Trẻ Biếng ăn Tâm Lý: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
Trẻ biếng ăn do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có thể là do tâm lý. Vây làm thế nào để nhận biết và khắc phục tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ? Bài viết dưới đây của Doppelherz sẽ bật mí cho cha mẹ 5 cách khắc phục hiệu quả tình trạng này.
Tìm hiểu biếng ăn tâm lý ở trẻ em là gì?
Biếng ăn tâm lý ở trẻ em là tình trạng trẻ cảm thấy áp lực, khó chịu, sợ hãi hay phản ứng tiêu cực do bị thúc ép, dọa nạt buộc ăn nhiều.
Cha mẹ cần phân biệt rõ giữa biếng ăn tâm lý và biếng ăn bệnh lý ở trẻ nhỏ.
Biếng ăn bệnh lý là tình trạng trẻ biếng ăn từ giai đoạn bào thai, hoặc trẻ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, nhiễm virus, gặp các vấn đề tiêu hóa, mắc bệnh mãn tính… Nếu chữa dứt điểm các bệnh lý kể trên thì việc ăn uống sẽ trở lại bình thường. Trong khi đó, biếng ăn tâm lý là một dạng rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ, không được xem là bệnh lý. Đây chỉ là triệu chứng tạm thời, xảy ra trong một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không phát hiện và can thiệp kịp thời biếng ăn tâm lý ở trẻ sẽ dẫn đến việc thiếu vi chất, suy dinh dưỡng, gây tác động không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Tìm hiểu nguyên nhân trẻ biếng ăn tâm lý
Khác với biếng ăn bệnh lý (do bị bệnh gây ra), trẻ biếng ăn tâm lý được xác định do các nguyên nhân chủ yếu dưới đây gây ra:
- Trẻ bị thay đổi đột ngột môi trường sống, thói quen ăn uống, lối sống sinh hoạt… mà trẻ không thích nghi được hoặc trẻ chậm thích nghi. Ví dụ: khi trẻ đi học mẫu giáo, chuyển trường mới hoặc thay đổi người chăm sóc, thay đổi giờ giấc ăn uống, cách thức cho ăn, hay món ăn không hợp khẩu vị của trẻ…
- Trẻ chậm tăng cân bị bố mẹ thúc ép ăn nhiều sau khi vừa ốm dậy, hoặc trẻ đang trong giai đoạn mọc răng… chính điều này gây cảm giác “sợ” ăn, áp lực, căng thẳng trong các bữa ăn gây ức chế bài tiết các men tiêu hóa làm trẻ ngán ăn, bỏ bữa. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến biếng ăn tâm lý ở trẻ.
- Không khí bữa ăn trong gia đình căng thẳng, trẻ bị dọa nạt, quát mắng/ép ăn khi trẻ ăn ít, ăn chậm, ngậm thức ăn… khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, ức chế tâm lý khi bị bắt buộc ăn món ăn mà mình không thích. Hoặc trẻ cảm thấy ngột ngạt khi bị ép phải tuân thủ theo một số nguyên tắc, kỷ luật bàn ăn mà cha mẹ đề ra như: ngồi ăn cố định một chỗ, ăn hết khẩu phần ăn trong 30 phút…
Chứng biếng ăn tâm lý có thể xảy ra ở trẻ nhỏ với hầu hết mọi độ tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất là những trẻ em dưới 6 tuổi. Trong đó, cha mẹ cần lưu ý đến tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ sơ sinh với các biểu hiện như: trẻ bú ít, hay ngậm, không chủ động đòi bú, không bú đủ cữ sữa… dẫn đến tình trạng trẻ chậm phát triển về thể chất lẫn trí tuệ.
Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị biếng ăn tâm lý
Cũng tương tự các loại biếng ăn khác, dấu hiệu nhận biết trẻ bị biếng ăn tâm lý đều có điểm đặc trưng, không quá khó để cha mẹ nhận biết.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu cha mẹ thấy trẻ có các biểu hiện dưới đây trong bữa ăn thì cần tìm cách can thiệp kịp thời tránh kéo dài khiến việc điều trị trở nên khó khăn.
- Trẻ bỗng dưng ăn ít hơn so với bình thường, đồng thời trong quá trình ăn trẻ có động tác che/ngậm miệng hay quay mặt chỗ khác khi thấy thức ăn; bữa ăn thường kéo dài trên 30 phút bằng cách trẻ không chịu nhai và ngậm thức ăn; trẻ không ăn hết khẩu phần ăn của mình hay chỉ ăn rất ít so với khẩu phần ăn theo độ tuổi quy định.
