Trẻ Bị Tiêu Chảy Uống Thuốc Gì để Nhanh Khỏi? | Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Bé bị tiêu chảy là gì?
- Nguyên nhân bé bị tiêu chảy
- Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ
- Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì để nhanh khỏi?
- Lưu ý cho bố mẹ khi dùng thuốc tiêu chảy cho trẻ em
- Khi nào cần phải đưa trẻ đi khám ngay?
- Câu hỏi thường gặp về thuốc tiểu chảy trẻ em
Tiêu chảy là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em hiện nay, khi bé bị tiêu chảy, bé rất dễ bị mất nước, mệt mỏi và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy bé bị tiêu chảy nên uống thuốc gì để nhanh khỏi và có những điều gì cần lưu ý khi sử dụng thuốc? Cùng Huggies tìm hiểu ngay.
>> Tham khảo thêm:
- Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
- Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú hoặc bú ít có đáng lo không?
- 10 Cách tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh, phòng ngừa ốm vặt
Bé bị tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng, phân chứa nhiều nước với tần suất trên 3 lần/ngày và trên 5-6 lần/ngày đối với trẻ sơ sinh. Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể để loại bỏ vi khuẩn, virus hoặc các chất có hại. Tiêu chảy có thể được chia thành hai dạng chính:
- Tiêu chảy cấp ở trẻ: Là tình trạng tiêu chảy kéo dài dưới 14 ngày, thường do trẻ ăn phải thực phẩm hoặc nước bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm siêu vi.
- Tiêu chảy mãn tính ở trẻ: Là tình trạng tiêu chảy kéo dài trên 14 ngày, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng, ký sinh trùng, hội chứng ruột kích thích, hoặc do dị ứng và bất dung nạp thức ăn.
Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể làm trẻ suy dinh dưỡng, vì niêm mạc ruột bị tổn thương, làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Ngoài ra, tiêu chảy còn gây mất nước, làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Do đó, ba mẹ cần theo dõi và điều trị đúng cách khi trẻ mắc phải tình trạng này.
>> Tham khảo: Phân trẻ sơ sinh thế nào là bình thường? Màu sắc và mùi phân của bé
Nguyên nhân bé bị tiêu chảy
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy. Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến trẻ dễ mắc phải tình trạng này:
Nhiễm trùng đường ruột
- Do virus (cúm dạ dày): là bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ. Virus gây tiêu chảy, buồn nôn và nôn mửa. Các triệu chứng thường kéo dài vài ngày, và trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, rất dễ mất nước nếu không được bổ sung đủ chất lỏng.
- Do vi khuẩn: Các vi khuẩn như E. coli, Salmonella, Campylobacter, Shigella. Chúng thường xâm nhập vào hệ tiêu hóa khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm, khiến trẻ bị tiêu chảy và nôn mửa trong vài giờ sau khi bị nhiễm.
- Ký sinh trùng: Các ký sinh trùng như Giardia và Cryptosporidium cũng là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở trẻ em. Những ký sinh trùng này gây viêm nhiễm trong hệ tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy kéo dài.
>> Tham khảo: Những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách chữa trị
Một số nguyên nhân khác
- Dị ứng, ngộ độc thức ăn: Protein trong thực phẩm là nguyên nhân chính gây dị ứng thức ăn ở trẻ, dẫn đến tiêu chảy. Dị ứng có thể xuất hiện vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn, với các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, chóng mặt,... Các thực phẩm dễ gây dị ứng gồm sữa, trứng (nhất là lòng trắng), hải sản, cá và lạc.
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột, dẫn đến loạn khuẩn và tiêu chảy. Trẻ bị đi ngoài nhiều lần, phân lỏng hoặc có nhầy, bọt, có thể trẻ đi ngoài ra máu.
- Trẻ bất dung nạp Lactose: Khi thiếu men Lactase, trẻ không thể tiêu hóa đường Lactose trong sữa, dẫn đến ứ đọng và tiêu chảy với các triệu chứng như chướng bụng, phân chua, hăm đỏ quanh hậu môn,...
