Trẻ Biếng ăn: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục “dễ ợt” - Fitobimbi
Có thể bạn quan tâm
Biếng ăn là chuyện thường ngày ở trẻ. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể dẫn đến thiếu chất và suy dinh dưỡng. Dưới đây là những nguyên nhân và cách giúp bé lấy lại “khẩu vị” một cách hiệu quả.
Biếng ăn (lười ăn) ở trẻ là gì?
Cứ thấy con bỏ bữa các mẹ lại sốt sắng cho rằng trẻ bị biếng ăn. Vậy biếng ăn ở trẻ là gì?
Theo Ths. Bs Lê Thị Kim Dung biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ, nhất là trong giai đoạn từ 1-6. Tuy nhiên thực tế khi tròn 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng của trẻ giảm đi. Vì vậy lượng thức ăn cũng giảm. Do đó nếu chỉ căn cứ vào lượng thức ăn rất khó xác định trẻ có biếng ăn hay không.
Theo các chuyên gia, biếng ăn là biểu hiện của nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể do tâm lý cũng có thể do bệnh lý hoặc sinh lý. Tình trạng này xảy ra khi trẻ ăn ít và không “tự nguyện”. Con sẽ chỉ ăn khi được “đốc thúc” như dỗ dành, năn nỉ, dọa nạt,…
Trẻ biếng ăn (lười ăn) đang dần trở thành nỗi ám ảnh của nhiều phụ huynh. Tuy nhiên biếng ăn không phải “vô phương cứu chữa”. Mẹ vẫn có thể khắc phục triệt để nếu phát hiện ra nguyên nhân biếng ăn.
Vì sao bé lại biếng ăn?
Tùy vào từng kiểu biếng ăn mà nguyên nhân gây bệnh sẽ có sự khác biệt.
Biếng ăn bệnh lý
Tình trạng này xảy ra khi trẻ gặp các vấn đề như sau:
- Trẻ mắc bệnh nhiễm trùng: Một số bệnh lý nhiễm trùng như viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường ruột cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới cơ thể bé. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, khi bị nhiễm trùng enzym chuyển hóa sẽ bị ức chế từ đó khiến trẻ ăn uống không ngon
- Trẻ bị ốm dài ngày: Cảm cúm, sổ mũi, viêm họng là nguyên nhân chính khiến cơ thể trẻ luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy con lười vận động và không có cảm giác đói hay thèm ăn
- Trẻ gặp vấn đề răng miệng: Răng, miệng là cửa ngõ đón đầu các loại thực phẩm dung nạp vào người. Vì vậy khi bị viêm lợi hoặc đang mọc răng cảm giác đau buốt sẽ hạn chế bé nhai nghiền. Trẻ cảm thấy khô miệng, nhạt mồm thậm chí đôi khi còn có phản ứng tiêu cực với việc ăn uống
>>> Trẻ biếng ăn chậm lớn phải làm sao? 10 cách giúp trẻ ăn ngon
Biếng ăn sinh lý
Một số vấn đề sinh lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bữa ăn. Cụ thể:
- Thời gian sinh hoạt thiếu khoa học: Trẻ nhỏ luôn rất hiếu động và thích khám phá thế giới xung quanh. Chính sự mải mê, chú ý những điều mới mẻ đã khiến con quên nhiệm vụ ăn cơm. Vì vậy nếu các bữa ăn không được cố định giờ giấc và tạo cho bé thói quen ăn uống đều đặn thì bé rất dễ chán nản
- Thức ăn không hợp khẩu vị: Ở mỗi giai đoạn phát triển trẻ nhỏ lại có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy nếu mẹ chế biến sai cách, không hợp khẩu vị hoặc tăng, giảm độ thô sai cách trẻ cũng sẽ sinh ra lười ăn
- Thiếu vi chất dinh dưỡng: Một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và vị giác bé như sắt, kẽm, selen, lysine,… Nếu bị thiếu hụt, bé sẽ mệt mỏi, chán ăn, thức ăn không được chuyển hóa dẫn đến miễn dịch suy giảm
Biếng ăn tâm lý
Tâm lý không được thoải mái cũng là nguyên nhân khiến trẻ lười ăn. Cụ thể:
- Trẻ bị ép ăn: Nhiều phụ huynh khi thấy trẻ ăn ít liên quát mắng, dọa nạt và ép buộc con ăn. Việc thiếu kinh nghiệm trong việc nuôi con vô tình đã tạo áp lực cho bé. Khiến con cảm thấy không được thoải mái và vui vẻ mỗi khi vào bữa, từ đó sinh ra chán và sợ ăn hơn
- Cho trẻ ăn vặt nhiều: Những món ăn vặt chứa nhiều dầu mỡ là lý do chính khiến dạ dày của bé luôn được lấp đầy mỗi khi đến bữa. Vì vậy trẻ sẽ bị mất cảm giác đói và lười ăn hơn
Dấu hiệu khi trẻ biếng ăn
Thật ra không khó để mẹ có thể nhận biết tình trạng biếng ăn ở trẻ. Hãy cùng điểm qua 7 dấu hiệu thường gặp ở trẻ biếng ăn dưới đây.
