Trẻ Bị Quai Bị Nên Kiêng Những Gì? - Nhà Thuốc An Khang
Có thể bạn quan tâm
Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho
Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh
Chọn- Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
- An Giang
- Bà Rịa - Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
- Bài tin sức khỏe
- Trẻ bị quai bị cần kiêng gì để nhanh khỏi bệnh? Kiêng trong bao lâu?
Dược sĩ Trần Minh Nhật
Chuyên khoa: Dược
Dược sĩ Trần Minh Nhật, chuyên khoa Dược. Hiện đang là dược sĩ thẩm định các bài viết của Nhà thuốc An Khang.
Trẻ bị quai bị cần kiêng gì để mau khỏi bệnh? Ba mẹ hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây để tìm hiểu về bệnh cũng như những việc trẻ bị quai bị cần kiêng và những thực phẩm không nên ăn, ba mẹ nhé!
1Bệnh quai bị là gì?
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus quai bị (Paramyxo), làm sưng đau các tuyến mang tai. Virus quai bị có khả năng tác động xấu đến tinh hoàn, buồng trứng, tuyến tụy, tuyến vú, màng não và não.
Quai bị thường xuất hiện ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi với các biểu hiện như sốt, sưng, đau ở tuyến nước bọt mang tai.
Bệnh quai bị lây chủ yếu qua đường hô hấp. Khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi,... nước bọt, dịch tiết mũi họng chứa virus sẽ phát tán vào không khí - người lành hít phải hoặc dùng chung đồ cá nhân với người bệnh sẽ nhiễm bệnh.
Quai bị thường gây sưng đau tuyến nước bọt mang tai
2Biểu hiện của bệnh quai bị
Các triệu chứng của bệnh quai bị có thể khác nhau ở mỗi đứa trẻ, có thể mất từ 16 đến 18 ngày để trẻ phát triển các dấu hiệu của bệnh quai bị sau khi tiếp xúc với nguồn lây. Thông thường, sau thời gian ủ bệnh từ 6 đến 9 ngày, trẻ bị bệnh sẽ có những biểu hiện như sau:
- Ở giai đoạn đầu của bệnh: Trẻ có biểu hiện như sốt, đau đầu, cảm thấy mệt mỏi và ăn không ngon.
- Trong vòng 24 giờ kể từ khi có các triệu chứng trên: Trẻ bắt đầu cảm thấy xuất hiện cơn đau tai hoặc đau mặt, cơn đau tệ hơn khi nhai, đặc biệt khi ăn những thực phẩm làm tăng tiết nước bọt chẳng hạn như đồ ăn chua.
- 24 giờ tiếp theo: Trẻ bị sưng một bên tuyến nước bọt mang tai, có thể khiến toàn bộ vùng má bên đó sưng lên. Trong một vài trường hợp, trẻ có thể bị sưng hai tuyến nước bọt khác nằm dưới lưỡi và dưới cằm.
- Những ngày sau đó: Trẻ thường bị sốt nhẹ, đau đầu và sẽ tự khỏi sau từ 5 - 7 ngày nếu không có biến chứng.
- Sau 5 - 10 ngày: Hiện tượng sưng phồng sẽ giảm dần.[1]
Trẻ bị quai bị có biểu hiện sốt, đau đầu, đau tai, đau mặt và sưng tuyến nước bọt mang tai
3Trẻ bị bệnh quai bị cần kiêng gì?
Khi trẻ bị bệnh quai bị, có một số điều cần kiêng để giúp bệnh mau khỏi và tránh các biến chứng. Dưới đây là các lưu ý cần thiết:
Kiêng gió và nước lạnh
Khi trẻ bị bệnh quai bị, việc kiêng gió và nước lạnh là quan trọng vì những lý do sau:
- Làm nặng thêm triệu chứng: Quai bị gây sưng và đau ở tuyến mang tai. Tiếp xúc với gió lạnh hoặc nước lạnh có thể làm các mạch máu co lại, làm tăng cảm giác đau và sưng viêm, khiến trẻ cảm thấy khó chịu hơn.
- Làm giảm sức đề kháng của cơ thể: Khi bị nhiễm bệnh, hệ miễn dịch của cơ thể đang phải làm việc vất vả để chống lại virus. Tiếp xúc với lạnh có thể làm giảm nhiệt độ cơ thể, khiến hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả hơn và làm bệnh lâu khỏi hơn.
