Trẻ Còi Xương Phải Làm Sao? Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Chữa Trị

Nhiều người thường nghĩ trẻ còi xương là trẻ nhẹ cân, thấp hơn trẻ bình thường, suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, bệnh còi xương ở trẻ em còn xảy ra ở cả những đứa trẻ bụ bẫm do nhu cầu phốt pho và canxi của chúng cao hơn các bé khác. Vậy, làm thế nào để biết con bạn có còi xương không, nguyên nhân nào gây nên bệnh và phòng bệnh này ra sao? Mời bạn đọc tham khảo một số thông tin trong bài viết dưới đây.

Nội dung:

  • I – Bệnh còi xương ở trẻ em là gì? Hình ảnh trẻ bị còi xương
  • II – Vì sao trẻ bị còi xương? Nguyên nhân bé còi xương chậm lớn
  • III – Trẻ còi xương biểu hiện như thế nào? Dấu hiệu bé bị còi xương 
  • IV – Trẻ bị còi xương có nguy hiểm không? Hậu quả của trẻ còi xương
  • V – Trẻ còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao? Cách khắc phục trẻ còi xương
    • 1. Cách chữa còi xương cho trẻ sơ sinh
    • 2. Cách chữa còi xương cho trẻ em
    • 3. Bổ sung canxi và chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • VI – Cách phòng bệnh còi xương cho trẻ 

I – Bệnh còi xương ở trẻ em là gì? Hình ảnh trẻ bị còi xương

Hiện tượng trẻ bị còi xương là bệnh gây ra do cơ thể bị thiếu vitamin D, dẫn đến thiếu canxi làm ảnh hưởng phát triển hệ xương. Bệnh xảy ra nhiều ở trẻ dưới 3 tuổi, cao nhất ở lứa tuổi 3-18 tháng.

Theo thống kê, trong những năm gần đây, tỷ lệ còi xương ở trẻ ngày càng tăng. Theo số liệu của Bệnh viện Nhi Trung ương, cứ 100 trẻ em Việt Nam dưới 3 tuổi thì có khoảng 10 bé còi xương.

hình ảnh trẻ bị còi xương suy dinh dưỡngTrẻ còi xương là như thế nào? Hình ảnh trẻ còi xương suy dinh dưỡng

II – Vì sao trẻ bị còi xương? Nguyên nhân bé còi xương chậm lớn

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, điển hình là một số nguyên nhân chính sau:

Hiện tượng trẻ còi xương do rối loạn chuyển hóa hoặc thiếu hụt vitamin D: 

Vitamin D là vitamin tan trong chất béo và có trong thức ăn động vật như gan, cá, trứng, sữa…Vitamin D là một nhóm gồm từ D2 đến D7, trong đó 2 chất có hoạt tính mạnh nhất là D2 và D3,  D3 được tổng hợp ở các tế bào da nhờ ánh sáng tử ngoại, nếu được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì lượng D3 tạo ra đủ cho nhu cầu của cơ thể. Đó cũng là giải đáp cho thắc mắc trẻ bị còi xương là thiếu chất gì?

Vitamin D có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo xương nhờ tác dụng chuyển hoá các chất vô cơ, chủ yếu là canxi và photpho, vitamin D làm tăng hấp thu canxi và photpho ở ruột, tăng tái hấp thu canxi ở thận, tham gia vào quá trình canxi hoá sụn tăng trưởng. Để định hướng trẻ bị còi xương phải làm sao cần nắm rõ nguyên nhân này.

Nguyên nhân bé còi xương chậm lớnThiếu vitamin D là nguyên nhân chính khiến trẻ bị còi xương

Ngoài ra vitamin D còn có vai trò điều hoà nồng độ canxi trong máu, khi thiếu vitamin D, ruột không hấp thu đủ canxi và photpho, làm canxi máu giảm, khi đó canxi bị huy động từ xương ra để ổn định nồng độ canxi máu gây hậu quả trẻ còi xương, chậm lớn, chậm biết đi, chân vòng kiềng…

– Nguyên nhân còi xương ở trẻ em do chế độ ăn uống thiếu canxi, photpho, vitamin và các khoáng chất:

Ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Mẹ nên cho bé ăn đầy đủ các loại để đảm bảo dinh dưỡng cho con. Nếu trẻ lười ăn, mẹ có thể biến tấu các món ăn thành hình thù sinh động để kích thích cảm hứng ăn uống của con.

