Trẻ Bị Viêm Họng Sốt Mấy Ngày? Sốt Cao Liên Tục Nên Đi Viện?

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? Sốt cao liên tục nên đi viện?

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? Sốt cao liên tục nên đi viện?

Đặt lịch

Bệnh viêm họng khiến trẻ sốt cao kèm theo biểu hiện sưng đỏ niêm mạc họng, đau đầu, hắt hơi, đau rát cổ họng, sổ mũi… Nếu không được kiểm soát, sốt cao do viêm họng có thể khiến trẻ co giật, tạo cảm giác khó chịu và phát sinh ra nhiều vấn đề khác. Vậy trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? Sốt cao liên tục nên đi viện? Thông tin trong bài biết sẽ giúp bạn nắm bắt cũng như hiểu hơn về vấn đề này.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày?

Hầu hết những trẻ nhỏ mắc bệnh viêm họng thường phát sinh triệu chứng sốt. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao và cần được kiểm soát bằng nhiều biện pháp khác nhau. Sốt do viêm họng có thể  kéo dài từ 3 – 4 ngày, kèm theo biểu hiện đau đầu, nhiệt độ cơ thể tăng cao, hắt hơi, sổ mũi, sưng viêm, đỏ và đau rát cổ họng.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? Sốt cao liên tục nên đi viện?
Tìm hiểu trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? Sốt cao liên tục nên đi viện? Các biện pháp xử lý an toàn và hiệu quả

Việc điều trị đúng cách có thể rút ngắn thời gian bị sốt. Đối với những trường hợp viêm họng phát sinh biến chứng nhiễm khuẩn người bệnh có thể bị sốt trên 4 ngày. Sốt cao khiến trẻ co giật, suy giảm sức khỏe tổng thể, thậm chí tử vong ở trường hợp nặng nếu không kịp thời xử lý.

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị sốt viêm họng là do cơ thể nhiễm virus (sởi, cúm), các loại vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu khuẩn, phế cầu), nấm (candida) hoặc do sinh sống hay thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, thời tiết đột ngột thay đổi khiến trẻ không kịp thích nghi.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họng sốt

Ngoài việc phát sinh cơn sốt, bệnh viêm họng còn khiến trẻ đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu khác. Cụ thể như:

  • Ngứa ngáy, đau rát cổ họng
  • Đau đầu
  • Chóng mặt, hoa mắt
  • Ngạt mũi
  • Sưng đỏ niêm mạc họng
  • Đau rát cổ họng
  • Ho có đờm
  • Trẻ quấy khóc
  • Ăn không ngon miệng, biếng ăn
  • Đi ngoài có phân lỏng
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Suy nhược cơ thể
  • Đi ngoài có phân lỏng
  • Khó ngủ…

Đối với những trường hợp viêm họng gây sốt nhẹ, trẻ sẽ có thân nhiệt cao hơn mức bình thường, nóng người. Ngay khi bệnh viêm họng được kiểm soát, triệu chứng sốt sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Tuy nhiên ở một số trường hợp nghiêm trọng, viêm họng phát sinh biến chứng nhiễm khuẩn, trẻ sẽ bị sốt cao kèm theo dấu hiệu tiết nhiều mồ hôi, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ăn không ngon miệng, chán ăn, miệng có vị đắng, phụ huynh cần lưu ý thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ, xử lý triệu chứng và tiến hành điều trị y tế khi cần thiết.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họng sốt
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm họng sốt gồm sốt cao, đau đầu, ngứa ngáy, đau rát cổ họng…

Tham khảo thêm: Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm họng hiệu quả nhanh & lưu ý

Viêm họng sốt cao liên tục nên đi viện?

Đối với những trường hợp viêm họng kèm theo sốt cao nhưng không được chữa trị đúng cách, bệnh viêm họng và cơn sốt có thể kéo dài từ 7 – 10 ngày. Đồng thời chuyển sang giai đoạn nặng và phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm làm suy giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Một số biến chứng có thể xảy ra khi sốt do viêm họng không được điều trị, gồm: Nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận cấp, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ, viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa…

Chính vì thế nếu nhận thấy trẻ bị viêm họng sốt kèm theo một số biểu hiện dưới đây, ba mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

  • Sốt cao liên tục, trẻ có dấu hiệu co giật.
  • Triệu chứng sốt không được kiểm soát bằng các phương pháp điều trị thông thường (chườm ấm, sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt không kê đơn).
  • Ho thành từng cơn kèm theo biểu hiện khó thở hoặc thở gấp.
  • Rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh hơn bình thường, một vài trường hợp có dấu hiệu co rút lồng ngực.
  • Nhức mũi, lỗ tai chảy mủ, đau rát cổ họng.
  • Trẻ ăn uống không tiêu, chán ăn, đầy bụng, nôn ói nhiều.
  • Tình trạng đi ngoài có phân lỏng tái diễn nhiều lần trong ngày.
  • Bệnh viêm họng không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2 ngày điều trị.

Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày là nguy hiểm?

Không chỉ riêng người lớn, bệnh viêm họng còn xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi trẻ có dấu hiệu viêm họng, ba mẹ không nên chủ quan, cần sớm điều trị y tế và áp dụng các biện pháp giảm viêm.

Đối với những trường hợp chậm trễ trong việc thăm khám và điều trị, bệnh viêm họng sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nặng, phát sinh biến chứng nhiễm khuẩn họng và nhiều vấn đề nguy hiểm khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Trẻ em bị viêm họng sốt thường gặp nguy hiểm khi rơi vào một trong những trường hợp sau:

  • Sốt kéo dài trên 2 ngày.
  • Sốt cao, khoảng 38 – 40 độ C.
  • Sổ mũi, hắt hơi, thở khò khè, nôn trớn, kém ăn, cơ thể suy yếu, bỏ bú, quấy khóc.
  • Thường xuyên đau bụng, đi ngoài có phân lỏng.
  • Hình thành nhiều đốm mủ trong cổ họng, tập trung chủ yếu ở hai bên hốc amidan và ở các khe.
  •  Cổ họng ửng đỏ và sưng đỏ.
  • Khó thở, liên tục chảy nước dãi.

Theo các chuyên gia, những trẻ nhỏ có độ tuổi từ 3 – 6 tháng có dấu hiệu sốt trên 38,5 độ C kèm theo tình trạng đau nhức tại khoang miệng, quấy khóc, bỏ bú, ba mẹ cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp phù hợp giúp hạ sốt cho trẻ

Những trẻ nhỏ có độ tuổi trên 6 tháng bị sốt cao trên 39 độ C kèm theo biểu hiện sưng tấy niêm mạc họng, đau họng, không há được miệng, cơ thể suy nhược, mệt mỏi… ba mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để trẻ được sớm thăm khám và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.

Trẻ em bị viêm họng sốt thường gặp nguy hiểm khi sốt kéo dài trên 2 ngày.
Trẻ em bị viêm họng sốt thường gặp nguy hiểm khi sốt cao, sốt kéo dài trên 2 ngày

Tham khảo thêm: Trẻ bị viêm họng nhưng không ho – Đừng chủ quan!

Nên làm gì khi trẻ bị viêm họng sốt?

Đối với những bệnh nhi có dấu hiệu viêm họng kèm theo sốt nhẹ, ba mẹ cần  tiến hành hạ sốt cho trẻ bằng một số biện pháp đơn giản. Điển hình như sử dụng khăn ấm lau cơ thể cho trẻ và chườm mát. Bên cạnh đó bạn cần sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh vùng mũi họng cho trẻ.

Trong trường hợp trẻ bị viêm họng sốt cao kèm theo biểu hiện chảy dịch mủ đặc, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện, khám bệnh cùng bác sĩ chuyên khoa. Từ đó giúp chẩn đoán xác định và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Một số biện pháp chăm sóc và xử lý đơn giản khi trẻ bị viêm họng sốt:

1. Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý

Bệnh viêm họng làm tăng tiết dịch mũi khiến trẻ thường xuyên bị ngạt mũi, ngứa họng và tạo cảm giác khó chịu. Ngoài ra niêm mạc mũi tiết nhiều dịch nhầy còn làm nặng thêm tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy và đau rát cổ họng. Để cải thiện tình trạng này, ba mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mũi họng cho trẻ để sát khuẩn, giảm viêm, giảm tiết dịch. Đồng thời thúc đẩy quá trình đào thải dịch nhầy, loại bỏ nhanh triệu chứng ngạt mũi và ngứa ngáy cổ họng.

Đối với những trẻ có dịch mũi lỏng, bạn có thể dùng nước muối sinh lý vệ sinh họng và mũi cho trẻ. Sau đó sử dụng khăn bông mềm và sạch để lau mũi cho trẻ.