- Nguy cơ cảm lạnh và nhiễm trùng: Trẻ bị quai bị có hệ miễn dịch đang suy yếu, dễ bị các bệnh khác tấn công. Gió lạnh và nước lạnh có thể gây cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, làm tình trạng bệnh thêm phức tạp và khó điều trị.
Trẻ bị quai bị cần kiêng gió và nước lạnh
Kiêng ăn đồ chua, cay, quá lạnh
Khi trẻ bị bệnh quai bị, việc kiêng ăn đồ chua, cay và quá lạnh là rất quan trọng vì các lý do sau:
- Kích thích tuyến nước bọt gây khó chịu và đau: Đồ ăn chua, cay hoặc quá lạnh sẽ kích thích tuyến nước bọt hoạt động mạnh hơn, tăng tiết nước bọt, khiến chỗ quai bị sưng to hơn và viêm nặng hơn. Điều này làm kéo dài thời gian phục hồi, khiến trẻ cảm thấy đau và khó chịu.
- Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Đồ ăn chua, cay hoặc quá lạnh có thể gây kích ứng dạ dày và đường ruột, tiêu hóa kém, gây buồn nôn hoặc đau bụng, đặc biệt khi trẻ đang bị bệnh và hệ tiêu hóa đang yếu.
Trẻ bị quai bị cần kiêng ăn đồ chua, cay, quá lạnh
Kiêng ăn thịt gà và món ăn làm từ nếp
Trẻ bị quai bị cần kiêng thịt gà vì những lý do sau:
- Thịt dai, khó nhai nên gây đau: Vì thịt gà khá dai nên khi trẻ cố gắng nhai có thể ảnh hưởng đến tuyến nước bọt đang sưng viêm và gây đau.
- Khó tiêu: Thịt gà là một loại thực phẩm khó tiêu hóa nên có thể gây đầy bụng và khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
Khi trẻ bị quai bị, cần kiêng các món ăn làm từ nếp vì các lý do sau:
- Khó nhai: Các món ăn từ nếp như xôi, bánh chưng, bánh giò thường có kết cấu dẻo và dính. Khi ăn, chúng có thể dính vào răng và niêm mạc miệng, tăng tiết nước bọt, gây khó chịu và đau ở vùng tuyến nước bọt đang bị viêm.
- Tăng nguy cơ sưng viêm: Theo quan niệm y học cổ truyền, các món ăn từ nếp có tính nóng và dễ gây sưng viêm.
- Khó tiêu: Các món ăn làm từ gạo nếp thường khó tiêu hóa hơn so với gạo tẻ. Hệ tiêu hóa của trẻ bị quai bị thường yếu hơn do cơ thể đang chống lại virus, vì vậy việc tiêu hóa các món ăn từ nếp có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu và không thoải mái.
Trẻ bị quai bị nên kiêng ăn thịt gà và món ăn làm từ nếp
Không tự ý dùng thuốc
Một số phụ huynh áp dụng các mẹo chữa quai bị, tự ý đắp thuốc lên vùng bị sưng. Điều này có thể khiến trẻ đối mặt với nguy cơ bị nhiễm trùng nặng.
Ba mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là thuốc giảm đau hoặc kháng viêm. Nếu sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây tác động xấu đến sức khỏe của trẻ và dẫn đến các biến chứng khác như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm màng não, viêm não, viêm tụy.
Ba mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ
Không nên hoạt động mạnh
Khi trẻ bị bệnh quai bị, không nên hoạt động mạnh vì các lý do sau:
- Tăng nguy cơ biến chứng: Không hiếm những trường hợp nam giới bị biến chứng quai bị sưng đau tinh hoàn do người bệnh vận động mạnh, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh. Ở trẻ em nữ, mặc dù hiếm gặp hơn nhưng viêm buồng trứng cũng có thể xảy ra và vận động mạnh có thể làm tình trạng này tồi tệ hơn.
- Gây mệt mỏi và kéo dài thời gian hồi phục: Hoạt động mạnh làm tiêu hao năng lượng dẫn đến mệt mỏi, giảm sức đề kháng.