- Uống quá nhiều nước ép trái cây: Một số nước trái cây chứa sorbitol (dạng đường khó tiêu), có thể gây tiêu chảy, chướng bụng, và đau bụng khi trẻ uống quá nhiều.
>> Tham khảo:
- Làm gì khi trẻ sơ sinh đi phân có bọt, phân lỏng?
- Trẻ bị táo bón nên uống thuốc gì hiệu quả, an toàn?
Trẻ bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau (Nguồn: Huggies)
Dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ
- Trẻ đi ngoài từ 3 lần trở lên trong ngày.
- Phân lỏng, nát, có nhiều nước, lổn nhổn hoặc nước, mùi tanh, có bọt, màu xanh hoặc vàng, có thể có máu.
- Trẻ bỏ bú hoặc biếng ăn.
- Trẻ nôn ói vài lần hoặc thường xuyên.
- Do đi ngoài và nôn liên tục, trẻ có thể bị sút cân, chậm tăng cân, và có dấu hiệu mất nước.
>> Tham khảo: Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách, đơn giản ngay tại nhà
Trẻ đi ngoài phân lỏng, có nhiều nước và có thể có máu(Nguồn: Huggies)
Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì để nhanh khỏi?
1. Dung dịch bù nước và điện giải Oresol
Oresol thường được sử dụng để điều trị và phòng ngừa mất nước do tiêu chảy ở cả người lớn và trẻ em. Thành phần của dung dịch bao gồm nước, muối kali, muối natri và đường glucose, và thường được bào chế dưới dạng bột hoặc viên sủi. Dưới đây là liều dùng Oresol cho trẻ em:
- Trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi: Mỗi lần uống 1 – 1,5 lần thể tích bình sữa thường dùng.
- Trẻ từ 1 – 12 tuổi: Sau mỗi lần mất nước do nôn ói, tiêu chảy, uống 200ml dung dịch.
- Trẻ từ 12 – 18 tuổi: Uống từ 200ml – 400ml sau mỗi lần mất nước.
Lưu ý, dung dịch Oresol không nên pha quá đặc vì có thể gây ưu trương nước, làm tăng áp lực thẩm thấu và tăng nguy cơ phù não. Nếu dung dịch chưa uống hết sau 24 giờ, nên vứt bỏ và pha mới. Oresol không dùng cho trẻ có suy thận, tắc ruột, sốc, nôn mửa kéo dài hoặc liệt ruột.
>> Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO [Mới nhất]
2. Thuốc trị tiêu chảy trẻ em Smecta
Smecta thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng đau do bệnh lý ở thực quản, dạ dày, tá tràng và đại tràng, cũng như tiêu chảy cấp ở cả trẻ em và người lớn. Thuốc có tác dụng bảo vệ và bao phủ niêm mạc đường tiêu hóa. Liều dùng Smecta cho trẻ em tham khảo:
- Dưới 1 tuổi: 1 gói/ngày.
- Từ 1 – 2 tuổi: 1 – 2 gói/ngày.
- Trên 2 tuổi: 2 – 3 gói/ngày.
Liều dùng có thể thay đổi tùy vào từng trường hợp, đặc biệt là trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp, theo chỉ định của bác sĩ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, thuốc có thể gây tác dụng phụ như phát ban, táo bón, viêm, ngứa, hoặc phù mạch. Vì vậy, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân theo đúng chỉ định khi sử dụng thuốc này.
>> Tham khảo: Sốt phát ban ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết
3. Thuốc tiêu chảy cho bé Loperamide
Loperamide là thuốc đi ngoài cho bé có tác dụng giảm động ruột, kéo dài thời gian di chuyển qua ruột, giảm tiết dịch trong đường tiêu hóa và tăng khả năng hấp thụ nước và chất điện giải vào máu. Thuốc thường dùng cho trẻ trên 12 tuổi để điều trị tiêu chảy cấp không biến chứng.
