Trẻ Bị Kê Là Như Thế Nào? Bé Bị Kê Tắm Gì? Cách Chữa Mụn Kê ở Trẻ ...
Có thể bạn quan tâm
Tổng hợp các thông tin mẹ cần biết về mụn kê ở trẻ sơ sinh: Mụn kê là gì? Bé bị kê có ngứa không? Bé bị kê tắm lá gì tốt nhất? Bé bị kê mẹ kiêng ăn gì và nên ăn gì? Em bé bị kê bôi thuốc gì? Cách trị mụn kê ở trẻ sơ sinh nào hiệu quả?
I – Mụn kê ở trẻ sơ sinh như thế nào? Hình ảnh mụn kê ở trẻ sơ sinh
Trước tiên hãy cùng tìm hiểu trẻ bị kê là như thế nào? Mụn kê hay còn được biết đến với tên gọi khác là nang kê
Theo thống kê, có khoảng 50% trẻ sơ sinh bị mụn kê. Mụn kê ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện khoảng 2-3 tuần sau sinh, thậm chí là ngay cả khi bé mới chào đời.
Về biểu hiện, mụn kê là những đốm nhỏ li ti màu trắng, nằm rải rác hoặc tập trung thành đám trên da, sẩn màu đỏ hồng trên có mụn nước nhỏ, đôi khi mụn mủ trắng xen lẫn ở vùng da bài tiết nhiều mồ hôi như ngực, lưng, trán.
Nguyên nhân hình thành trẻ bị kê cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhiều phân tích cho rằng, mụn kê có liên quan tới các yếu tố như: trẻ bị phì đại tuyến bã nhờn trên da; hormone nhận từ mẹ; cấu trúc da và lỗ chân lông của trẻ chưa hoàn thiện…
Dưới đây là một số hình ảnh mụn sữa mụn kê ở trẻ sơ sinh:
Mụn kê ở trẻ sơ sinh
II – Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị kê
Cho đến nay, y học hiện đại vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân trẻ sơ sinh bị kê. Tuy nhiên, nhiều phân tích cho rằng, mụn kê có liên quan tới các yếu tố như:
– Trẻ bị phì đại tuyến bã nhờn trên da.
– Hormone nhận từ mẹ.
– Cấu trúc da và lỗ chân lông của trẻ chưa hoàn thiện.
– Việc vệ sinh hàng ngày cho bé chưa sạch sẽ dẫn tớ đến bít tắc lỗ chân lông và các mao mạch vùng mặt.
Y học hiện đại vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân trẻ sơ sinh bị kê.
III – Biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị kê
Khi trẻ bị kê thường có những triệu chứng và biểu hiện sau:
– Xuất hiện các nốt sần nhỏ li ti giống với hạt kê trên da.
– Mụn thường mềm, đầu mụn có màu trắng hoặc đỏ hồng.
– Vùng da nổi mụn kê bị đỏ.
– Cảm giác ngứa rát và khó chịu.
– Trẻ quấy khóc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
– Mụn kê thường mọc chủ yếu ở má, trán, cằm, mũi.
Xuất hiện các nốt sần nhỏ li ti giống với hạt kê trên da là triệu chứng điển hình khi trẻ bị kê.
IV – Trẻ bị kê mẹ kiêng ăn gì và nên ăn gì?
Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn nên mẹ ăn gì và uống gì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy khi trẻ bị kê mẹ kiêng ăn gì và nên ăn gì để con nhanh hết kê, tránh tình trạng mụn kê nặng hơn?
Theo các chuyên gia sức khỏe, khi trẻ bị kê sữa, các mẹ nên kiêng ăn các thực phẩm có vị tanh, thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhanh và chế biến sẵn, đồ uống chứa chất kích thích…
Thay vào đó, các mẹ nên ăn những thực phẩm có tính mát, thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, không gây nóng sữa mẹ và đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sữa mẹ.