- Trẻ ăn ít hơn bình thường
- Chỉ ăn một vài loại thức ăn nhất định, lười tiếp nhận món mới
- Bữa ăn kéo dài trên 30 phút hoặc thậm chí là cả tiếng đồng hồ
- Trẻ có dấu hiệu sợ ăn, chạy trốn và luôn tìm cách né tránh thức ăn mỗi khi đến bữa
- Con buồn nôn và bị trớ khi ngửi mùi hoặc nhìn thức ăn
- Chỉ số cân nặng và chiều cao thấp hơn chỉ số mà WHO cho phép
- Hệ miễn dịch suy giảm, trẻ thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng
Trẻ biếng ăn để lâu có nguy hiểm không?
Biếng ăn ở trẻ là hiện tượng không hiếm nhưng mẹ có biết biếng ăn kéo dài cực kỳ nguy hiểm với sức khỏe bé. Dưới đây là 4 hệ lụy khôn lường mà trẻ có thể gặp phải khi bị biếng ăn.
- Biếng ăn chậm lớn: Nhiều chuyên gia cho biết, trẻ bị biếng ăn trong 2 năm đầu sẽ có nguy cơ nhẹ cân gấp 3 lần các bé ăn tốt. Không chỉ thế biếng ăn còn khiến các bé không đủ vi chất, dẫn đến chậm lớn và ngừng phát triển chiều cao.
- Chậm phát triển trí não: Trẻ biếng ăn nguy cơ thiếu hụt chất béo nhất là protein, omega 3, omega 6 nên bị thua kém hẳn về mặt trí não so với những bé bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Và sự thua thiệt này có thể kéo dài trong suốt 5 năm phát triển đầu đời của trẻ.
- Suy giảm miễn dịch: 9/10 bà mẹ có con biếng ăn đều than phiền rằng khi không đủ chất, sức đề kháng suy giảm rõ rệt. Lúc này các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm amidan bùng phát mạnh mẽ.
- Chỉ số cảm xúc giảm: Ở trẻ biếng ăn chỉ số EQ thường thấp, các con ít được hòa nhập và có xu hướng thụ động với mọi thứ ở xung quanh. Chính điều này đã dẫn đến tính cách dị lập và sự chậm chạp so với bạn bè. Thậm chí nếu để kéo dài bé có thể bị trầm cảm hoặc mắc bệnh tự kỷ.
Làm gì khi trẻ bị biếng ăn?
Rất nhiều bố mẹ băn khoăn không biết làm gì khi trẻ biếng ăn. Bởi tình trạng này một khi kéo dài nguy cơ bé bị chậm lớn rất cao. Dưới đây là một vài cách mà Fitobimbi tổng hợp để mẹ có thể lấy lại cảm giác thèm ăn cho bé.
1. Đừng ép buộc trẻ ăn quá nhiều
Các biện pháp đe dọa, trừng phạt, la mắng hay đánh đập đều sẽ khiến cho tình trạng biếng của bé thêm phần nghiêm trọng. Do đó nếu mẹ muốn tập cho bé ăn thử món mới, hãy nên áp dụng vào các bữa sáng. Khoảng thời gian này là lúc bé cảm thấy đói nên sẽ sẵn sàng thử một món mới.
Ngoài ra trong quá trình ăn, mẹ nên hạn chế la mắng, ép buộc khiến con sợ hãi. Thay vào đó mỗi bữa ăn bố mẹ chỉ nên cho bé ăn theo khẩu phần và để cho bé tự phép quyết định số lượng thức ăn của mình.