- Cơ thể cần được nghỉ ngơi: Trẻ bị quai bị sẽ đau, sốt, mệt mỏi, khó chịu và cần được nghỉ ngơi để tiết kiệm năng lượng cho sự phục hồi cơ thể, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật.
- Nguy cơ lây nhiễm cho người khác: Quai bị rất dễ lây lan qua các giọt bắn khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
Trẻ bị quai bị nên được nghỉ ngơi, không nên hoạt động mạnh
Trẻ bị quai bị có cần kiêng tắm không?
Trẻ bị quai bị cần kiêng nước lạnh không có nghĩa là không cần tắm và vệ sinh cơ thể hàng ngày. Thực tế, trẻ bị quai bị cần đặc biệt chú ý việc vệ sinh cơ thể hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn và vi trùng. Thay vì tắm bằng nước lạnh, trẻ bị bệnh nên tắm bằng nước ấm và không nên ngâm mình quá lâu.
Trẻ bị quai bị không cần phải kiêng tắm
Trẻ bị quai bị có cần kiêng quạt không?
Trẻ bị quai bị được khuyến cáo kiêng gió lạnh, do đó trẻ hoàn toàn có thể nằm quạt bình thường. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý:
- Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ và đầu - tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.
- Không hướng quạt trực tiếp vào người trẻ - đặt quạt ở chế độ quay hoặc hướng quạt lên trần để lưu thông không khí mà không thổi trực tiếp vào trẻ.
Trẻ bị quai bị không cần kiêng quạt
4Trẻ bị quai bị nên kiêng trong bao lâu?
Trẻ bị quai bị nên kiêng cữ các vấn đề trên trong khoảng thời gian 7 - 10 ngày kể từ khi phát hiện bệnh. Việc kiêng cữ đúng cách sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn, rút ngắn thời gian điều trị và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Trẻ bị quai bị cần kiêng 7 đến 10 ngày
5Bị bệnh quai nên ăn gì?
Khi trẻ bị quai bị, việc ăn uống trở nên khó khăn hơn vì hoạt động nhai thức ăn khiến trẻ cảm thấy đau. Do đó, ba mẹ cần lựa chọn những món ăn như:[2]
- Thức ăn mềm: Món ăn có kết cấu mềm hay dạng lỏng như súp, cháo, canh trứng,... dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu chất dinh dưỡng.
- Thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C và các loại rau xanh: Rau củ quả là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
- Uống nhiều nước: Khi bị bệnh quai bị, cơ thể thường bị sốt và mất nước. Vì vậy, ba mẹ cần đảm bảo rằng trẻ uống đủ nước, đồng thời súc miệng bằng nước muối loãng để diệt khuẩn và tránh khô miệng.
- Những món ăn được chế biến từ đậu: Bên cạnh giá trị dinh dưỡng cao, đậu có thể được chế biến thành các món ăn có tác dụng như thuốc, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Lấy một lượng đậu xanh và đậu nành (đỗ tương) bằng nhau, đem ninh nhừ và có thể thêm đường đỏ khi ăn. Ngoài ra, có thể ninh nhừ đậu xanh cả vỏ rồi thêm rau cải, ăn liên tục trong 3-5 ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
Xem thêm: Người bị quai bị kiêng gì và nên ăn gì để mau chóng khỏi bệnh?
Trẻ bị quai bị nên ăn những món mềm, dễ nhai, dễ nuốt và dễ tiêu hóa
6Phương pháp chăm sóc trẻ bị quai bị hiệu quả
Ngoài những điều cần kiêng kỵ, ba mẹ cần nắm rõ các phương pháp chăm sóc trẻ bị quai bị để trẻ mau chóng phục hồi. Dưới đây là những điều ba mẹ cần lưu ý:
- Cho trẻ uống nước thường xuyên, đảm bảo trẻ uống đủ nước.
- Giữ vệ sinh miệng và cổ họng sạch sẽ.
- Theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ để phát hiện kịp thời các biến chứng.
- Nếu trẻ có dấu hiệu bệnh nặng hơn, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Hiện tại, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị chủ yếu dựa trên nguyên tắc hạn chế vận động, thư giãn tinh thần, sinh hoạt điều độ và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Các bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh trong những trường hợp có bội nhiễm do vi khuẩn. Đối với các trường hợp nặng, có thể kết hợp sử dụng Globulin miễn dịch.
