Trẻ Bị Sốc Nhiệt Mùa Nắng Nóng, Ba Mẹ Cần Làm Gì? | TCI Hospital

Thời tiết nắng nóng oi bức, bên cạnh các bệnh lý thường gặp ở trẻ em như bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, da,… phụ huynh cần đề phòng tình trạng sốc nhiệt ở trẻ. Bài viết sau đây, xin cung cấp những thông tin hữu ích nhất về sốc nhiệt ở trẻ em và biện pháp xử trí hiệu quả nhất, ba mẹ cần biết để phòng tránh cho bé.Trẻ bị sốc nhiệt mùa nắng nóng, ba mẹ cần làm gì?Thời tiết nắng nóng trẻ rất dễ bị ốm, sốt nếu như ba mẹ không có biện pháp xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. (ảnh minh họa)

Menu xem nhanh:

Toggle
  • Sốc nhiệt do thời tiết nắng nóng là như thế nào?
  • Sốc nhiệt là gì?
  • Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốc nhiệt
  • Xử trí khi trẻ bị sốc nhiệt
    • Các biện pháp sơ cứu ban đầu khi trẻ bị sốc nhiệt
  • Một số biện pháp phòng tránh sốc nhiệt ở trẻ em

Sốc nhiệt do thời tiết nắng nóng là như thế nào?

Em Nguyễn Quỳnh N. được đưa vào khoa cấp cứu của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, sáng ngày 22/06 trong tình trạng da nóng, đỏ, tim đập nhanh. Các bác sĩ tại khoa cấp cứu đo nhịp tim cho em phát hiện tim bé đập rất nhanh, nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn 39 độ C, em N. cảm thấy cơ thể mệt mỏi và khát nước.

Được chị Đặng Thị H. cho biết: Do hôm đó, chồng chị đi vắng chị vì phải bán hàng nên không có ai ở nhà để trông em N. Chị đã cho bé đi cùng, đến khu vực bán hàng thì N. xin chị chạy ra chơi đá bóng cùng các bạn ở một khu bãi nhỏ, nơi này không có mái che lại khá kín gió, thời tiết hôm đó rất nóng nên có thể con bị sốc nhiệt.

Các bác sĩ khám và đo nhiệt độ cơ thể cho N, sau đó chỉ định làm một số xét nghiệm để kiểm tra xem có gây tổn hại gì đến các cơ quan trên cơ thể của bé hay không. Sau quá trình kiểm tra các bác sĩ chẩn đoán tình trạng của bé Nguyễn Quỳnh N. là bị cảm nắng, chứ không phải sốc nhiệt như mẹ em nghĩ. Quá trình xử trí kịp thời của các bác sĩ tại Thu Cúc đã giúp nhiệt độ cơ thể của N. lúc này giảm xuống và em thở đều hơn, nhịp tim, huyết áp ổn định hơn, không còn mệt mỏi như trước.

Các bác sĩ tại Thu Cúc cảnh báo: thời tiết nắng nóng, trẻ rất dễ bị sốc nhiệt, trường hợp của bé N. rất may chỉ là cảm nắng nên nhẹ và dễ xử lý hơn. Không phải trẻ cứ có những biểu hiện mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể tăng cao mệt mỏi do đi dưới trời nắng nóng hay chơi thể thao dưới trời nóng thì được gọi là sốc nhiệt. Đó có thể chỉ là cảm nắng, say nắng nếu nguy hiểm hơn là sốc nhiệt. Khi đó ba mẹ cần đưa bé đến viện ngay để được xử trí kịp thời tránh gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

Trẻ bị sốc nhiệtTrẻ nhỏ vui chơi, hoạt động thể dục dưới thời tiết nắng nóng có thể dễ bị cảm nắng, say nắng và sốc nhiệt, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý. (ảnh minh họa)

Sốc nhiệt là gì?

Sốc nhiệt là tình trạng đe dọa tính mạng khi nhiệt độ cơ thể tăng quá cao, khoảng 40 độ C. Sốc nhiệt xảy ra khi cơ thể con người (trẻ) chịu sức nóng quá lớn. Đa phần, sốc nhiệt xảy ra khi trẻ hoạt động thể dục trong thời tiết rất nóng và ẩm lại không uống đủ nước. Sốc nhiệt có thể gây tổn thương đến hệ thần kinh trung ương và các mô khác của cơ thể, đây là một tình trạng cấp cứu cần xử trí nhanh và kịp thời nếu không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốc nhiệt

  • Thân nhiệt khoảng 40 độ C hoặc cao hơn.
  • Mệt mỏi, chóng mặt, khát nước
  • Da ửng đỏ, nóng, tim đập nhanh
  • Nôn ói hoặc tiêu chảy
  • Căng cơ, chuột rút
  • Đi đứng khó khăn
  • Mất tập trung, rối loạn tri giác

Xử trí khi trẻ bị sốc nhiệt

Trẻ bị sốc nhiệt có thể đe dọa đến tính mạng nếu như không được xử trí kịp thời. Khi phát hiện bé bị sốc nhiệt, ba mẹ có thể thực hiện sơ cứu ban đầu cho trẻ hoặc đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất để cấp cứu, tránh gây các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ bị sốc nhiệt mùa nắngBác sĩ tại bệnh viện Thu Cúc đang thực hiện quá trình kiểm tra sức khỏe cho bé, sau khi trẻ đã được xử trí hiệu quả tình trạng sốc nhiệt do nắng nóng.

Các biện pháp sơ cứu ban đầu khi trẻ bị sốc nhiệt

– Cần đưa trẻ ra khỏi môi trường có nhiệt độ cao đến nơi có bóng râm, cởi bỏ quần áo, đắp khăn mát hoặc lau người bằng nước mát cho trẻ.

– Cho trẻ uống nước (không có cồn hoặc các chất kích thích) nếu như trẻ có thể uống được.

– Cho trẻ đến ngay cơ sở y tế uy tín để được xử trí kịp thời.

Một số biện pháp phòng tránh sốc nhiệt ở trẻ em

– Không cho trẻ hoạt động hay chơi quá lâu trong môi trường thời tiết nóng bức.

– Nên cho trẻ tập thể dục vào những thời điểm mà nhiệt độ môi trường ít nóng nhất.

– Mặc đồ thoáng và nhẹ, và tránh mặc quá nhiều lớp áo.

– Uống nhiều nước, nên chia ra uống nhiều lần trong ngày và không nên để trẻ cảm thấy khát nước rồi mới uống.

– Hạn chế cho trẻ ra ngoài dưới thời tiết nắng nóng oi bức.

Từ khóa » Sốc Nhiệt Trẻ Sơ Sinh