Trẻ Bị Sốt Ho Sổ Mũi Phải Làm Sao để Con Mau Khỏi Bệnh?

Vì cơ địa của trẻ nhỏ nhạy cảm và các bé hiếu động nên dễ tiếp xúc với mầm bệnh cũng như có nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp khá cao. Do đó, rất nhiều ông bố, bà mẹ khi nuôi con nhỏ cảm thấy lo lắng, hoang mang khi trẻ bị sốt, ho và sổ mũi. Vậy trẻ bị sốt ho sổ mũi phải làm sao để con mau khỏi bệnh bố mẹ đã biết chưa?

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị sốt, ho, sổ mũi là gì?
    • 1.1. Trẻ nhỏ bị cảm cúm
    • 1.2. Trẻ nhỏ bị cảm lạnh
    • 1.3. Trẻ nhỏ bị viêm amidan, viêm họng
    • 1.4. Trẻ bị viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng
  • 2. Trẻ bị sốt ho sổ mũi phải làm sao để con mau bình phục?
  • 3. Khi nào bố mẹ cần đưa trẻ bị sốt, ho, sổ mũi đi khám bác sĩ?
  • 4. Cách phòng ngừa tình trạng sốt, ho, sổ mũi ở trẻ

1. Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị sốt, ho, sổ mũi là gì?

Việc xác định rõ nguyên nhân khiến bé bị ho, sốt và sổ mũi là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi vì khi đã xác định được rõ nguyên nhân gây ra bệnh sốt, ho, sổ mũi thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn vì nó giúp bố mẹ cảm thấy an tâm hơn khi chăm sóc con. Một số nguyên nhân chính khiến trẻ nhỏ bị sốt, ho và sổ mũi là:

1.1. Trẻ nhỏ bị cảm cúm

Bệnh cảm cúm rất dễ xảy ra vào thời điểm giao mùa, đặc biệt là khi thời tiết lạnh giá. Lúc này, trẻ nhỏ thường rất dễ bị cảm cúm và thông thường, mỗi năm trẻ hay mắc bệnh này khoảng 6 – 7 lần. Tuy nhiên, nếu trẻ được chăm sóc tốt, uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ thì sẽ hồi phục sau khoảng 1 tuần.

1.2. Trẻ nhỏ bị cảm lạnh

Bệnh cảm lạnh cũng sẽ khiến trẻ xuất hiện những triệu chứng như ho, sốt và sổ mũi. Kèm theo đó, trẻ sẽ có cảm giác ớn lạnh cơ thể.

1.3. Trẻ nhỏ bị viêm amidan, viêm họng

Trẻ nhỏ bị viêm họng và viêm amidan sẽ xuất hiện những triệu chứng là sốt, ho, sổ mũi. Ngoài ra, trẻ nhỏ còn xuất hiện những biểu hiện đi kèm như họng sưng đỏ, đau rát họng và amidan sưng lớn,…

1.4. Trẻ bị viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng

Thời tiết thay đổi thất thường và môi trường bị ô nhiễm,… cũng là thủ phạm dễ khiến trẻ nhỏ bị viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng như người lớn. Căn bệnh khiến trẻ xuất hiện những dấu hiệu như sổ mũi, sốt cao, ho khiến con cảm thấy vô cùng khó chịu.

trẻ bị sốt ho sổ mũi phải làm sao

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt, ho, sổ mũi

2. Trẻ bị sốt ho sổ mũi phải làm sao để con mau bình phục?

Khi trẻ bị sốt, ho và sổ mũi, bố mẹ cần phải chăm sóc con cẩn thận ngay khi bé xuất hiện những dấu hiệu ban đầu này. Bởi vì nó sẽ giúp trẻ đẩy lùi những triệu chứng sốt, ho, sổ mũi và giảm thiểu sự khó chịu cho con. Theo đó, bố mẹ nên thực hiện những điều sau khi thấy con bị sốt, ho, sổ mũi:

– Bố mẹ cần phải đo thân nhiệt cho con cách 4 giờ/ lần để xem trẻ sốt nhẹ, sốt vừa hoặc sốt cao nhằm tìm ra phương pháp xử lý kịp thời. Trong trường hợp bé sốt dưới 38,5 độ C, bố mẹ nên lau người cho con bằng khăn ấm. Nếu con sốt cao trên 38,5 độ trở lên, bố mẹ cần phải dùng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ.

– Cho trẻ nhỏ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước do sốt. Bên cạnh nước đun sôi để nguội, bố mẹ có thể cho con uống thêm sữa nóng, nước ép hoa quả và bổ sung Oresol cũng như các chất điện giải khác.

– Mặc cho con những bộ quần áo co giãn, thoáng mát và mềm mại.

– Cho con ăn các món ăn ở dạng lỏng, dễ tiêu và giúp cải thiện tình trạng ho, sổ mũi của bé như cháo nóng, súp gà,… Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để cơ thể bé hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.

– Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cho trẻ để làm giảm tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi của con.

– Có thể dùng máy làm ẩm để làm ẩm không khí nơi trẻ nằm nhằm giúp con cảm thấy dễ chịu hơn.

– Khi trẻ ngủ, bố mẹ nên kê gối cao đầu để con dễ thở hơn.

– Luôn vệ sinh môi trường xung quanh và nhà ở, phòng ngủ của con sạch sẽ và thoáng đãng.

Bố mẹ nên đo thân nhiệt cho trẻ thường xuyên khi bé bị sốt, ho, chảy nước mũi

Bố mẹ nên đo thân nhiệt cho trẻ thường xuyên khi bé bị sốt, ho, chảy nước mũi

3. Khi nào bố mẹ cần đưa trẻ bị sốt, ho, sổ mũi đi khám bác sĩ?

Nếu bố mẹ đã áp dụng những biện pháp chăm sóc trẻ như trên mà tình trạng sốt, ho, sổ mũi của con không thuyên giảm hoặc bé mệt mỏi, sốt cao kéo dài, chán ăn, nôn mửa,… thì nên nhanh chóng đưa con tới bệnh viện uy tín để bác sĩ Nhi thăm khám. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của con và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất để bé mau khỏi bệnh.

Trẻ bị sốt ho chảy nước mũi phải làm sao

Bố mẹ nên đưa trẻ bị sốt ho chảy nước mũi đi khám bác sĩ

4. Cách phòng ngừa tình trạng sốt, ho, sổ mũi ở trẻ

– Bố mẹ nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất có trong rau củ quả, thịt, cá, tôm,… Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên chế biến đa dạng các món ăn để ăn ngon miệng hơn.

– Cho con ngủ đúng giờ và đủ thời gian thích hợp với lứa tuổi của bé.

– Luôn vệ sinh sạch sẽ cơ thể và không gian phòng ngủ của trẻ.

– Đảm bảo trẻ được rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng.

– Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên các đồ dùng trong gia đình và đồ chơi của trẻ.

– Đeo khẩu trang cẩn thận và lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết khi cho trẻ ra ngoài.

– Bố mẹ không được chủ quan khi trẻ bị sốt, ho, sổ mũi mà phải chăm sóc và điều trị ngay từ lúc ban đầu. Bởi vì chỉ có làm như vậy thì trẻ mới mau phục hồi sức khỏe.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bố mẹ giải đáp được thắc mắc được nguyên nhân khiến trẻ bị sốt, ho và sổ mũi. Từ đó, tìm được cách chăm sóc và điều trị phù hợp nhất để giúp con mau khỏi bệnh.

Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Ho Sổ Mũi ở Trẻ Em