– Quá béo cũng là nguyên nhân tại sao bé bị còi xương:

Một chế độ ăn tốt cho bé không phải là giúp bé cao lớn, béo ú mà phải duy trì cho bé ăn đủ các loại dưỡng chất gồm: protein, canxi, sắt, phốt pho, kali, magie, vitamin, khoáng chất….

Việc bố mẹ cho con ăn quá nhiều đồ ăn vặt, hay nấu cháo xương ống, uống quá nhiều sữa chỉ làm trẻ phổng phao hơn các bạn cùng trang lứa chứ không khiến bé chắc khỏe, thậm chí dẫn đến trẻ còi xương thể bụ bẫm, điều này không dễ nhận biết qua hình ảnh bé còi xương với thân hình bụ bẫm.

Hình ảnh trẻ còi xương thể bụ bẫmTrẻ bụ bẫm cũng có thể bị còi xương

Tại sao trẻ bị còi xương? Do trẻ sinh đôi, sinh ba, trẻ đẻ non:

Đây là những đối tượng có sức khỏe và cân nặng không đạt chuẩn nên phụ huynh cần hết sức lưu ý trong cách chăm sóc bởi đó cũng là một trong những nguyên nhân gây còi xương ở trẻ sơ sinh.

– Khi mang thai và sau sinh, mẹ không ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi: Mang thai và sau sinh là 2 thời điểm cực kì quan trọng mà mẹ cần bồi bổ sức khỏe để con sinh ra được khỏe mạnh, cứng cáp.

Bổ sung không đủ chất, đặc biệt là canxi là nguyên nhân gây còi xương ở trẻ em và còn có nguy cơ mắc phải những căn bệnh khác.

III – Trẻ còi xương biểu hiện như thế nào? Dấu hiệu bé bị còi xương 

Một vài triệu chứng trẻ còi xương phổ biến bao gồm:

Dấu hiệu của bé còi xương thường bị rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm, ngủ hay giật mình, quấy khóc thường xuyên.

– Khi sờ vào xương sọ thấy khá mềm, bờ thóp mềm, chậm liền cũng là một dấu hiệu bé còi xương.

– Chú ý các đặc điểm răng mọc chậm, khi có răng thì hay sâu răng, gãy răng, răng lung lay,.. cũng là cách phát hiện trẻ còi xương suy dinh dưỡng.

Dấu hiệu bé bị còi xương thiếu canxiMột số dấu hiệu trẻ bị còi xương

– Trẻ còi xương biếng ăn, trẻ còi xương chậm tăng cân.

Trong trường hợp trẻ bị còi xương cấp tính: Trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu, bé bị còi xương thiếu canxi.

– Tăng sinh và biến dạng xương:

  • Xương sọ: Bướu trán, bướu đỉnh tạo cho đầu có hình “lập phương”.
  • Xương hàm: Xương hàm dưới thường chậm phát triển, hàm trên chìa ra.
  • Xương lồng ngực:
  • Khớp sụn sườn ở phía trước ngực tăng sinh phì đại tạo nên “chuỗi hạt sườn”.
  • Lồng ngực có thể bị biến dạng nhô lên ở phía trước như “ngực gà” hoặc bị lõm vào ở vùng ngang vú tạo nên ngực “hình chuông”.
  • Xương tay: Đầu dưới xương trụ, xương quay tăng sinh phì đại tạo nên “vòng cổ tay” .
  • Xương chân: Đầu dưới xương chày tăng sinh phì đại tạo thành “vòng cổ chân”.

Do xương loãng, mềm và lại phải tải gần như toàn bộ trọng lượng cơ thể cho nên hai chân của trẻ còi xương sẽ bị cong như hình chữ “O”; cơ yếu nên khi đứng chân thường dựa đầu gối vào nhau tạo nên hình chữ “X”.

  • Xương sống: Trẻ còi xương có biểu hiện gì? cong, gù vẹo cũng do cơ chế trên.

