Trẻ Biếng ăn Sinh Lý: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý

Biếng ăn sinh lý là tình trạng thường gặp khi trẻ bước vào giai đoạn phát triển khác nhau của cơ thể. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, biếng ăn sinh lý có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cùng Doppelherz tìm hiểu ngay dấu hiệu và 6 giải pháp giúp cải thiện hiệu quả tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ trong bài viết sau.

Tìm hiểu khái niệm biếng ăn sinh lý là gì?

Biếng ăn sinh lý ở trẻ là tình trạng trẻ đột ngột lười ăn, bỏ bữa hoặc ăn ít hơn so với bình thường trong khoảng 1-2 ngày. Cũng có nhiều trường hợp trẻ biếng ăn kéo dài đến 1-2 tuần tùy giai đoạn. Trong quá trình phát triển, trẻ có thể gặp phải tình trạng biếng ăn sinh lý nhiều lần, có thể là thời điểm ăn dặm, mọc răng, tập đi, trẻ tập nói… Giữa các giai đoạn này, cơ thể trẻ sẽ có sự thay đổi về mặt sinh lý, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý.

Biếng ăn sinh lý là tình trạng thường gặp khi trẻ bước vào giai đoạn phát triển khác nhau của cơ thể.
Biếng ăn sinh lý là tình trạng thường gặp khi trẻ bước vào giai đoạn phát triển khác nhau của cơ thể.

Những biểu hiện của biếng ăn sinh lý ở trẻ

Dưới đây là những dấu hiệu mà cha mẹ cần lưu ý để có thể nhận biết:

  • Trẻ đột ngột lười ăn, bỏ bữa: Với trẻ đang ăn dặm thì lượng ăn của trẻ rất ít, gần như không muốn ăn bất cứ thứ gì kể cả những món khoái khẩu hàng ngày.
  • Trẻ ngậm đồ ăn và lười nuốt: Trong quá trình ăn uống, trẻ thường có thái độ không hợp tác, ngậm đồ ăn rất lâu và không nuốt, thậm chí quấy khóc, nhè thức ăn ra ngoài. Bữa cơm của trẻ có thể kéo dài đến vài tiếng đồng hồ trong sự chán nản và mệt mỏi của cha mẹ.  
  • Trẻ nghịch ngợm, mải chơi, không tập trung ăn uống: Trẻ ở giai đoạn bắt đầu tập bò, tập đi thích khám phá những điều mới mẻ từ môi trường xung quanh, do đó, trẻ thường không chịu ngồi yên ở ghế trong mỗi giờ ăn, nhiều trẻ hiếu động còn mải chơi quên ăn, phớt lờ khi cha mẹ cho ăn.  

Trẻ sơ sinh biếng ăn sinh lý, cha mẹ cũng có thể nhận biết qua các biểu hiệu sau đây: 

  • Trẻ bỏ bú, thời gian ít nhất là từ 3 đến 5 ngày. 
  • Trẻ không đòi bú mặc dù có dấu hiệu báo đói như: mút ngón tay, tém miệng, liếm môi, mắt đảo xung quanh tìm kiếm….
  • Khi cho trẻ bú thường hay né tránh, quay mặt đi.
  • Trẻ không có dấu hiệu tăng cân, thậm chí còn sụt giảm, có dấu hiệu suy dinh dưỡng
Trẻ thường có thái độ không hợp tác, ngậm đồ ăn rất lâu và không nuốt
Trẻ thường có thái độ không hợp tác, ngậm đồ ăn rất lâu và không nuốt

Các giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý, cha mẹ đã biết?

Nhìn chung, các giai đoạn trẻ biếng ăn sinh lý cũng khá đa dạng, có thể phân chia cụ thể như sau: 

  • Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh: Vào thời điểm này, trẻ bắt đầu nhận thức về thế giới xung quanh, có thể nhìn gần, cảm nhận âm thanh do đó trẻ sẽ thức nhiều hơn, quầy mẹ và dễ cáu gắt bỏ bú.
  • Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi: Đây là giai đoạn mà trẻ bắt đầu tập lẫy, quan sát xung quanh, khám phá môi trường. 
  • Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 6 tháng tuổi: Đây là thời điểm mà trẻ bắt đầu ăn dặm, làm quen với nhiều loại thức ăn mới
  • Giai đoạn từ 9-10 tháng tuổi: Đây là thời điểm mà trẻ đang tập bò, tập đứng, tập đi do đó những bữa ăn với trẻ không còn hấp dẫn và kích thích như trước nữa. Ngoài ra, đây cũng chính là khoảng thời gian mà trẻ bắt đầu mọc răng, trẻ có cảm giác đau sưng lợi, sốt tiêu chảy gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi dẫn đến chán ăn.  
  • Giai đoạn từ 2-3 tuổi: Đây là thời điểm trẻ bắt đầu đi nhà trẻ, điều này sẽ gây ra sự xáo trộn khi trẻ thay đổi môi trường, tác động đến tâm lý, gây ra biếng ăn.
Biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi là thời điểm mà trẻ bắt đầu tập lẫy, quan sát xung quanh
Biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi là thời điểm mà trẻ bắt đầu tập lẫy, quan sát xung quanh