Trẻ bị kê mẹ nên ăn thực phẩm giàu vitamin và chất xơ
V – Trẻ bị kê nên tắm lá gì?
Bé bị kê tắm lá gì cho khỏi? Trẻ bị mụn kê tắm lá gì thì tốt? Trẻ bị kê nên tắm lá gì? Bé bị kê tắm gì cho khỏi? là những câu hỏi được rất nhiều mẹ đặt ra khi thấy trẻ bị kê sữa.
Thực tế, mụn kê trên mặt trẻ sơ sinh không khó chữa, điều quan trọng là các mẹ cần chọn lựa đúng cách để vừa đảm bảo an toàn vừa giúp đẩy lùi mụn kê nhanh chóng.
Dưới đây là một số phương pháp dân gian trị mụn kê ở trẻ sơ sinh bằng cách tắm lá tại nhà, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng:
1. Trẻ bị kê tắm lá riềng
Lá riềng có khả năng chữa trị chứng khó tiêu, làm giảm bớt khó chịu gây ra do bệnh viêm loét dạ dày. Lá riềng còn chứa các hoạt chất mang đặc tính kháng viêm, có tính sát khuẩn nhẹ giúp làm lành vết thương nhanh chóng. Dân gian thường sử dụng lá riềng nấu nước tắm cho trẻ khi bị mụn kê, rôm sảy, mẩn ngứa…
Trẻ bị kê tắm lá riềng
Cách thực hiện đơn giản như sau:
– Rửa sạch 200g lá riềng tươi, loại bỏ hết phần lông trên lá để tránh trình trạng trẻ bị kích ứng.
– Cho lá riềng vào nồi đun cùng 3-4 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 10 phút để các tinh chất có trong lá riềng tiết ra hết.
– Pha nước lá riềng với nước mát so cho có độ ấm vừa phải rồi tắm cho bé.
– Tắm lại cho bé bằng nước trắng đun sôi để nguội.
– Mẹ nên tắm lá riềng cho bé 2-3 lần/tuần, tình trạng mụn kê sẽ giảm đáng kể, bé không còn ngứa ngáy nữa.
2. Bé bị kê tắm lá khế
Lá khế có vị chua chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm. Trong y học cổ truyền, lá khế còn được dùng điều trị lở sơn, dị ứng, mề đay, cảm nắng, ho, tiểu buốt, mụn nhọt, tiểu ra máu, viêm tiết niệu.
Trẻ bị kê tắm lá khế
Cách thực hiện đơn giản như sau:
– Rửa sạch 200g lá khế tươi, ngâm trong nước muối pha loãng để loại bỏ hết tạp chất và vi khuẩn.
– Cho lá khế vào nồi đun cùng 3-4 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 10 phút để các tinh chất có trong lá khế tiết ra hết.
– Pha nước lá khế với nước mát so cho có độ ấm vừa phải rồi tắm cho bé.
– Tắm lại cho bé bằng nước trắng đun sôi để nguội.
– Mẹ nên tắm lá khế cho bé 2-3 lần/tuần, tình trạng mụn kê sẽ giảm đáng kể, bé không còn ngứa ngáy nữa.
3. Trẻ bị kê tắm hạt kê
Theo Đông y, kê có vị ngọt, tính hơi hàn, có tác dụng bổ trung ích khí, trừ được những chứng phiền khát. Hạt kê có tác dụng hòa trung, bổ thận, khỏe tì vị trừ nhiệt, giải độc, giải khát, lợi tiểu tiện.
Còn theo y học hiện đại, hạt kê chứa rất nhiều melatonin, chất có tác dụng trấn tĩnh tinh thần, giúp ngủ ngon.
Trẻ bị kê tắm hạt kê
Cách thực hiện đơn giản như sau:
– Đun nóng chảo, cho 200g hạt kê vào chảo đảo đều và rang cho tới khi hạt kê chuyển thành màu vàng sậm. Thông thường là khoảng 3-4 phút là được.
– Đổ hạt kê đã rang vào ấm nước rồi đổ đầy nước và tiến hành đun sôi.
– Đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 10 phút và tiếp tục ngâm thêm 15 phút cho các chất ở trong hạt kê tiết ra.
– Đổ nước hạt kê ra chậu rồi pha thêm với nước sao cho ấm khoảng 37 độ thì tắm cho bé.
– Tắm lại cho bé bằng nước trắng đun sôi để nguội.
– Mẹ nên tắm cho bé bằng hạt kê 2-3 lần/tuần, tình trạng mụn kê sẽ giảm đáng kể, bé không còn ngứa ngáy nữa.
4. Trẻ bị mụn kê tắm lá chè xanh
Theo y học cổ truyền, lá chè xanh có vị chát ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, giải độc, lợi tiểu và làm lành các vết thương. Còn theo y học hiện đại, do có tính sát khuẩn cao nên khi dùng lá chè xanh tắm cho bé sẽ có tác dụng giảm mẩn ngứa, giảm sưng tấy, chống dị ứng, khử mùi hôi và đặc trị các bệnh lý về da.
Cách tắm cho trẻ bằng lá chè xanh như sau:
– Rửa sạch 200g lá chè xanh với nước, sau đó ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hết vi khuẩn và bụi bẩn.
– Ngâm khoảng 30 phút thì vớt ra để cho ráo nước.
– Cho lá chè xanh vào nồi đun sôi với nước trong khoảng 5 phút thì tắt bếp.
– Để nguội hoặc pha thêm với nước sao cho nước chè xanh vừa đủ ấm thì tiến hành tắm cho bé.
– Khi tắm cho bé mẹ không nên chà xát hoặc cào gãi mạnh vì có thể làm tổn thương da.
– Sau khi tắm với lá chè xanh, mẹ nên tắm lại cho bé bằng nước để loại bỏ hết cặn bã chè dính trên người.
– Nên tắm cho bé từ 3-4 lần/tuần.
Trẻ bị mụn kê nên tắm lá chè xanh.
5. Bé sơ sinh bị mụn kê tắm lá cây mã đề
Lá cây mã đề có tác dụng kháng khuẩn và bảo vệ niêm mạc da rất tốt.Dân gian thường sử dụng lá kinh giới để làm sạch, sát khuẩn ngoài da, chữa các bệnh lý về da như mụn kê, mẩn ngứa, rôm sảy, mụn nhọt…
Cách tắm cho bé bằng lá cây mã đề chữa mụn kê như sau:
– Đầu tiên mẹ cần chuẩn bị khoảng 150g lá lá cây mã đề.
– Sau khi mua về, mẹ rửa sạch lá kinh giới với nước sạch rồi đem ngâm 30 phút trong nước muối pha loãng. Mục đích là để loại bỏ hết vi khuẩn hoặc bụi bẩn bám trên lá cây mã đề.
– Cho lá cây mã đề vào nồi cùng lượng nước vừa phải và đun sôi khoảng 5-10 phút.
– Chờ nước nguội còn khoảng 35-38 độ thì mẹ có thể tắm cho bé.
– Mẹ lưu ý cần tắm lại cho bé bằng nước sạch sau khi tắm xong bằng lá cây mã đề.
– Nên tắm lá cây mã đề cho bé đều đặn 2-3 lần/tuần.
Bé sơ sinh bị mụn kê nên tắm lá cây mã đề.
6. Cách trị mụn kê dưới chân bằng lá kinh giới
Lá kinh giới có vị cay, tính ấm, chứa tới 1% tinh dầu, trong đó có nhiều hoạt chất sinh học có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, lá kinh giới có tác dụng tiêu độc, cầm máu…
Ngoài ra, lá kinh giới có nhiều kháng sinh tự nhiên nên có tác dụng sát khuẩn tốt, làm sạch da. Việc dùng lá kinh giới để nấu nước tắm cho trẻ sơ sinh bị mụn kê sẽ giúp giảm ngứa, giảm mụn kê rõ rệt, đồng thời phòng ngừa mụn nhọt, mẩn ngứa và rôm sảy hiệu quả.