2. Thực đơn đẹp mắt
Thực đơn đẹp mắt cũng là cách hay để bé cảm thấy hứng thú với bữa cơm nhà. Do đó, mẹ hãy chú ý đến việc trang trí món ăn sao cho đẹp mắt, màu sắc đa dạng để kích thích hơn.
Một mẹo nữa cho mẹ là hãy sử dụng chén bát có nhiều kiểu dáng độc lạ để mang cho bé cảm giác hào hứng mỗi khi ngồi vào bàn ăn.
3. Lên thời gian biểu cho các bữa ăn
Với bé biếng ăn mẹ hãy thử đặt ra quy tắc, không được tự ý ăn vặt khi chưa đến giờ. Trước khi bắt đầu bữa cơm khoảng tầm 10 phút mẹ hãy thông báo để con cảm thấy sẵn sàng.
Hầu hết trẻ nhỏ đều thích bắt chước người lớn. Do đó mẹ hãy để bé ăn cùng gia đình và là tấm gương tốt nhất trong việc ăn uống, lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Việc cả nhà quây quần bên mâm cơm vừa ăn vừa nói sẽ giúp cho bé cảm thấy ngon hơn.
4. Không cho bé uống nhiều nước hoặc ăn vặt trước giờ
Việc cho trẻ uống quá nhiều nước trong các bữa ăn sẽ khiến con có cảm giác no bụng và không còn thấy hứng thú để ăn. Do đó trước và trong bữa ăn mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng quá nhiều nước lọc.
Ngoài ra các đồ ăn vặt như bánh kẹo, trà sữa, xúc xích, khoai chiên cũng cần cắt giảm. Bởi chúng không chỉ chứa nhiều dầu mỡ mà còn có thể khiến bé no ngang và lười ăn hơn.
5. Khuyến khích các bé vận động đầy đủ
Trẻ biếng ăn thường ít vận động. Do đó để bé ăn ngon mẹ hãy khuyến khích các con vận động mỗi ngày. Có thể cho bé đi bộ, nhảy dây, đuổi bắt hoặc thậm chí đá banh. Việc vận động nhiều sẽ khiến các con tiêu hao năng lượng, bé cảm thấy đói và ăn ngon hơn.
Với những trường hợp bé còn quá nhỏ, mẹ hãy thử làm liệu pháp massage. Điều này sẽ rất có ích cho hệ tiêu hóa, góp phần hạn chế các bệnh đường ruột, từ đó kích thích ăn ngon.
6. Đảm bảo bữa ăn đủ chất
Một trong những cách quan trọng để bé ăn ngon là hãy đảm bảo đầy đủ dưỡng chất hàng ngày. Các vitamin và khoáng chất có trong thịt, cá có thể kích thích vị giác giúp bé ăn ngon.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, kẽm trong thịt bò và các loại rau có màu xanh đậm có thể kích thích cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ngoài ra trong các bữa ăn của bé mẹ hãy lưu ý những vấn đề sau:
- Không cho bé dùng điện thoại, đồ chơi hoặc xem tivi
- Tuyệt đối không dùng thức ăn làm thành phần thưởng. Vì nếu để lâu trẻ sẽ nảy sinh tâm lý ăn vì được thưởng chứ không phải do món ăn đó tốt
7. Khuyến khích các bé vào bếp chuẩn bị
Trẻ nhỏ thích được đưa qua quyết định khi chọn thức ăn. Vì vậy mẹ hãy trao đổi cùng bé bữa ăn kế tiếp sẽ ăn món gì. Đồng thời khuyến khích các bé phụ mẹ chuẩn bị đồ ăn như nhặt rau, dọn bàn,… Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy vui và hứng thú hơn với những món ăn mà mình tham gia phụ nấu.
8. Chia nhỏ khẩu phần ăn
Trẻ biếng ăn mẹ không nên cố ép buộc. Thay vào đó, hãy thử chia nhỏ thực đơn, giảm tải áp lực cho hệ tiêu hóa. Đồng thời khiến trẻ không thấy bị quá tải. Một ngày mẹ có thể cho bé ăn 2-3 bữa chính và 3-4 bữa phụ tùy theo độ tuổi của con. Việc ăn ít sẽ khiến bé thấy ngon, thòm thèm để lần sau đó diễn ra dễ dàng.
9. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Ngoài việc thiết kế thực đơn theo tháp dinh dưỡng mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm kỹ hơn về cách cải thiện cho con. Thông qua xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho mẹ biết, trẻ biếng ăn xuất phát từ nguyên nhân nào, nhu cầu dinh dưỡng của bé hiện tại ra sao và nên phác đồ điều trị phù hợp.