Lưu ý: Loperamide không nên dùng khi không có sự chỉ định của bác sĩ, đặc biệt với trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai, hoặc người có bệnh lý tim mạch, viêm ruột, hoặc tổn thương gan. Cũng cần thận trọng khi dùng cùng thuốc ức chế thần kinh trung ương hoặc chống trầm cảm.
>> Tham khảo: Top 5 loại thuốc canxi cho bé phát triển cao lớn, khỏe mạnh
4. Thuốc trị tiêu chảy cho bé Pepto-Bismol
Pepto Bismol (bismuth subsalicylate) được sử dụng để giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày như ợ nóng, buồn nôn, khó tiêu và hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp, tiêu chảy du lịch.
Lưu ý: Thuốc không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi, trẻ có tiêu chảy kèm sốt hoặc triệu chứng bệnh cúm, thủy đậu. Liều dùng cần được bác sĩ chỉ định, phụ huynh không nên tự ý cho trẻ dùng hoặc kết hợp thuốc với các loại khác.
>> Tham khảo: 8 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn, hiệu quả
5. Bổ sung men vi sinh Probiotics
Men vi sinh cho bé là các chế phẩm sinh học cung cấp vi sinh vật có lợi cho đường ruột, hỗ trợ điều trị tiêu chảy do kháng sinh hoặc tiêu chảy du lịch, đồng thời giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Probiotics có 2 dạng phổ biến là:
- Saccharomyces boulardii: Hỗ trợ tổng hợp vitamin nhóm B, ức chế vi khuẩn có hại và kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu.
- Lactobacillus acidophilus: Hỗ trợ tổng hợp vitamin nhóm B, cân bằng vi khuẩn trong ruột và kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu, thường dùng cho trẻ bị loạn khuẩn ruột.
>> Tham khảo: Nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh thế nào là đúng?
Bố mẹ bù nước và điện giải là một cách trị tiêu chảy cho bé (Nguồn: Sưu tầm)
Lưu ý cho bố mẹ khi dùng thuốc tiêu chảy cho trẻ em
Bố mẹ cần chú ý các loại thuốc kể trên nên được sử dụng khi có sự đồng ý và chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần lưu ý thêm những điểm sau:
- Không tự điều trị tiêu chảy tại nhà cho trẻ nếu trẻ có tiền sử bệnh gan, đang sử dụng các loại thuốc khác, hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, phân có máu.
- Tránh tự ý cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống thuốc. Nếu trẻ dưới 12 tuổi, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kê thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé.
- Không sử dụng nhiều loại thuốc điều trị tiêu chảy cùng lúc trừ khi bác sĩ chỉ định, vì các thành phần thuốc có thể trùng lặp và dẫn đến nguy cơ quá liều.
- Cần bảo quản thuốc điều trị tiêu chảy ở nơi khô ráo, thoáng mát, và tránh để xa tầm tay trẻ nhỏ.
>> Tham khảo:
- Nên tẩy giun cho trẻ khi nào? Lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc tẩy giun
- Có nên dùng siro, thuốc ho cho trẻ sơ sinh?
Khi nào cần phải đưa trẻ đi khám ngay?
Bố mẹ cũng nhớ cho trẻ uống nhiều nước hơn để phòng tránh mất nước, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ nhiều hơn để có sức khỏe, nhanh khỏi bệnh, phục hồi niêm mạc đường ruột và đảm bảo sự tăng trưởng của bé. Đồng thời, khi nhận thấy một số dấu hiệu dưới đây cần đưa trẻ đến ngay bác sĩ:
- Trẻ nôn mửa liên tục và không thể ăn uống.
- Trẻ ăn hoặc bú kém.
- Trẻ đi tiêu nhiều lần và không thể bù đủ nước.
- Dịch nôn của trẻ có màu xanh lá cây (do dịch từ túi mật).