Lá kinh giới chữa mụn kê ở chân hiệu quả
Cách thực hiện đơn giản như sau:
– Rửa sạch 200g lá kinh giới tươi, ngâm trong nước muối pha loãng để loại bỏ hết tạp chất và vi khuẩn.
– Cho kinh giới vào nồi đun cùng 3-4 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 10 phút để các tinh chất có trong lá kinh giới tiết ra hết.
– Pha nước lá kinh giới với nước mát so cho có độ ấm vừa phải rồi tắm cho bé.
– Tắm lại cho bé bằng nước trắng đun sôi để nguội.
– Mẹ nên tắm lá khế cho bé 2-3 lần/tuần, mụn kê sữa sẽ giảm đáng kể, bé không còn ngứa ngáy nữa.
** Lưu ý: Các cách trên chỉ mang tính chất tham khảo và được sử dụng trong dân gian.
VI – Trẻ bị kê bôi thuốc gì? Thuốc trị mụn kê cho trẻ sơ sinh
Khi bé bị kê ở mặt, hầu hết các mẹ đều nghĩ: bé bị kê bôi thuốc gì để nhanh khỏi và nghĩ ngay tới việc mua và sử dụng thuốc bôi trị mụn kê. Nhưng để “xử lý” mụn kê ở trẻ sơ sinh có thực sự cần dùng đến thuốc không?
Theo các bác sĩ, trẻ bị kê ở mặt hay trẻ bị kê ở toàn thân đều không cần phải bôi bất cứ loại thuốc gì. Bởi mụn kê ở trẻ em và mụn kê sữa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý lành tính và có thể tự khỏi.
Tuy nhiên, nhiều cha mẹ có tâm lý sốt ruột nên vẫn tự ý mua các loại kem bôi và thuốc để thoa lên các vùng da bị mụn kê. Việc làm này không những không giúp bé mau khỏi kê, mà còn khiến tình trạng mụn kê nghiêm trọng hơn.
Kem và thuốc bôi hiện nay thường có chứa corticoid, tuy có hiệu quả nhanh nhưng gây nhiều tác dụng phụ như teo da, rạn da, suy tuyến thượng thận ở trẻ…
VII – Cách chữa mụn kê ở trẻ sơ sinh ngay tại nhà
1. Trẻ bị kê toàn thân chữa thế nào?
Dưới đây là cách chữa mụn kê cho trẻ sơ sinh bằng một số mẹo đơn giản, các mẹ hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà:
– Cách trị mụn kê ở trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả đó là mẹ cần tắm rửa cho bé sạch sẽ hàng ngày. Tốt nhất các mẹ nên sử dụng nước đun sôi để nguội và sữa tắm dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh bị kê để tắm cho bé. Sau khi tắm, mẹ hãy dùng khăn tắm lau người cho bé thật khô.
– Ngoài ra, để chữa mụn kê ở trẻ nhỏ, mẹ có nấu lá riềng, lá khế và rang hạt kê tắm cho bé như chúng tôi đã chia sẻ trong phần “trẻ bị kê tắm lá gì?”.
Cách trị mụn kê ở trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả đó là mẹ cần tắm rửa cho bé sạch sẽ hàng ngày
Ngoài 3 loại thảo dược trên, các mẹ cũng có thể tắm cho bé bằng lá kinh giới, hạt mùi, mướp đắng… cũng rất tốt.
– Khi cho bé bú, mẹ hãy cẩn thận đừng để sữa bắn lên mặt bé vì sữa mẹ có thể gây kích ứng làn da mỏng mạnh của trẻ.
– Giữ cho da trẻ sơ sinh luôn khô thoáng và sạch sẽ. Nếu bé bị ra mồ hôi nhiều mẹ nên dùng khăn sạch lau nhẹ nhàng để tránh bị tắc mồ hôi khiến mụn kê ở bé lâu khỏi.