- Trẻ từ chối ăn bằng cách khóc lóc, phun đồ ăn ra ngoài nếu bị ép ăn. Một số trẻ lớn hơn thì có thể chạy trốn, tỏ ra khó chịu khi đến giờ ăn.
- Một số trẻ biếng ăn tâm lý còn biểu hiện thông qua hành động của mình như: nôn ói khi ngửi mùi hoặc nhìn thấy thức ăn.
Ngoài các biểu hiện kể trên, cha mẹ cũng có thể xác định tình trạng biếng ăn của trẻ thông qua lượng thức ăn theo độ tuổi của trẻ, tình trạng cân nặng nếu trẻ sụt cân trong 3 tháng liên tiếp.
Biếng ăn tâm lý ở trẻ em gây ra những biến chứng nào?
Tình trạng biếng ăn nói chung và biếng ăn tâm lý ở trẻ nói riêng nếu kéo dài, không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ.
- Hậu quả đầu tiên mà cha mẹ có thể dễ thấy nhất đó là trẻ lười ăn, ăn ít, bỏ bữa, lâu dần việc ăn ít sẽ trở thành thói quen khó khắc phục. Điều này sẽ dẫn đến việc trẻ bị thiếu vi chất dinh dưỡng (trong đó bao gồm chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất), gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Khi trẻ mắc bệnh sẽ rất lâu khỏi hơn bình thường, sức khỏe chậm hồi phục, đồng thời sẽ trở nên biếng ăn hơn sau các đợt bệnh gây suy dinh dưỡng kéo dài.
- Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác ở trẻ như: thiếu máu, các vấn đề về tim mạch, loãng xương, mất cơ bắp, bất thường về điện giải, tổn thương thận…
Những phương pháp điều trị biếng ăn tâm lý ở trẻ
Biếng ăn tâm lý ở trẻ không phải là dạng bệnh lý mà chỉ là một dạng rối loạn ăn uống tạm thời. Do đó, để giúp trẻ thích thú với việc ăn uống, ăn ngon miệng trở lại, trước tiên cha mẹ cần điều chỉnh, ổn định lại tâm lý của chính bản thân.
Trong mọi bữa ăn, hãy luôn cố gắng tạo cho trẻ tâm lý thật thoải mái, vui vẻ, tuyệt đối không ép buộc hay dọa nạt trẻ; cha mẹ cũng có thể cho trẻ tham gia những bữa ăn cùng gia đình; luôn quan tâm, động viên, khen ngợi khi trẻ ăn ngoan, ăn nhiều hơn bình thường.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần chú ý tìm hiểu nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ và điều trị dựa trên nguyên nhân. Nếu trẻ biếng ăn khi đi học do thực đơn ở trường không phù hợp thì cha mẹ có thể điều chỉnh dần thực đơn ở nhà dựa trên thực đơn ở trường để bé làm quen và thích nghi dần.
Phòng ngừa biếng ăn tâm lý ở trẻ như thế nào?
Để phòng tránh trẻ bị biếng ăn tâm lý cha mẹ nên cho trẻ ăn theo nhu cầu độ tuổi, không nên cố gắng ép trẻ ăn nhiều hoặc ăn những món ăn mà trẻ không yêu thích, thay vào đó có thể tập cho trẻ ăn từ từ, từng chút đến khi trẻ quen với món ăn đó.
Luôn thay đổi thực đơn ăn uống của trẻ hàng ngày, tránh để trẻ ăn đi ăn lại một món ăn nhàm chán, cố gắng trình bày, trang trí món ăn bắt mắt, hấp dẫn, nhiều màu sắc để kích thích thị giác cũng như vị giác của trẻ.
Cuối cùng, cha mẹ cần ghi nhớ, hạn chế cho trẻ ăn vặt trước bữa chính vì việc này có thể khiến trẻ no ngang và bỏ bữa. Đặc biệt với những trẻ khó uống thuốc, cha mẹ tuyệt đối không nên trộn thuốc vào thức ăn hay sữa để “đánh lừa” trẻ. Có thể muỗng đầu tiên trẻ ăn, nhưng đến muỗng thứ 2 trẻ sẽ không ăn nữa và luôn trong trạng thái e dè, cảnh giác với các món ăn mà cha mẹ đưa.