Câu hỏi thường gặp
Các kiểu biếng ăn của trẻ là gì?
Bé biếng ăn có 3 kiểu thường gặp, đó là:
- Biếng ăn sinh lý: Là loại biếng ăn xảy ra khi trẻ có những thay đổi thể chất như tập đi, tập bò, mọc răng, tập nói,… Biếng ăn sinh lý thường chỉ kéo dài từ 1-2 tuần. Sau khi thích ứng với sự thay đổi, tình trạng biếng ăn sẽ tự cải thiện
- Biếng ăn tâm lý: Là loại biếng ăn mà trẻ giới hạn thức ăn của mình do những tác động tiêu cực trong cách chăm sóc của mẹ như la mắng, quát nạt, ép buộc hoặc chiều chuộng quá mức
- Biếng ăn bệnh lý: Là loại biếng ăn có những ảnh hưởng tiêu cực, xảy ra khi trẻ bị mắc các bệnh lý như viêm phổi, khó tiêu, đau họng, viêm amidan,…
Nên làm gì khi trẻ lười ăn cơm chỉ ăn bánh kẹo?
- Để cải thiện thói xấu này đầu tiên mẹ cần đảm bảo trong nhà không có đồ ăn vặt.
- Tiếp đó không vội áp đặt định kiến cho con ăn bánh kẹo là xấu mà điều quan trọng cần giải thích để bé hiểu được ăn uống đa dạng mới có thể đủ chất, phát triển cao lớn như bạn.
- Sau cùng là không thỏa hiệp với bé, trừ những dịp đặc biệt như sinh nhật.
Có cần dùng thuốc bổ cho trẻ biếng ăn?
Thói quen của nhiều mẹ bỉm là khi con bị biếng ăn sẽ bổ sung ngay thuốc bổ để cải thiện tình trạng cũng như cũng giúp bé tăng cân. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc bố mà không hiểu đúng tác dụng, vai trò của nó cũng như tình trạng của con có thể gây ra tác dụng phụ. Vì vậy trước khi sử dụng hay tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn rằng bé mình có cần phải dùng hay không?
Trẻ biếng ăn là hiện tượng phổ biến nhưng đừng vì thế mà mẹ chủ quan. Hy vọng với 8 giải pháp gợi ý ở trên mẹ bỉm có thể khắc phục tình trạng biếng ăn hiệu quả.
Nên đọc thêm:
- Trẻ giãn ruột có biếng ăn không? Mẹ hãy tránh các sai lầm
- Kén ăn là gì? 5 cách lấy lại vị giác cho bé
- Bé 11 tháng biếng ăn phải làm sao để con ngon miệng
Từ khóa » Con Biếng ăn Là Gì
-
Trẻ Biếng ăn (lười ăn): Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục
-
Mẹ Nên Làm Gì Khi Trẻ Biếng ăn? | Vinmec
-
Làm Thế Nào Khi Con Biếng ăn? | Vinmec
-
Nguyên Nhân Khiến Trẻ Biếng ăn Và Giải Pháp Khắc Phục - Hello Bacsi
-
Trẻ Biếng ăn Là Gì? Những Cách Khắc Phục Tình Trạng Biếng ăn ở Trẻ
-
Biếng ăn Là Gì? Những Kiểu Biếng ăn Hay Gặp ở Trẻ!
-
Trẻ Biếng ăn Phải Làm Sao? Mách Mẹ 6 Cách Giúp Trẻ Hết Biếng ăn
-
Biếng ăn ở Trẻ Em Là Gì? | Chuyên Gia Nutifood
-
Làm Sao để Trẻ 1 đến 2 Tuổi Hết Biếng ăn? - Bio-acimin
-
Trẻ Biếng ăn Là Do đâu Và Cha Mẹ Phải Làm Gì Khi Trẻ Bị Biếng ăn?
-
Trẻ Biếng ăn Phải Làm Sao - Chuyên Gia Dinh Dưỡng Tư Vấn Chi Tiết
-
Biếng ăn ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Mới Biết đi - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Trẻ Em Biếng ăn Là Do đâu Và Bố Mẹ Cần Phải Làm Gì?
-
Trẻ 10 Tuổi Biếng ăn Phải Làm Sao? - Monkey