- Trẻ bị sốt nhẹ, ba mẹ hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp chườm ấm, mặc quần áo thoáng mát,...
- Trẻ sốt cao, ba mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng bác sĩ chỉ định.
- Để tránh lây lan bệnh, ba mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người khác. Nếu trẻ phải đến nơi công cộng, trẻ cần được đeo khẩu trang, sử dụng kính chắn bọt,...
Trẻ bị quai bị nên được nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Xem thêm:- Quai bị có lây không? 4 nguy cơ lây nhiễm và biện pháp phòng ngừa
- 5 cách điều trị quai bị tại nhà đơn giản, hiệu quả giúp bạn nhanh khỏi bệnh
- Viêm tinh hoàn quai bị: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho ba mẹ các thông tin cần thiết để chăm sóc trẻ mắc quai bị, đặc biệt là những việc mà trẻ bị quai bị cần kiêng để nhanh khỏi bệnh. Nếu thấy thông tin này hữu ích, ba mẹ hãy chia sẻ bài viết để mọi người cùng biết nhé!
Nguồn tham khảo
What is the mumps?
https://www.childrenshospital.org/conditions/mumpsNgày tham khảo:
19/5/2024
Bệnh quai bị cần kiêng các loại thực phẩm gì
https://bvnguyentriphuong.com.vn/dinh-duong/benh-quai-bi-can-kieng-cac-loai-thuc-pham-giNgày tham khảo:
19/5/2024
Xem thêm
Từ khoá: bệnh quai bị ở trẻ em cần kiêng gì trẻ bị quai bị cần kiêng những gì trẻ bị quai bị cần kiêng gì trẻ bị quai bị kiêng gì bé bị quai bị nên kiêng gìCác bài tin liên quan
-
3 giai đoạn sốt xuất huyết, giai đoạn nào nguy hiểm nhất?
Bác sĩ Huỳnh Minh Nhựt
2 tháng trước -
Sức khoẻ & Bệnh
Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? Các lưu ý cần tránh
Bác sĩ Huỳnh Minh Nhựt
2 tháng trước -
Sức khoẻ & Bệnh
Vắc xin sốt xuất huyết đầu tiên được lưu hành tại Việt Nam
Dược sĩ Trần Minh Nhật
3 tháng trước -
Sức khoẻ & Bệnh
Các cách phòng chống dịch bệnh mùa bão lụt, mưa lũ bạn nên biết!
Dược sĩ Hồ Nguyên Phúc
3 tháng trước
Chat Zalo(8h00 - 21h30)
1900 1572(8h00 - 21h30)
Từ khóa » Chữa Quai Bị Kiêng Gì
-
Mắc Bệnh Quai Bị Nên Kiêng Gì Và ăn Gì? - VNVC
-
Mắc Bệnh Quai Bị: Nên Kiêng Gì, Nên ăn Gì? | Vinmec
-
Người Mắc Quai Bị Kiêng Gì để Mau Chóng Khỏi Bệnh? | Medlatec
-
Người Mắc Quai Bị Nên Kiêng ăn Gì để Nhanh Khỏi Bệnh | Medlatec
-
Người Bị Quai Bị Nên Kiêng Gì, ăn Gì để Mau Hồi Phục
-
Quai Bị Kiêng Gì? 4 Loại Thực Phẩm Bệnh Nhân Quai Bị Nên Tránh Xa
-
Bị Bệnh Quai Bị Phải Kiêng Gì? | Sở Y Tế Nam Định
-
Bệnh Quai Bị Kiêng Gì? Những Nguyên Tắc Vàng Mẹ Nên Nhớ
-
Chăm Sóc, Dinh Dưỡng Cho Người Mắc Quai Bị
-
Người Bị Quai Bị Cần Kiêng Gì để Mau Khỏi Bệnh? - Docosan
-
Quai Bị Kiêng Gì Để Mau Khỏi Bệnh? Lời Khuyên Chuyên Gia
-
Bệnh Quai Bị Kiêng Gì? ăn Uống Thế Nào Cho Hợp Lý
-
Bị Quai Bị Kiêng Những Gì?cẩn Thận để Tránh Gây Biến Chứng
-
Quai Bị: Căn Bệnh Nguy Hiểm Với Trẻ Nhỏ - Pacific Cross Vietnam