Trẻ Bị Nhiễm Vi Khuẩn HP Khi Nào Cần điều Trị? | TCI Hospital

Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra hoang mang, lo lắng khi phát hiện trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP. Liệu có phải cứ bị nhiễm vi khuẩn HP là cần phải điều trị hay không? Việc điều trị khi không cần thiết có thể gây ra những hậu quả gì? Phụ huynh cùng hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP có đáng sợ không?
    • Vi khuẩn HP là gì?
    • Vi khuẩn HP có lây không?
    • Vì sao không trường hợp nào nhiễm khi vi khuẩn HP cũng cần điều trị?
  • Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP khi nào cần điều trị?
  • Lời khuyên của các bác sĩ nhi khoa

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP có đáng sợ không?

Theo nghiên cứu, tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP ở Việt Nam lên đến 70%, trong đó có cả người lớn và trẻ em đều có thể bị nhiễm vi khuẩn HP. Liệu có phải cứ bị nhiễm vi khuẩn HP là phải cần điều trị hay không?

Trước hết bạn cần biết:

Vi khuẩn HP là gì?

trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không

Đó là loại vi khuẩn có thể sống bên trong môi trường hiếm khí, có dịch axit trong dạ dày, đại tràng. Tên khoa học là (Helicobacter Pylori), tác nhân chính gây ra các bệnh viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày….

Vi khuẩn HP có lây không?

Vi khuẩn HP rất rễ lây truyền, chúng ngoài tồn tại trên niêm mạc dạ dày còn có thể tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. Do đó rất dễ lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung bát đũa, hôn trực tiếp lên môi trẻ, thói quen ăn uống chung, mớm cơm,…

Ngoài đường ăn uống, sử dụng chung đồ dùng sinh hoạt với người mắc bệnh, vi khuẩn HP còn tồn tại trong phân người bệnh nên dễ lây truyền khi thói quen vệ sinh không sạch sẽ, các vật trung gian truyền bệnh như chuột, gián, ruồi,… nếu tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn sẽ lây nhiễm cho người lành, kể cả trẻ nhỏ.

Có phải bạn đang thắc mắc:

Vì sao không trường hợp nào nhiễm khi vi khuẩn HP cũng cần điều trị?

-> Bởi nếu không gây ra triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói… thì sự có mặt của vi khuẩn HP giống như một vi khuẩn cộng sinh, đôi khi có một số tác dụng đối với cơ thể. Chẳng hạn, người nhiễm HP ít bị các nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường ruột do HP tiết ra các chất ngăn chặn vi khuẩn khác phát triển. Ngoài ra, các triệu chứng trào ngược hay những bệnh lý về dị ứng như với phấn hoa, bụi phấn… cũng giảm.

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP khi nào cần điều trị?

trẻ bị nhiễm vi khuẩn hp khi nào cần điều trị

Nếu trong quá trình test hơi thở hay nội soi dạ dày đại tràng phát hiện trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP mẹ không nên quá hoang mang, lo lắng bởi:

-> Nếu bé bị nhiễm vi khuẩn HP mà có xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói, … Khi này vi khuẩn HP có thể gây viêm loét dạ dày, tá tràng về lâu dài chúng có khả năng dẫn đến ung thư dạ dày. Khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ cho trẻ điều trị vi khuẩn HP bằng kháng sinh đồ để ngăn chặn vi khuẩn HP gây các biến chứng như viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.

-> Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn dễ kháng thuốc. Nếu phụ huynh lạm dụng thuốc kháng sinh đề điều trị khi chưa cần thiết dễ khiến vi khuẩn kháng lại thuốc, điều này khiến việc chữa trị trở nên khó khăn, và mất rất nhiều thời gian.

Lời khuyên của các bác sĩ nhi khoa

Hiện nay có rất nhiều phụ huynh làm xét nghiệm test vi khuẩn HP cho con, khi phát hiện bé dương tính với vi khuẩn HP vô cùng hoang mang và lo lắng.

-> Khuyên mẹ: Cứ hãy bình tĩnh, nếu có kết quả kiểm tra HP cho con mà dương tính, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa nhi hay tiêu hóa nhi để xin ý kiến về việc có cần điều trị hay không.

-> Nếu bé có triệu chứng: đau bụng kéo dài, tái đi tái lại không chắc là do HP, nên tìm các nguyên khác gây đau bụng trước. Cần thiết mới test vi khuẩn HP (qua hơi thở hoặc nội soi dạ dày), điều này bác sĩ sẽ khám và cân nhắc giúp mẹ.

Đa số các xét nghiệm chỉ có giá theo dõi điều trị sau khi nội soi chẩn đoán bệnh HP:

– Xét nghiệm máu thì không có giá trị đang bị hay bị rồi đã tự hết

– Xét nghiệm hơi thở khó làm với trẻ nhỏ và cũng để theo dõi bệnh

– Xét nghiệm phân cũng để theo dõi bệnh

Chẩn đoán vi khuẩn HP hiện nay thì phương pháp nội soi dạ dày, lấy mẫu nơi loét và tìm vi khuẩn HP là biện pháp chính và có hiệu quả nhất.

Nếu trong gia đình có người bị bệnh, phụ huynh cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên tiêu hóa nhi khi quyết định làm xét nghiệm gì. Quyết định điều trị kháng sinh chống vi khuẩn HP phải đúng vì chưa cần mà tự chữa là có thể gây kháng thuốc. Do vậy khi quyết định điều trị nên tham khảo ý kiến bác sĩ tiêu hóa nhi.

Phụ huynh hãy bình tĩnh tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên hoa tiêu hóa nhi, đặc biệt là các bác sĩ uy tín, để đưa ra quyết định có cần thực hiện xét nghiệm tìm vi khuẩn HP và điều trị vi khuẩn HP hay không.

khám và điều trị trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP cần tham khảo ý kiến bác sĩ nhi

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc: Quy tụ đội ngũ bác sĩ nhi khoa giỏi, giàu kinh nghiệm từ các bệnh viện lớn ra làm việc như Bệnh viện E, Xanh-Pôn, Thanh Nhàn, Nhi Trung ương … Khám tận tình – Hạn chế kháng sinh. Hệ thống máy móc, xét nghiệm, nội soi, chẩn đoán hình ảnh tại Thu Cúc tân tiến. Phục vụ chu đáo. Phòng khám sạch sẽ, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi. Có khu vui chơi rành riêng cho bé. Áp dụng thanh toán BHYT và bảo hiểm bảo lãnh.

Từ khóa » Xét Nghiệm Vi Khuẩn Hp ở Trẻ Em