Tăng sinh và biến dạng xương là hậu quả của sự mềm xương và là những biểu hiện muộn của bệnh còi xương. 

Dấu hiệu bé còi xương chậm phát triểnMột số biểu hiện của hệ xương khi trẻ bị còi xương

Khi nhận thấy những triệu chứng còi xương ở trẻ sơ sinh, biểu hiện còi xương ở trẻ em trên đây, cha mẹ cần đưa con đi khám để có biện pháp can thiệp kịp thời.

IV – Trẻ bị còi xương có nguy hiểm không? Hậu quả của trẻ còi xương

Còi xương không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng nếu không có biện pháp khắc phục hợp lý sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hay những di chứng ảnh hưởng xấu đến ngoại hình, gây ra những tự ti mặc cảm khi trưởng thành. Những di chứng và bệnh còi xương như:

– Hậu quả của trẻ còi xương nếu không chữa bệnh sớm thì có thể gây tăng sinh và biến dạng xương như: Bướu xương sọ, bướu trán, bướu đỉnh tạo, xương hàm dưới chậm phát triển, xương hàm trên chìa ra. 

– Bên cạnh đó, tác hại của bệnh còi xương ở trẻ có thể khớp sụn sườn trước ngực sẽ tăng sinh, phì đại tạo nên chuỗi hạt sườn. Lồng ngực có thể biến dạng, dô lên phía trước như ngực gà, hoặc bị lõm vào ở ngang vú tạo nên ngực hình chuông. 

Lồng ngực biến dạng, gù, vẹo cột sống

Chân tay cong, chân vòng kiềng (chữ O) hoặc chân chữ bát (chữ X)

Khung xương chậu hẹp, gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của bé gái sau này

– Chiều cao của trẻ bị giảm, bé còi xương chậm phát triển, hạn chế chức năng hô hấp

Gây ảnh hưởng đối với hệ thần kinh, cơ do bị xương chèn ép

Trong những trường hợp nặng trẻ có thể bị tử vong do thiếu chất, trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương.

trẻ em còi xương có nguy hiểm khôngẢnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương

Đó cũng là lý do vì sao bệnh còi xương ở trẻ em cần phải điều trị sớm.

Ngoài ra, trẻ bị còi xương có chữa được không phụ thuộc vào thời điểm điều trị sớm hay muộn, mức độ bệnh của trẻ.

V – Trẻ còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao? Cách khắc phục trẻ còi xương

Việc đưa trẻ thăm khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ là rất cần thiết và nên tiến hành sớm khi phát hiện dấu hiệu trẻ còi xương suy dinh dưỡng. 

Phương pháp chẩn đoán nhận biết trẻ bị còi xương trước khi bác sỹ kết luận trẻ còi xương phải làm sao, bác sĩ sẽ kiểm tra xương của bé: 

– Hộp sọ: Những em bé còi xương thường có xương sọ mềm hơn và chậm trễ trong việc đóng thóp.

– Chân: Trẻ phát triển bình thường đôi khi vẫn có tình trạng chân vòng kiềng nhẹ. Đối với biểu hiện trẻ còi xương suy dinh dưỡng thì tình trạng này xảy ra nặng hơn.

– Ngực: Biểu hiện còi xương ở trẻ sơ sinh là có lồng ngực phát triển bất thường như không có độ cong bình thường và làm cho xương ức của bé nhô ra.

– Cổ tay và mắt cá chân: Trẻ em còi xương thường có cổ tay và mắt cá chân to hơn hoặc dày hơn bình thường.

– Các xét nghiệm khác được sử dụng để giúp chẩn đoán triệu chứng còi xương ở trẻ em bao gồm X-quang, máu và xét nghiệm nước tiểu.

Trẻ còi xương suy dinh dưỡng phải làm saoCác xét nghiệm chẩn đoán còi xương được thực hiện tại bệnh viện

Nguyên nhân của còi xương là do thiếu vitamin D nên cách chữa bệnh còi xương cho trẻ chủ yếu uống bổ sung vitamin d cho trẻ còi xương kết hợp với canxi.