- Trẻ có dấu hiệu bị mất nước.
- Trẻ mệt mỏi, trẻ hay quấy khóc, ngủ nhiều hơn bình thường và khó đánh thức.
- Tiêu chảy kéo dài hơn 7 ngày mà không có dấu hiệu cải thiện.
- Phân của trẻ có máu, có thể là màu đỏ tươi, hồng hoặc nâu đen, lẫn chất nhầy giống mũi.
>> Tham khảo: Biểu đồ tăng trưởng của trẻ: Cân nặng, chiều cao
Câu hỏi thường gặp về thuốc tiểu chảy trẻ em
Trẻ uống kẽm có bị tiêu chảy không?
Trẻ bị tiêu chảy thường mất một lượng kẽm và có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Mặc dù thừa kẽm có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy, nhưng bố mẹ không nên ngừng bổ sung kẽm cho bé. Kẽm vẫn là một dưỡng chất quan trọng, hỗ trợ hệ miễn dịch và sự phát triển toàn diện của bé.
>> Tham khảo: Nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh vào lúc nào là tốt nhất?
Trẻ đi ngoài nhiều bù nước như thế nào?
Bố mẹ nên cho trẻ uống dung dịch điện giải (Oresol) để bổ sung nước và các chất điện giải. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bú sữa mẹ hoặc sữa công thức cũng là nguồn bổ sung nước hiệu quả. Bên cạnh đó, bố mẹ nên chọn các món ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo loãng, súp hay sữa chua cũng giúp bổ sung nước và dinh dưỡng cho trẻ.
Tại sao bé uống kháng sinh lại bị tiêu chảy?
Khi bé uống kháng sinh, thuốc không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà còn làm mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Bình thường, trong ruột có cả vi khuẩn có lợi và có hại. Các vi khuẩn có lợi giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Tuy nhiên, kháng sinh có thể tiêu diệt chúng, làm giảm khả năng bảo vệ của chúng đối với hệ tiêu hóa. Khi đó, vi khuẩn có hại có thể phát triển mạnh mẽ, dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Khi bé bị tiêu chảy và xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường kể trên, bố mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và hướng xử trí kịp thời, tránh dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Và đừng quên nhờ bác sĩ tư vấn trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì cho nhanh khỏi nhé!
Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.
Mẹ cũng đừng quên trang bị cho bé Tã, bỉm Huggies mới với công nghệ Lưng Thun Đệm Mây vừa vặn giúp bé thoải mái vận động mà không lo hằn đỏ nhé.
>> Nguồn tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/baby/baby-diarrhea
- https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/diarrhea-0-12-months/
Từ khóa » Pha Oresol Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Hướng Dẫn Bù Nước Cho Trẻ Bị Tiêu Chảy | Vinmec
-
Lưu ý Khi Bù điện Giải Chữa Tiêu Chảy ở Trẻ Em | Vinmec
-
Mẹ Chớ Chủ Quan Khi Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ đi Ngoài Liên Tục
-
Có Cần Cho Trẻ Uống Oresol Khi Bị Sốt?
-
Những điều Cần Lưu ý Khi Bù Nước Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Chế độ ăn Và Nguyên Tắc Bù Nước điện Giải Cho Trẻ Bị Nôn
-
Oresol Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Liều Dùng Oresol Cho Trẻ Em Cụ Thể Theo Từng Loại Bệnh
-
Cho Trẻ Uống Dung Dịch ORESOL đúng Cách - Mabu Dinh Dưỡng
-
Đừng Chủ Quan Khi Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy: Mách Mẹ Xử Lý đúng Cách
-
Chăm Sóc Trẻ Tiêu Chảy Tại Nhà - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Xử Lý | Huggies
-
Bù Nước Và điện Giải Cho Trẻ Bị Tiêu Chảy Những điều Cha Mẹ Không ...
-
6 Cách Bù Nước đúng đắn Khi Chăm Sóc Trẻ ốm Sốt, Tiêu Chảy để Con ...