Trẻ Bị Sốt Phát Ban, Bố Mẹ Cần Làm Gì?
Có thể bạn quan tâm
Sốt phát ban là một bệnh truyền nhiễm lành tính, thường gặp ở trẻ em từ 6 – 36 tháng tuổi do đây là lứa tuổi có hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện. Nếu được chăm sóc tốt, trẻ có thể tự khỏi sau vài ngày. Ngược lại, nếu bố mẹ chăm sóc trẻ không đúng cách, trẻ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Vậy chăm sóc trẻ bị sốt phát ban như nào mới hợp lý? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- Sốt phát ban ở trẻ em là bệnh gì?
- Nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban
- Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt phát ban
- Biến chứng khi trẻ bị sốt phát ban
- Nguyên tắc chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà
- Hạ sốt cho trẻ
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Một số lưu ý khác
- Khi nào cần đưa trẻ đến khám bác sĩ?
Sốt phát ban ở trẻ em là bệnh gì?
Sốt phát ban (Roseola) là bệnh nhiễm trùng nhẹ do virus gây ra, thường gặp ở trẻ ở độ tuổi lên 2. Bệnh phổ biến đến mức hầu hết trẻ em đều mắc ít nhất 1 lần trong đời, thậm chí có trẻ có thể mắc bệnh nhiều lần.
Hiện nay có 2 loại sốt phát ban phổ biến là ban đỏ và ban đào. Khi bị bệnh, trẻ sẽ bị sốt trong vài ngày và sau đó nổi các nốt mẩn đỏ trên da (phát ban). Biểu hiện của bệnh ở trẻ là rất khác nhau, một số trẻ chỉ bị ban đào rất nhẹ và không có triệu chứng rõ rệt nào trong khi những trẻ khác gặp đầy đủ các triệu chứng của bệnh.
Nói chung, bệnh sốt phát ban thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt quá cao thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc con trẻ, phụ huynh không nên chủ quan và cần phải theo dõi con thường xuyên để có thể hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban
Sốt phát ban hầu hết là do nhiễm virus, đó cũng là nguyên do vì sao trẻ lại bị sốt phát ban nhiều lần. Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh là do virus Herpes 6 gây ra, tuy nhiên trong một số trường hợp khác, bệnh lại do virus Herpes 7 ở người gây nên.
Sốt phát ban là một bệnh truyền nhiễm nên rất dễ lây nhiễm ở môi trường tập thể như nhà trẻ, trường học, khu vui chơi, trường mẫu giáo. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp khi trẻ ho, hắt hơi, những giọt nước li ti sẽ bắn ra môi trường và bị trẻ khác hít phải.
Khác với bệnh thủy đậu thường có tốc độ lây lan cao, sốt phát ban hiếm khi bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Mặc dù vậy nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan vì bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Theo thống kê, trẻ sơ sinh là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vì hệ miễn dịch của trẻ chưa thực sự hoàn thiện để có thể chống lại các loại virus gây bệnh. Mặt khác, lượng kháng thể của trẻ nhận được từ mẹ lại giảm dần theo thời gian nên trẻ trong độ tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi thường rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, điển hình là sốt phát ban.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt phát ban
Thông thường, phải mất 1 – 2 tuần sau khi trẻ tiếp xúc với virus trẻ mới có những biểu hiện triệu chứng. Đây là bệnh truyền nhiễm với triệu chứng nhẹ và thường khó nhận biết. Đôi khi, một số trẻ em bị nhiễm virus nhưng lại không có bất kỳ biểu hiện đáng chú ý nào.
Các triệu chứng đặc trưng nhất của sốt phát ban là sốt cao đột ngột (38,8 – 40,5 độ C) và phát ban trên da. Cơn sốt có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày và phát ban chỉ xuất hiện sau khi cắt sốt, thường trong vòng từ 12 đến 24 giờ.
Trẻ bị phát ban thường có những nốt hoặc mảng nhỏ màu hồng, phẳng hoặc sần sùi, bắt đầu xuất hiện ở bụng và lan ra mặt, cánh tay và chân. Khi bị phát ban cũng có nghĩa là virus đang ở giai đoạn cuối của quá trình phát triển.