– Mặc cho bé quần áo rộng rãi và thoải mái, tốt nhất nên mặc quần áo được làm từ chất liệu cotton mềm mại và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
– Hạn chế tối đa để bé tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, khói bụi, hóa chất hoặc lông vật nuôi…để mụn cà mụn kê ở trẻ sơ sinh nhanh chóng thuyên giảm.
– Không chà xát, không nặn, không chích vùng da bị mụn kê sữa của trẻ.
>> Xem VIDEO B/S chia sẻ cách trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh <<
2. Chữa mụn kê ở trẻ sơ sinh Webtretho chia sẻ
Bé bị kê phải làm sao? Trẻ bị kê chữa thế nào? Trẻ bị kê phải làm sao? Cách chữa mụn kê ở trẻ sơ sinh như thế nào? Cách nào trị mụn kê ở trẻ sơ sinh nhanh chóng, an toàn và hiệu quả? Đây là những câu hỏi được rất nhiều các mẹ đặt ra trên diễn đàn webtretho khi con không may bị nổi mụn kê.
Ngoài các giải pháp trị mụn kê ở trẻ sơ sinh như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, nhiều mẹ đã có những chia sẻ về việc sử dụng sản phẩm kem bôi da Yoosun rau má.
Kem rau má Yoosun có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa hiệu quả
→ Theo chia sẻ của các mẹ:
“Kem rau má Yoosun có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa hiệu quả. Với các thành phần chính là dịch chiết rau má, vitamin E, D-panthenol và Chlorhexidin nên kem rau má Yoosun có tác dụng làm dịu da, mát da do mụn kê gây ra nhanh chóng.
Ngoài ra, Tuýp rau má còn có tác dụng dưỡng ẩm, giảm tình trạng da bong tróc, khô ráp, đồng thời kích thích lên da non giúp phục hồi làn da bị tổn thương và ngăn ngừa thâm sẹo. Đặc biệt, sản phẩm không chứa thành phần Corticoid độc hại nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.”
Cách sử dụng rất đơn giản như sau: Rửa sạch tay và làm sạch vùng da bị mụn kê. Dùng khăn sạch để thấm khô da. Lấy một lượng kem Yoosun rau má vừa đủ rồi thoa đều lên vùng da bị mụn sữa. Xoa nhẹ nhàng để kem ngấm sâu vào trong da phát huy tối đa tác dụng. Nên thoa kem 2-3 lần mỗi ngày.
Kem rau má Yoosun đã được Sở Y tế Hà Nội cấp phép lưu hành, có giá bán phải chẳng, chỉ từ 20.000 – 25.000 VNĐ/tuýp. Các mẹ có thể dễ dàng tìm mua kem rau má Yoosun tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Để tìm hiểu thêm thông tin về kem Yoosun rau má, bạn vui lòng gọi tới Tổng đài (miễn phí cước) 18001125 để được dược sĩ tư vấn trực tiếp.
VIII – Giải đáp các thắc mắc thường gặp khi trẻ bị kê
1. Trẻ bị mụn kê thường mọc ở đâu?
Như vậy các mẹ đã biết mụn kê ở trẻ sơ sinh là như thế nào? Vậy mụn kê thường mọc ở đâu trên cơ thể trẻ sơ sinh? Mụn kê trẻ sơ sinh có thể nổi ở mọi vị trí trên cơ thể, nhưng thường hay gặp nhất là ở mặt, má và mũi.
Khi thời tiết oi bức hoặc trẻ tiếp xúc phải các chất dễ gây kích ứng thì mụn kê có xu hướng ửng đỏ lên. Nhìn bề ngoài, mụn kê của trẻ sơ sinh khá giống với mụn trứng cá của người lớn nên nhiều người vẫn quen gọi mụn kê là mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh.
