Trẻ Bụ Bẫm Vẫn Có Thể Bị Suy Dinh Dưỡng - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Trẻ suy dinh dưỡng thể thừa cân, béo phì phần lớn là do ăn nhiều chất đạm, chất béo, nhiều chất bột đường nhưng có sự mất cân bằng giữa các nhóm chất như ăn quá nhiều cơm, bánh mì, hoặc ăn quá nhiều bánh kẹo, uống nhiều nước ngọt… Chế độ này có thể nhiều năng lượng nhưng năng lượng lại chủ yếu nằm ở chất béo, chất bột đường.
Tăng cân vẫn còi xương
Những trẻ bị suy dinh dưỡng thể thừa cân, béo phì thì nhìn bề ngoài thấy trẻ có thể trạng bụ bẫm, béo tốt nhưng thực chất có thể trẻ đang bị thiếu canxi, vitamin D, thiếu máu, thiếu sắt, còi xương… Vì ở những trẻ này, nhu cầu về canxi, phốt pho, vitamin D cao hơn trẻ bình thường nên nếu cha mẹ không lưu ý thì có thể không đáp ứng đủ cho trẻ.
Nguyên nhân thường gặp của những trẻ suy dinh dưỡng thể thừa cân, béo phì là do trẻ uống sữa công thức mà không được bú sữa mẹ nên trẻ không được nhận canxi từ sữa mẹ; cha mẹ kiêng cữ quá kỹ, ít cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời; chế độ ăn không cân đối (cho trẻ ăn quá mặn hay quá nhiều chất đạm làm đào thải vitamin D qua nước tiểu); trẻ được ăn dặm sớm và ăn nhiều bột cũng gây tình trạng rối loạn chuyển hóa, ức chế hấp thu canxi; chế độ ăn của trẻ không cung cấp đủ chất đạm nhưng vẫn nhận đủ hoặc dư năng lượng từ chất bột đường hay chất béo; sử dụng những loại sữa không phù hợp với thể trạng của trẻ. Năng lượng dư thừa sẽ tích trữ dưới dạng mỡ gây thừa cân, béo phì.
Biểu hiện suy dinh dưỡng ở trẻ bụ bẫm
Biểu hiện thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng thể thừa cân, béo phì là trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, ra nhiều mồ hôi, tóc sau gáy rụng thành hình vành khăn, thóp mềm và chậm liền thóp, chậm mọc răng, chậm biết lẫy, bò, đi...
Nếu không điều trị kịp thời, trẻ rất dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: viêm phổi, tiêu chảy, còi xương... Đặc biệt, bệnh còi xương còn để lại những biến chứng như biến dạng lồng ngực, gù vẹo cột sống, chân vòng kiềng, khó sinh nở về sau đối với những bé gái có xương khung chậu hẹp.
Phòng ngừa như thế nào?
Để phòng chống suy dinh dưỡng thể thừa cân, béo phì cho trẻ thì cần cho trẻ bú mẹ ngay trong nửa giờ đầu sau sinh để trẻ được tận hưởng nguồn sữa non quý giá và duy trì bú sữa mẹ đến khi trẻ được 24 tháng tuổi.
Chỉ cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi, chế độ ăn dặm của trẻ phải cân đối với đủ 4 nhóm là: chất bột, chất đạm, chất béo và nhóm vitamin, khoáng chất (rau quả tươi). Tăng cường chế độ sữa và những thực phẩm giàu canxi như các chế phẩm làm từ sữa (như sữa chua, phô mai…), tôm, cua, cá (chú ý cá nhỏ ăn cả xương rất giàu canxi)…
Cho trẻ ăn uống đầy đủ đúng theo nhu cầu của lứa tuổi, ví dụ trẻ từ 1 - 3 tuổi trong một ngày sẽ cần 28 gram chất đạm, 30 - 40 gram chất béo, canxi cần khoảng 400 - 500miligram/ngày, cần bổ sung 6 - 7 miligram sắt/ngày (tương đương 100g thịt nạc, 200g rau quả tươi, 2 - 3 muỗng canh dầu mỡ, 500ml sữa/ngày).
Ngoài ra, mỗi ngày trẻ cũng cần khoảng 400 microgram vitamin A, 30 - 60 miligram vitamin C có nhiều trong các loại rau củ như: cà rốt, đu đủ, rau cải…
Đặc biệt, cần cho thêm dầu ăn vào chế độ ăn của trẻ để tăng hấp thu vitamin D (vì chất này thuộc loại hòa tan trong dầu). Hàng ngày, cần cho trẻ tắm nắng khoảng 10 - 15 phút vào buổi sáng để tiền tố vitamin D trên da trẻ sẽ được chuyển thành vitamin D, cung cấp 80% nhu cầu vitamin D mỗi ngày.
Từ khóa » Bẫm Trẻ Con
-
6 Kinh Nghiệm Nuôi Con Bụ Bẫm Không Phải Mẹ Nào Cũng Biết
-
Loạt ảnh Những Em Bé Bụ Bẫm, ăn ít Vẫn Lớn Nhanh Như 'thổi'
-
Bé Gái Bụ Bẫm Chân Tay Nần Nẫn Những Ngấn, Mẹ Tiết Lộ Bí Quyết ...
-
Shop Bé Bụ Bẫm - Đồ Dùng Cho Mẹ Và Bé
-
Trẻ Còi Xương Thể Bụ – Lý Do Vì Sao Bé Bụ Bẫm | BvNTP
-
Trẻ Bụ Bẫm, Nhiều Ngấn Coi Chừng Mắc Bệnh Michelin
-
NẾU BẠN CÓ MỘT ĐỨA CON KHÔNG MẤY BỤ BẪM! - ĐẬU ĐỎ KIDS
-
Trẻ Béo Phì Do Cha Mẹ Thích 'bụ Bẫm' - Báo Đại Đoàn Kết
-
Bấm Lỗ Tai Cho Bé: Những điều Bạn Cần Biết để Tránh Nguy Cơ Nhiễm ...
-
Có Nên Bấm Lỗ Tai Cho Trẻ Em Hay Không? - Eropi Jewelry
-
Top 5 Loại Bấm Móng Tay Cho Trẻ Sơ Sinh Tốt Và An Toàn
-
Bấm Mi Cho Trẻ Sơ Sinh
-
Shop Bé Bụ Bẫm - Giường Cũi Trẻ Em Autoru - Nâng Niu... | Facebook