Ngoài ra, khi bị sốt phát ban, trẻ còn có thể có những triệu chứng khác như:
- Thường xuyên cáu gắt, khó chịu
- Mí mắt sưng
- Đau tai
- Chán ăn
- Tiêu chảy nhẹ
- Ho và đau họng
- Co giật do sốt cao
Biến chứng khi trẻ bị sốt phát ban
Hầu hết trẻ bị sốt phát ban đều có thể hồi phục nhanh sau vài ngày nên các biến chứng của bệnh thường hiếm gặp. Tuy nhiên, bố mẹ tuyệt đối không nên chủ quan và lơ là vì những biến chứng này tuy hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra:
➤ Co giật: tình trạng này có thể xảy ra nếu như trẻ bị sốt cao đột ngột. Lúc này, trẻ có thể bị bất tỉnh trong thời gian ngắn kèm theo co giật tay, chân. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị mất kiểm soát khả năng tiểu tiện và rối loạn nhu động ruột. Nếu điều này xảy ra, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.
➤ Cẩn trọng đối với những người có hệ miễn dịch kém: hệ miễn dịch kém khiến cơ thể khó có thể chống lại tác động bất lợi của virus. Do đó, ở những đối tượng này (như người vừa cấy ghép tủy xương hoặc nội tạng) thường bị nhiễm trùng nặng hơn và dễ gặp phải những di chứng sau khi bị sốt phát ban như viêm phổi hoặc viêm màng não.
Nguyên tắc chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà
Như đã được đề cập ở trên, nguyên nhân gây ra bệnh sốt phát ban là do các loại virus lành tính và thường không gây ra tình trạng cấp tính. Do đó, nếu trẻ bị sốt phát ban có thể được điều trị tại nhà và khi không có chuyển biến tốt thì mới đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị. Dưới đây là các nguyên tắc chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà mà các bậc phụ huynh cần lưu ý.
Hạ sốt cho trẻ
Khi trẻ bị sốt phát ban, các bậc phụ huynh thường mặc quần áo dày hoặc đắp nhiều chăn cho trẻ vì sợ con bị nhiễm lạnh. Tuy nhiên, đây là cách nghĩ sai vì như vậy nhiệt sẽ rất lâu hạ và có thể khiến trẻ bị sốt cao hơn. Do đó, bố mẹ nên lưu ý cho trẻ mặc các loại quần áo mỏng và thoáng, thấm hút mồ hôi tốt. Như vậy, nhiệt sẽ được hạ nhanh hơn và trẻ cũng cảm thấy thoải mái hơn nhiều.
Bên cạnh đó, bố mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng khăn ấm lau khắp người cho bé, đặc biệt ở những vùng như 2 bên nách, háng. Thực hiện lặp lại thường xuyên sau mỗi khoảng 2 – 3 giờ để trẻ mau hạ sốt.
Nếu trẻ bị sốt từ 38,5 độ trở lên thì cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt dạng uống hoặc đặt hậu môn. Thuốc hạ sốt dạng uống nên sử dụng loại gói bột dành riêng cho trẻ em như Paracetamol liều 10 – 15mg/kg cân nặng và uống cách nhau ít nhất 6 giờ. Trong trường hợp trẻ không uống được hay dễ bị nôn thì có thể sử dụng thuốc hạ sốt dạng viên đạn đặt hậu môn.
Phụ huynh chỉ sử dụng các thuốc hạ sốt cho trẻ khi đã có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trẻ bị sốt cao khiến cơ thể bị mất nhiều nước. Do đó, cha mẹ nên chú ý bù nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, đặc biệt là các loại nước ép hoa quả để có thể vừa cung cấp Vitamin cho cơ thể, vừa tăng sức đề kháng. Ngoài ra, Oresol cũng là một loại dung dịch giúp bổ sung nước và điện giải rất tốt, đặc biệt ở những người mất nước do sốt cao.
Trẻ bị bệnh khiến cơ thể bị suy yếu, sức đề kháng cũng giảm đi. Do đó, việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ là rất cần thiết. Cha mẹ nên bổ sung nhiều vitamin A, C và chất xơ cho trẻ bằng các loại rau xanh, hoa quả tươi. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lưu ý các loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn vào giai đoạn này như trứng, hải sản, các loại thực phẩm có màu đỏ,… Do đây đều là những loại thực phẩm khó tiêu, trẻ không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp hay sữa tươi. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày cũng giúp trẻ có thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn.