Có hai hình thức bổ sung chữa còi xương ở trẻ sơ sinh là:

– Bé còi xương phải làm sao? Dùng một liều cao tức thì: 200.000 – 400.000UI dựa trên cơ sở Vitamin D sẽ dự trữ trong các mô của cơ thể, sau đó được giải phóng dần theo nhu cầu của cơ thể.

Nếu trẻ không được chăm sóc chu đáo hay không có điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế, nên dùng liều cao cách nhau một thời gian.

Từ 6 – 18 tháng cứ 6 tháng uống 1 liều 200.000UI. Từ 18-60 tháng dùng liều duy nhất vào đầu mỗi mùa đông trong năm.

– Dùng liều sinh lý hàng ngày để đảm bảo an toàn, tránh ngộ độc: Nếu trẻ được chăm sóc chu đáo thì dùng vitamin D liều hàng ngày là tốt nhất.

Bên cạnh đó, trẻ còi xương làm thế nào cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp sau:

1. Cách chữa còi xương cho trẻ sơ sinh

– Tắm nắng hàng ngày trị còi xương cho trẻ sơ sinh: Để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ).

Về mùa đông không có ánh nắng, nếu có dấu hiệu còi xương ở trẻ sơ sinh nên cho trẻ đi tắm điện ở khoa vật lý liệu pháp tại các bệnh viện. 

Trẻ bị còi xương phải làm saoTắm nắng cho trẻ đúng cách để phòng và khắc phục bệnh còi xương

Dưới da có sẵn các tiền vitamin D là 7 dehydrocholesterol, dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời các tiền vitamin sẽ bị hoạt hóa chuyển thành vitamin D.

Cách điều trị còi xương cho trẻ sơ sinh bằng bổ sung vitamin D tự nhiên có tác dụng điều hòa chuyển hóa và hấp thu canxi, photpho, ánh nắng mặt trời phải được chiếu trực tiếp trên da mới có tác dụng, nếu qua lần vải thì sẽ còn rất ít tác dụng. Đó chính là lý do vì sao trẻ còi xương nên tắm nắng?

Điều trị còi xương cho trẻ sơ sinh sản phẩm bổ sung vitamin D: Sữa mẹ chỉ chứa một lượng nhỏ vitamin D, vì vậy bé bú sữa mẹ nên được bổ sung 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D hàng ngày. Kể cả khi không có dấu hiệu bị còi xương ở trẻ sơ sinh vẫn nên bổ sung vitamin D cho trẻ.

– Trẻ nên bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu và mẹ cần ăn uống đủ chất đặc biệt là các thực phẩm giàu canxi cho bé, vitamin, các khoáng chất,… là giải pháp phòng, chăm sóc trẻ bị còi xươngcách khắc phục trẻ bị còi xương.

2. Cách chữa còi xương cho trẻ em

– Cho trẻ uống vitamin D 4000 UI/ngày trong 4 – 8 tuần, trong trường hợp trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5.000 – 10.000 UI/ngày trong 1 tháng, hoặc cho trẻ tiêm vitamin D 200.000 UI/uống, 3 tháng tiêm nhắc lại một lần trong năm đầu tiên.

vitamin d cho trẻ còi xương suy dinh dưỡngCho trẻ uống vitamin D đúng liều lượng

– Cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi.

– Cho trẻ ăn bổ sung các loại thức ăn cho bé bị còi xương có chứa nhiều canxi như sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày.

– Cho dầu mỡ vào cháo cho bé bị còi xương: Vì vitamin D là loại tan trong dầu, nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn sẽ có nguy cơ gặp phải dấu hiệu bệnh còi xương ở trẻ em.

3. Bổ sung canxi và chế độ dinh dưỡng hợp lý

Các dấu hiệu của bệnh còi xương ở trẻ thường do thiếu vitamin D thường thiếu cả canxi vì thế cần cho trẻ uống thêm cả canxi.

Liều lượng và thời gian dùng viên uống cho trẻ còi xương cần theo chỉ định của bác sỹ, vì uống không đúng có thể gây ngộ độc vitamin D.

Trong một số trường hợp uống quá liều và kéo dài sẽ làm tăng canxi máu và vôi hóa mạch máu gây sỏi thận. 