3. Trẻ bị kê có ngứa không?
Mụn kê ở trẻ sơ sinh có thể tự biến mất sau một vài ngày. Nhưng cũng có thể “lì lợm” ở trên mặt vài tháng sau đó lan rộng đến cằm, trán, lưng, nếu bị viêm sẽ khiến trẻ ngứa ngáy và khó chịu.
Bé bị mụn kê có ngứa không? Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngứa ngáy khi nổi mụn kê là do các nốt mụn có dấu hiệu bị viêm.
3. Cách phòng tránh mụn kê ở trẻ sơ sinh
Để phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ bị mụn kê ở trẻ sơ sinh, các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Vệ sinh mặt mũi, tắm rửa cho bé sạch sẽ hàng ngày.
– Giữ cho da bé luôn khô ráo, thoáng mát, tránh bị ẩm ướt.
– Tắm cho bé bằng nước ấm vừa đủ, tránh tắm nước quá nóng gây khô và phỏng rộp da.
– Sử dụng sữa tắm, dầu gội dành riêng cho bé. Không sử dụng các sản phẩm của người lớn để tắm cho bé.
Vệ sinh mặt mũi, tắm rửa cho bé sạch sẽ hàng ngày để phòng ngừa mụn kê.
– Không thoa nước hoa hay bất kỳ loại nước thơm nào cho bé.
– Giặt quần áo cho bé bằng xà phòng dịu nhẹ, ít chất tẩy.
– Chọn mua quần áo cho bé bằng chất liệu cotton để đảm bảo vừa thoáng mát, vừa mềm mại vừa thấm hút mồ hôi tốt.
– Giặt chăn ga gối, khăn lau, đồ chơi của bé cẩn thận và thường xuyên.
Trên đây là những giải đáp về tình trạng mụn kê ở trẻ sơ sinh. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ đến hotline: 1800.1125, để đươc tư vấn cụ thể chi tiết
Tham khảo thêm:
- Bé bị mụn nhọt phải làm sao? Cách chữa trẻ bị mụn nhọt trên đầu, mông, tai,
- Cách trị mụn sữa cho trẻ sơ sinh
Để lại bình chọn cho bài viết của chúng tôi:
2.7/5 - (4 bình chọn) Bình luận mặc định Bình luận trên facebookChưa có bình luận!
Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.
Tên của bạn*Địa chỉ email*Ghi nhớ tên và email cho lần bình luận sau.
Từ khóa » Nhận Biết Mụn Kê ở Trẻ Sơ Sinh
-
Mụn Hạt Kê (milia) ở Trẻ Sơ Sinh Có đáng Ngại? | Vinmec
-
Xử Trí đúng Cách Mụn Hạt Kê ở Trẻ Sơ Sinh - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Hướng Dẫn Cha Mẹ Chữa Kê Cho Trẻ Sơ Sinh
-
[Mụn Hạt Kê ở Trẻ Sơ Sinh] Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý - FaGoMom
-
Mụn Hạt Kê (Milia) ở Trẻ Sơ Sinh Và Những điều Cha Mẹ Cần Biết
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Kê Nên Tắm Lá Gì Và Cách Chăm Sóc Bé Nhanh Khỏi - Eva
-
Mụn Nang Kê ở Trẻ Sơ Sinh - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Kê Tắm Lá Gì Cho Mau Khỏi? - Cỏ Mềm
-
Cách Chữa Mụn Kê Cho Trẻ Sơ Sinh Nhanh Gọn Nhẹ - Khám Sức Khỏe
-
3 Loại Mụn Hay Gặp ở Trẻ Sơ Sinh Mẹ Cần Biết để Tránh Hối Hận Sau Này
-
Cách Dùng Hạt Kê Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Có An Toàn Không?
-
Bệnh Hạt Kê (mụn Sữa) Và Những điều Cần Biết - YouMed
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Kê ở Mông, Toàn Thân Nên Tắm Lá Gì Tốt? - MarryBaby
-
Mụn Sữa Trẻ Sơ Sinh Bao Lâu Khỏi? Khi Nào Trẻ Nên đi Khám? • Hello ...