Đối với những trường hợp có dịch mũi đặc, nhỏ từ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của trẻ. Nước muối sẽ giúp trẻ sát khuẩn và làm loãng dịch nhầy. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ để hút sạch dịch mũi. Tránh hỉ mũi quá mạnh vì sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi. Ngoài ra bạn cần tránh dùng miệng hút dịch  mủ cho trẻ. Bởi điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm nặng hơn tình trạng viêm nhiễm.

Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý
Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý giúp sát khuẩn, giảm viêm, giảm nghẹt mũi

2. Lau nước ấm làm mát cơ thể trẻ

Việc sử dụng nước ấm lau người cho trẻ khi bị viêm họng sốt có thể có thể góp phần làm mát cơ thể, giúp trẻ hạ sốt một cách hiệu quả và an toàn. Nhiệt độ cao trong nước ấm có tác dụng kích thích và làm giãn nở các mạch máu. Đồng thời làm mát cơ thể.

Hướng dẫn lau nước ấm làm mát cơ thể trẻ:

  • Giúp trẻ cởi hết quần áo
  • Chuẩn bị một thau nước ấm, dùng khăn bông nhỏ và mềm nhúng vào nước ấm, vắt cho ráo
  • Đặt khăn lên những vị trí có nhiệt độ cao như hai nách, cổ, hàng và trán
  • Dùng một khăn bông mềm khác nhúng vào nước ấm, vắt cho ráo. Sử dụng khăn này để lau người cho trẻ
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 15 – 20 phút để giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng.

Sau khi lau nước ấm làm mát cơ thể trẻ, bạn cần cho trẻ mặc quần áo khô ráo, rộng rãi, mỏng và thoáng mát. Đồng thời cho trẻ uống nhiều nước và tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin.

Ngoài ra vào mỗi buổ tối trước khi đi ngủ hoặc sau khi tắm xong, bạn có thể sử dụng dầu tràm trà thoa lên vùng sau gáy, vùng rốn và gan bàn chân của trẻ. Việc sử dụng dầu chàm trà không chỉ giúp trẻ giảm ho, cải thiện triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi mà còn có khả năng hạ sốt hiệu quả.

3. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng

Việc tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C, axit béo omega-3 sẽ giúp trẻ cải thiện sức đề kháng, đảm bảo các hoạt động của hệ thống miễn dịch. Đồng thời chống viêm nhiễm, hạ sốt nhanh và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Để xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Đặc biệt bạn nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C (cam, dâu tây, quýt, bưởi, xoài…), axit béo omega-3 (cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá mòi, quả óc chó…), thực phẩm giàu protein (yến mạch, trứng, hạnh nhân, phô mai, sữa, bông cải xanh, ức gà, sữa chua…) và nhiều dưỡng chất khác có trong các loại rau của quả, trái cây tươi.
  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây. Có thể cho trẻ uống dung dịch oresol để bổ sung nước và chất điện giải.
  • Ưu tiên sử dụng thức ăn lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh…
  • Chia 3 bữa ăn lớn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Không cho trẻ ăn quá no bởi điều này có thể khiến trẻ đầy bụng và nôn ói.
  • Không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng hoặc có chứa chất kích thích.
  • Tránh cho trẻ uống nước đá lạnh hoặc ăn thực phẩm lạnh bởi thực phẩm này có thể gây tổn thương niêm mạc họng, làm nặng hơn tình trạng viêm họng và sốt.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung vitamin C giúp hạ sốt, cải thiện sức đề kháng và hoạt động của hệ thống miễn dịch

Tham khảo thêm: 7 mẹo chữa viêm họng cho bé không dùng kháng sinh

4. Sử dụng thuốc Tây theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Đối với những trường hợp viêm họng gây sốt cao, các biện pháp thông thường không có khả năng kiểm soát cơn sốt, bạn có thể cho trẻ dùng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Dựa vào tình trạng sức khỏe, bác sĩ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt kết hợp với thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên cho trẻ dùng thuốc với liều lượng được chỉ định. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc vì có thể gây nguy hiểm.

Bài viết là thông tin cơ bản giúp giải đáp vấn đề “Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày? Sốt cao liên tục nên đi viện?. Thông qua những thông tin này, hy vọng phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn, phòng ngừa phát sinh rủi ro hoặc biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là khi trẻ bị viêm họng sốt cao.

Có thể bạn quan tâm

  • Viêm họng ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
  • Trẻ bị viêm họng hạt cha mẹ nên làm gì?

Từ khóa » Viêm Họng Cấp Sốt Mấy Ngày