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ?

Có 2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ, cụ thể đó là:

Trẻ ở giai đoạn chuyển biến sinh lý

Như đã nói ở trên, khi trẻ bước vào giai đoạn chuyển biến sinh lý như trẻ tập đi, tập bò, tập nói, tập ăn dặm đều có thể dẫn đến tình trạng biếng ăn. Bởi đây là giai đoạn trẻ mong muốn khám phá thế giới, tìm tòi và học hỏi những kỹ năng mới nên sẽ có một số sự thay đổi trong việc ăn uống.

Mẹ trong quá trình mang thai bị thiếu chất

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu có thể đã không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc bổ sung không đúng cách, điều này dễ dẫn đến việc thiếu hụt các chất cần thiết cho thai nhi như: Fe, Zn, Ca… cùng những vitamin thiết yếu khác. Điều này khiến cho trẻ có nguy cơ sinh non, thiếu tháng, suy dinh dưỡng, lười bú hoặc lượng ăn ngoài giảm hẳn so với trẻ cùng lứa tuổi. 

Mẹ trong quá trình mang thai bị thiếu chất có thể là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, lười bú
Mẹ trong quá trình mang thai bị thiếu chất có thể là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, lười bú

Những giải pháp cải thiện biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ

Làm cách nào để cải thiện biếng ăn sinh lý là điều nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Trẻ biếng ăn sinh lý có thể xử lý dứt điểm nếu có phương pháp phù hợp. Dưới đây là 6 giải pháp giúp trẻ khắc phục tình trạng biếng ăn sinh lý: 

Chú ý về vấn đề thức ăn

Thức ăn có vai trò vô cùng quan trọng giúp cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý, do đó mẹ cần chú ý đến những điều dưới đây: 

  • Khi trẻ đang quen uống sữa, chuyển sang ăn dặm, mẹ nên để bé ăn thức ăn nhuyễn trước sau đó mới đến thức ăn rắn. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ bắt đầu thích nghi dần với sự thay đổi thức ăn, đồng thời hỗ trợ bảo vệ đường ruột trẻ tránh khỏi sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Dạ dày của trẻ đang còn nhỏ do đó chỉ có thể chứa được một lượng thức ăn nhất định. Mẹ nên chú ý chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa để trẻ không bị quá no, đồng thời vẫn cần phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất. 
  • Nên thay đổi thực đơn cho trẻ thường xuyên nhằm kích thích khả năng tìm tòi,và kích thích vị giác của trẻ. Những món ăn mới hấp dẫn được trang trí bắt mắt chắc chắn sẽ khiến trẻ cảm giác thích thú và cảm thấy ngon miệng hơn. 

Chú ý về vấn đề tâm lý của trẻ

Tâm lý của trẻ ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn uống của trẻ. Do đo, để trẻ có tâm lý tốt khi ăn uống, cha mẹ nên áp dụng một số biện pháp khen ngợi động viên, khích lệ con để giúp trẻ hứng thú trong các bữa ăn.

Trẻ nhỏ thường có xu hướng bắt chước người lớn, vì vậy cha mẹ nên để trẻ tham gia ăn uống cùng gia đình, trẻ có thể học theo, tự động xúc cơm ăn từ đó có thể chủ động hơn trong ăn uống.

Trong các bữa ăn, hạn chế cho trẻ sử dụng tivi, điện thoại, ipad, đồ chơi… nên để trẻ tập trung ăn uống.

Nên kiên nhẫn với các bữa ăn của trẻ, không giận dữ, quát, dọa nạt khiến trẻ sợ hãi, hình thành tâm lý tiêu cực, khiến trẻ càng chán ghét bữa ăn hơn.