Một số lưu ý khác
- Nếu trẻ có triệu chứng ho hoặc đau rát họng thì bố mẹ có thể cho trẻ uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược để giảm triệu chứng sưng viêm ở cổ họng như quất non hấp với đường phèn, gừng tươi hấp mật ong,… Tuy nhiên, phụ huynh cần thận trọng khi dùng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi.
- Làm sạch mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% và khăn giấy mềm để hạn chế nhiễm khuẩn và giúp trẻ dễ chịu hơn.
- Luôn giữ cho da của trẻ sạch sẽ và khô thoáng bằng cách tắm rửa mỗi ngày.
- Phụ huynh không nên cho trẻ kiêng gió, kiêng nước bằng cách hạn chế tắm rửa hàng ngày. Không vệ sinh cơ thể sạch sẽ có thể sẽ làm các vết nhiễm trùng da nặng hơn và khiến trẻ khó chịu, quấy khóc.
- Cần cách ly trẻ nếu có điều kiện để giúp trẻ tránh nhiễm khuẩn, đồng thời không để virus lây nhiễm cho trẻ khác.
- Khi trẻ bị bệnh thì không được đưa trẻ đến những nơi đông người như nhà trẻ, mẫu giáo để hạn chế sự lây nhiễm ra ngoài cộng đồng.
Khi nào cần đưa trẻ đến khám bác sĩ?
Nếu những biện pháp điều trị trên không hiệu quả, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị hợp lý. Ngoài ra, nên đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu có một trong những biểu hiện dưới đây:
- Sốt cao trên 39 độ.
- Trẻ bị sốt cao không hạ sau khi đã phát ban trên da.
- Phát ban không thấy chuyển biến tốt sau 3 ngày.
- Trẻ có những biểu hiện lạ, bất thường như thay đổi tri giác: lừ đừ, ngủ li bì, hôn mê.
- Co giật do sốt cao.
- Trẻ bị khó thở, thở nhanh.
- Trẻ có biểu hiện mất nước do tiêu chảy.
Khi đến cơ sở y tế, đầu tiên bác sĩ sẽ thăm hỏi tiền sử bệnh của bé. Sau đó, trẻ sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để tìm kháng thể giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Một số chỉ định khác có thể được đưa ra trong quá trình điều trị sốt phát ban cho trẻ là sử dụng thuốc hạ sốt, bù nước và điện giải. Đối với những trẻ có tiên lượng nặng, các chỉ định phức tạp hơn có thể được chỉ định.
Tìm hiểu thêm về bệnh sốt phát ban tại đây:
Sốt phát ban là bệnh phổ biến do virus Herpes gây ra. Đây là bệnh lành tính và dễ điều trị nhưng hiện nay vẫn chưa có vắc – xin phòng ngừa. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và tăng cường sức đề kháng của trẻ bằng cách bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/roseola
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/roseola/symptoms-causes/syc-20377283
- https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/nhi-khoa/van-de-nhi-khoa-khac/sot-phat-ban/
- https://suckhoedoisong.vn/cham-soc-tre-sot-phat-ban-tai-nha-16962707.htm
Từ khóa » Nguyên Nhân Gây Sốt Phát Ban
-
Các Nguyên Nhân Và Biểu Hiện Sốt Phát Ban | Vinmec
-
Sốt Phát Ban: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Sốt Phát Ban Không Thể Lơ Là | Medlatec
-
Hướng Dẫn Mẹ Cách Phân Biệt Sốt Phát Ban Và Sởi
-
Trẻ Sốt Phát Ban: Dấu Hiệu Nhận Biết Và điều Trị Nhanh Chóng
-
Sốt Phát Ban ở Người Lớn | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Sốt Phát Ban Là Bệnh Gì, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Cách điều Trị Sốt Cao Kèm Phát Ban ở Người Lớn | Hapacol
-
Sốt Phát Ban ở Người Lớn: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chữa
-
Sốt Phát Ban ở Trẻ: 2 Nguyên Nhân, 3 Triệu Chứng & 6 Cách Trị
-
Sốt Phát Ban ở Người Lớn Có Nguy Hiểm, Khi Nào Cần Nhập Viện?
-
Sốt Phát Ban Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Phòng
-
Sốt Phát Ban ở Trẻ Em Dưới 6 Tháng Tuổi: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
BỆNH SỐT PHÁT BAN - Cục Y Tế Dự Phòng