Tìm hiểu chế độ ăn uống của trẻ bị biếng ăn tâm lý
Để trẻ không bị thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng sự phát triển toàn diện của trẻ, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên cha mẹ nên đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất chính (chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất) trong chế độ ăn của trẻ; các bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm, điều này vừa giúp trẻ làm quen với nhiều loại, vừa giúp trẻ tránh thiếu chất và sớm cải thiện tình trạng biếng ăn tâm lý ở trẻ.
Với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi cần, mẹ cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn với liều lượng như khuyến nghị. Ở những trẻ mới bắt đầu ăn dặm và trẻ lớn hơn, ngoài cho ăn dặm cần chú ý cho trẻ bú thêm sữa mẹ/ hoặc sữa công thức để bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima – Hỗ trợ bổ sung các vi chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ
Bên cạnh việc áp dụng những giải pháp trên, cha mẹ có thể tham khảo sản phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu như Kinder Optima.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima là sản phẩm đến từ thương hiệu Doppelherz – thương hiệu uy tín chiếm thị phần số 1 tại Đức với lịch sử hơn 120 năm phát triển, Doppelherz được hàng triệu bà mẹ trên toàn thế giới tin dùng và có mặt trong hầu hết các tủ thuốc gia đình tại Đức vì chất lượng và hiệu quả mà các sản phẩm đem lại.
Sản phẩm có công thức tối ưu khi có sự kết hợp của L-lysine cùng 17 vitamin và khoáng chất khác, tác động toàn diện lên các hệ thống, cơ quan của cơ thể của trẻ. Ngoài ra, đây là sản phẩm duy nhất trên thị trường có bộ 4 thành phần hỗ trợ chức năng tạo máu: sắt, axit folic, mangan, i-ốt giúp phòng ngừa nguy cơ thiếu máu ở trẻ. Sản phẩm không chứa hormone tăng trưởng, không chứa corticoid, không gây giữ nước, không dậy thì sớm và tăng cân ảo.
Sản phẩm phù hợp với những trẻ biếng ăn, chậm lớn, hấp thu kém, suy dinh dưỡng, trẻ trong thời kỳ dưỡng bệnh cần cung cấp vitamin và khoáng chất.
Sản phẩm hiện được phân phối chính hãng tại Việt Nam, cha mẹ có thể mua sản phẩm dễ dàng tại các nhà thuốc trên toàn quốc, do đó các bậc cha mẹ có thể yên tâm đem đến cho con sản phẩm chất lượng, an toàn và hiệu quả
Đối với những gia đình có con nhỏ, nhất là những trẻ biếng ăn, chậm lớn, nuôi con chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt là với trẻ biếng ăn tâm lý, cha mẹ cần phải kiên trì để thay đổi thói quen ăn uống và giúp trẻ hứng thú hơn với các bữa ăn. Để tìm hiểu kỹ hơn chủ đề trẻ biếng ăn và sản phẩm Kinder Optima, các bạn hãy liên hệ với Doppelherz theo số hotline: 18001770 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Từ khóa » Nhóm Biếng ăn Tâm Lý ở Trẻ Em
-
Phân Biệt Trẻ BIẾNG ĂN Sinh Lý-tâm Lý-bệnh Lý Và ... - H&H Nutrition
-
BATLOTE Biếng Ăn Tâm Lý ở Trẻ Em (Anh Quynh) | Facebook
-
Biếng Ăn Tâm Lý ở Trẻ Em | Facebook
-
Tâm Sự Của Bà Mẹ Có Con Bị Biếng ăn Tâm Lý Nghiêm Trọng Và Giải ...
-
Phương Pháp Chữa Biếng ăn Tâm Lý ở Trẻ Em - "Cứu Cánh" Cho Các ...
-
Phân Biệt Biếng ăn Sinh Lý - Biếng ăn Bệnh Lý | Vinmec
-
Hành Trình Chia Sẻ Phương Pháp Chữa Biếng ăn Tâm Lý ở Trẻ Của Chị ...
-
Biếng ăn Tâm Lý Trẻ Em - Nỗi Lo Của Hàng Ngàn Mẹ Bỉm Sữa
-
Trẻ Biếng ăn Không Do Bệnh Lý Thực Thể.
-
Bà Mẹ Trẻ Chia Sẻ Trái Ngọt Sau 5 Tháng “vật Lộn” Cùng đứa Con Biếng ...
-
Trẻ Biếng ăn (lười ăn): Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Khắc Phục
-
Biếng ăn Tâm Lý ở Trẻ Em Anh Quỳnh - TikTok
-
Biếng ăn ở Trẻ Em - SlideShare