Nên kiên nhẫn với các bữa ăn của trẻ, không giận dữ, quát, dọa nạt khiến trẻ sợ hãi
Nên kiên nhẫn với các bữa ăn của trẻ, không giận dữ, quát, dọa nạt khiến trẻ sợ hãi

Với các trường hợp trẻ chỉ uống sữa, không ăn

Theo nghiên cứu, đối với trường hợp trẻ chỉ uống sữa, bỏ ăn, lượng thức ăn nạp vào cơ thể rất ít, chỉ khoảng tầm từ 450 kcal. Trẻ ở độ tuổi ăn dặm năng lượng cần thiết để trẻ đưa vào cơ thể là 700kcal. Do đó, trẻ chỉ uống sữa, không ăn sẽ khiến cơ thể thiếu năng lượng, gây sút cân và suy dinh dưỡng.  

Đối với trường hợp trẻ biếng ăn sinh lý, mẹ cần chú ý bổ sung ngay lượng calo cần thiết mà trẻ thiếu hụt. Nếu trẻ không chịu ăn, cha mẹ có thể chế biến thức ăn thành dạng lỏng rồi dần dần tăng độ thô của thức ăn lên. Bên cạnh đó, mẹ cần phải kết hợp thêm biện pháp tâm lý, động viên khích lệ trẻ ăn uống, chia nhỏ lượng thức ăn để cải thiện tình trạng này. 

Với trường hợp trẻ biếng ăn bỏ bữa

Với những trường hợp trẻ bỏ bữa rất có thể là trẻ vẫn đang có cảm giác no và chưa muốn ăn trong bữa đó. Vì vậy, mẹ nên để trẻ được đói và dọn thức ăn đi để trẻ tiếp tục ăn vào bữa ăn tới. Ví dụ, nếu mẹ cho trẻ ăn 8h sáng mà trẻ chưa muốn ăn, mẹ có thể dọn bữa ăn đó đi và cho trẻ ăn lại vào lúc 10h. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần kiểm soát lượng thức ăn, đảm bảo trẻ ăn đủ dinh dưỡng trong cả ngày.

Trường hợp trẻ bị nôn trớ khi ăn

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và rất nhạy cảm, kết hợp với việc trẻ nằm ngang nên khi ăn rất dễ nôn trớ. Do đó, mẹ cần lưu ý những điều dưới đây để tránh tình trạng nôn trớ có thể xảy ra: 

  • Không nên cho trẻ bú quá nhiều cùng lúc, nên chia nhỏ nhiều lần bú, dừng lại khi trẻ đã no.
  • Khi bú không nên để trẻ nằm ngang, vỗ ợ hơi cho trẻ khi bú xong, tránh tình trạng nuốt phải bọt khí..

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima – Chìa khóa vàng hỗ trợ cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ

Bên cạnh những giải pháp đã nêu trên, cha mẹ cũng nên bổ sung thêm một số các vi chất dinh dưỡng cần thiết để cải thiện tình trạng biếng ăn của trẻ. 

Một trong những gợi ý để cha mẹ có thể tham khảo đó chính là thực phẩm bảo vệ Kinder Optima đến từ nhãn hàng Doppelherz – Thương hiệu uy tín với hơn 120 năm phát triển. 

Kinder Optima có công thức ưu việt, cung cấp Lysine và 17 loại vitamin cùng khoáng chất thiết yếu, mang lại những công dụng như sau:

  • Hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường thể trạng cho trẻ.
  • Hỗ trợ kích thích tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển cơ thể khỏe mạnh.
  • Là sản phẩm cho trẻ biếng ăn duy nhất có bộ 4 thành phần hỗ trợ chức năng tạo máu: Sắt, axit folic, mangan, i-ốt giúp giảm nguy cơ thiếu máu ở trẻ.
  • Sản phẩm không gây ra hiện tượng tăng cân ảo hay giữ nước.
  • Siro vị cam thơm ngon, dễ uống và rất tiết kiệm.

Mẹ trong quá trình mang thai bị thiếu chất có thể là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, lười bú

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima – Chìa khóa vàng hỗ trợ cải thiện chứng biếng ăn ở trẻ

Doppelherz hy vọng cha mẹ đã có thể bỏ túi thêm nhiều kiến thức bổ ích về chủ đề này từ đó giúp trẻ điều chỉnh và tránh những nỗi lo, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

—————– Doppelherz – Thương hiệu vitamin và khoáng chất số 1 tại Đức. Hotline: 1800 1770 Website: https://doppelherz.vn Zalo: https://zalo.me/4609946806172836027 Mua hàng: https://bit.ly/3PPNvVG

Từ khóa » Khi Nào Trẻ Hết Biếng ăn Sinh Lý