẻ nước cho con. Những thành phần có trong các loại lá tắm có công dụng diệt khuẩn, kháng nấm, tiêu diệt ký sinh trùng trên da trẻ một cách an toàn. Bạn đọc có thể tham khảo một số mẹo chữa sau đây:

Tắm lá trầu không trị ghẻ nước cho trẻ: Lá trầu không là một trong số các loại lá thảo dược mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe. Bởi nó có chứa thành phần chất có công dụng kháng khuẩn mạnh, giúp điều trị trường hợp trẻ bị ghẻ nước tấn công. Biện pháp khá an toàn và hữu ích cho da trẻ nhỏ. Cách thực hiện như sau:

  • Hái một nắm lá trầu không, sau đó rửa sạch.
  • Cho vào nồi nước đun sôi, để lửa liu riu vài phút cho tinh dầu của lá trầu tỏa ra trong nước.
  • Sau đó cho thêm vào nồi một ít muối.
  • Lấy nước lá trầu nấu để nguội còn âm ấm thì tắm rửa cho trẻ. 
  • Thực hiện mỗi ngày để những nốt mụn nước thuyên giảm, cải thiện tình trạng ngứa ngáy cho con.

Tắm nước lá đào trị ghẻ nước cho trẻ: Lá đào về bản chất có vị đắng, tính bình. Công dụng mang lại giúp thanh nhiệt, diệt khuẩn, tiêu trừ phong thấp. Trong Đông y, loại lá này mang lại lợi ích giải cảm mạo, sốt, mẩn ngứa, lở chân,…cho người lớn và trẻ nhỏ. Do đó, bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để nấu nước tắm khi trẻ bị ghẻ nước. Thực hiện nấu lá tắm tương tự như biện pháp bên trên.

Nên làm gì khi trẻ bị ghẻ nước
Nấu nước thảo dược tắm cho trẻ trị ghẻ nước an toàn tại nhà

Trị ghẻ nước cho trẻ bằng lá bạch đàn: Trong lá bạch đàn có chứa nhiều tinh chất có công dụng kháng khuẩn vượt trội. Chính vì thế mà da trẻ có thể loại bỏ được tác nhân gây ghẻ nước an toàn tại nhà. Cách thực hiện như nấu nước lá trầu không tắm rửa cho trẻ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng với lá bạch đàn 2 – 3 lần mỗi tuần, không nên thực hiện hàng ngày.

Sử dụng lá đơn tướng quân trị ghẻ nước: Cây đơn tướng quân có chứa nhiều chất giúp tiêu độc, kháng khuẩn, chống dị ứng mạnh. Loại cây này được nhiều người sử dụng để nấu nước tắm hoặc đắp bã để trị ghẻ nước cho trẻ. Tuy nhiên, với loại lá này, bạn nên áp dụng cho trẻ lớn, những trẻ nhỏ thì không nên sử dụng lá đơn tướng quân. Thực hiện mỗi ngày 1 lần trong vòng  3 – 4 ngày liên tục thì dừng lại.

Các mẹo chữa dân gian có tác dụng không nhanh chóng bằng khi sử dụng thuốc tân dược. Tuy nhiên, chúng ít gây tác dụng phụ cho trẻ. Bố mẹ nên kiên trì thực hiện cho con. Trường hợp cơ thể bé có nhiều nốt mụn nước, vết thương hở, triệu chứng ghẻ nước nghiêm trọng nên có sự can thiệp điều trị của bác sĩ chuyên khoa. 

Tham khảo thêm: Bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi? Điều cần biết

Phòng tránh bệnh ghẻ nước ở trẻ em

Để ngăn ngừa tình trạng da trẻ bị tấn công bởi các vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng gây hại. Đặc biệt là phòng tránh bệnh ghẻ nước cho trẻ, bố mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không để trẻ sử dụng chung đồ dùng cá nhân với các thành viên khác trong gia đình.
  • Giữ vệ sinh không gian sống, lau dọn nhà cửa sạch sẽ sẽ giúp trẻ tiếp xúc ít nhất với bụi bẩn, dị nguyên. Đây là biện pháp hữu hiệu giúp bảo vệ làn da và sức khỏe của trẻ.
  • Giặt quần áo cho trẻ sạch sẽ, phơi nơi có ánh sáng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn. Có thể ngâm quần áo với nước nóng để đảm bảo đã loại bỏ ký sinh trùng gây hại cho da.

    Phòng tránh bệnh ghẻ nước ở trẻ em
    Phòng tránh bệnh ghẻ nước ở trẻ em bằng cách giữ vệ sinh cơ thể, môi trường sống, quần áo,…
  • Đối với trẻ nhỏ, nên bỏ đi những tã quần nghi ngờ đã nhiễm phải mầm bệnh.
  • Nên giữ trẻ tránh tiếp xúc với người đang bị ghẻ nói chung và ghẻ nước nói riêng. Bởi ký sinh trùng có thể lây lan nếu vô tình trẻ chạm vào da đa nhiễm bệnh.
  • Không nên tự ý mua và cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của người có chuyên môn. Việc sử dụng sai thuốc, sai cách điều trị có thể làm bệnh bùng phát nặng nề hơn.
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với chó mèo, động vật có nguy cơ mang mầm bệnh. 
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao cùng trẻ để nâng cao sức đề kháng chống lại sự gây hại của dị nguyên từ bên ngoài.

Trẻ bị ghẻ nước không phải là tình trạng hiếm gặp và nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn nếu trẻ không được sớm điều trị và chăm sóc tốt. Do đó, nếu bố mẹ thấy con có những biểu hiện ngoài da bất thường, hãy tìm hiểu nguyên nhân và can thiệp khắc phục càng sớm càng tốt.

Có thể bạn quan tâm

  • Cách chữa ghẻ nước bằng lá trầu không ngay tại nhà
  • Chữa ghẻ bằng nước muối – Hết ngứa cực nhanh

Từ khóa » Cách Nhận Biết Bị Ghẻ Nước