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ là phù hợp với từng giai đoạn phát triển, phù hợp với độ tuổi, cơ địa của trẻ. Cùng với đó là sự phân bổ dinh dưỡng đều, chế biến thức ăn và ăn uống khoa học.

Cần đảm bảo trẻ ăn thức ăn có chứa vitamin D hoặc đã được bổ sung vitamin D, chẳng hạn như dầu cá, cá béo (cá hồi, cá mòi, cá ngừ), nấm hương, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, bánh mì, sữa, nước cam,… cũng là cách chữa trị còi xương cho trẻ.

Cách chữa còi xương cho trẻ sơ sinhBé còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao? Bổ sung thực phẩm chứa canxi và vitamin D cho trẻ

(→ Nên đọc: Trẻ còi xương nên ăn gì? Món ăn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng)

VI – Cách phòng bệnh còi xương cho trẻ 

Để phòng chống còi xương cho trẻ, nên cho trẻ tắm nắng mỗi ngày 15 phút. Nên tắm nắng vào khoảng 6 rưỡi – 8 rưỡi sáng và 4h-5 rưỡi chiều. Vào mùa đông không có nắng, có thể cho trẻ tắm điện ở khoa vật lý trị liệu. 

Khi tắm nắng mặc áo mỏng, không nên đi tất chân và để ánh nắng chiếu thẳng vào người. Bên cạnh đó, nên cho trẻ tăng cường uống vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Bổ sung đầy đủ canxi, sắt, vitamin và khoáng chất cho trẻ từ thực phẩm hàng ngày để giúp trẻ tăng sức mạnh của xương cũng như tăng sức đề kháng là cách phòng chống bệnh còi xương ở trẻ em.

– Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Khi đến tuổi ăn dặm, nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi như cá, tôm, trứng, cua, rau xanh, đậu, sữa, sữa chua, phô mai…cho trẻ.

Mẹ nên nhớ, không nên cho trẻ ăn nhiều đồ béo mà hãy cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng để phòng chống bệnh còi xương cho trẻ.

– Khi mang thai và sau sinh, mẹ cần ăn uống đầy đủ các chất, đặc biệt là canxi để bé phát triển vững chắc hơn sau khi ra đời là cách phòng chống còi xương ở trẻ.

Người mẹ cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Có thể uống vitamin D một lần duy nhất khi thai được 7 tháng với liều 200.000UI.

Bé còi xương suy dinh dưỡng phải làm saoMẹ bầu và sau sinh cần chú ý bổ sung đủ canxi và vitamin D

– Với trẻ nhỏ, mẹ có thể uống canxi NextG Cal sau đó cho con bú cũng là một cách chống còi xương ở trẻ sơ sinh. Với trẻ lớn thì mẹ có thể cho trẻ uống trực tiếp.

Lưu ý việc bổ sung Canxi cho trẻ nhất thiết phải có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

Canxi NextG Cal là loại canxi có nguồn gốc hữu cơ, rất an toàn cho mẹ sau sinh và dễ hấp thu. Đồng thời sản phẩm có chứa vitamin D3 giúp tăng hấp thu canxi và vitamin K1 giúp canxi được định hướng vào xương.

Từ đó canxi được hấp thu tối ưu, giúp mẹ giảm đau lưng do thiếu canxi hiệu quả, phòng nguy cơ loãng xương ở mẹ, thiếu canxi ở con.

* Số giấy xác nhận quảng cáo NextG Cal: 2/2019/XNQC-QLD

Trên đây là những thông tin về bệnh học còi xương ở trẻ em, làm rõ nguyên nhân, những biểu hiện của trẻ bị còi xương, cách điều trị còi xương ở trẻ em, cách phòng chống trẻ bị còi xương

Có thể thấy, bệnh còi xương ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới cả ngoại hình của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ cần theo dõi và có những biện pháp phòng tránh, trị bệnh còi xương ở trẻ sớm.

Nếu cần tư vấn thêm về bệnh còi xương ở trẻ hay tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm NextG Cal bạn có thể để lại bình luận cuối bài viết, đặt câu hỏi trong khung chat hoặc gọi tới tổng đài 1800 1125 (miễn phí cước gọi) để được dược sỹ tư vấn nhé.

3/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Hình ảnh Bé Còi Xương