Trẻ Còi Xương Thể Bụ - Lý Do Vì Sao Bé Bụ Bẫm - Bệnh Viện Thu Cúc

Ngày càng nhiều trẻ nhỏ bụ bẫm, xinh xắn nhưng đến khi kiểm tra phát hiện bé bị còi xương. Thủ phạm mang tên “Trẻ còi xương thể bụ” – Cái tên này phần nào nói lên tình trạng sức khỏe hiện tại của con. Để tìm hiểu lý do vì sao trẻ bụ bẫm mà vẫn còi xương, mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo bài viết sau đây.trẻ còi xương thể bụ vì sao

Menu xem nhanh:

Toggle
  • Trẻ còi xương thể bụ: gánh nặng ĐÈ lên hệ xương khớp non nớt của con
  • Làm gì Để con phát triển cứng cáp

Trẻ còi xương thể bụ: gánh nặng ĐÈ lên hệ xương khớp non nớt của con

Có nhiều trẻ nhỏ trông bên ngoài bụ bẫm, nhưng đến khi kiểm tra mới phát hiện con bị còi xương. Nhiều phụ huynh không hiểu vì sao trẻ ăn tốt, cơ thể mập mạp vậy mà vẫn còi xương.

Chuyên gia lý giải điều trên như sau: còi xương là bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D, hoặc do rối loạn chuyển hóa vitamin D trong cơ thể khiến xương của bé chậm phát triển hơn so với bình thường. Trẻ còi xương thể bụ, mặc dù nhìn bề ngoài cân nặng của con có vẻ dư thừa, bé bụ bẫm nhưng phần lớn lại bị thiếu hụt vitamin D, canxi. Điều này có thể do chế độ dinh dưỡng của bé không đủ chất, đặc biệt là vitamin D, canxi,… Điều này có thể hiểu tương tự như suy dinh dưỡng thể phì (béo phì mà vẫn thiếu chất) bởi bé ăn nhiều nhưng chưa đủ chất.

trẻ còi xương thể bụ gây áp lực lên hệ xương khớp

Ngoài ra, những trẻ dư cân nhu cầu canxi, phospho, vitamin D thường cao hơn so với  trẻ bình thường vì lúc này để chống đỡ cơ thể mập mạp của con thì bộ xương của bé cần được bổ sung phù hợp. Nếu không bổ sung hợp lý, số cân nặng dư thừa sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ thống xương non nớt của trẻ.

Bên cạnh đó, chế độ ăn không cân đối (quá mặn hay quá nhiều chất đạm làm đào thải vitamin D qua nước tiểu), trẻ không được bú mẹ đầy đủ cũng dễ bị còi xương. Những trẻ ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng cũng gây tình trạng loạn chuyển hóa, ức chế hấp thu calci, làm cho tình trạng thiếu canxi trở nên trầm trọng hơn.

Trẻ còi xương thể bụ nếu không được điều trị kịp thời, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, tiêu chảy, suy dinh dưỡng. Đồng thời lâu dài dẫn đến các bệnh cơ xương khớp, thoái hóa khớp, gù vẹo cột sống, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến việc sinh đẻ sau này đối với bé gái do bị hẹp khung chậu.

Làm gì Để con phát triển cứng cáp

khắc phục trẻ còi xương thể bụ

Bổ sung canxi nhưng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhi. Lạm dụng canxi có thể dẫn đến các bệnh như sỏi thận,… Nên bổ sung canxi cho trẻ thông qua chế độ ăn uống hàng ngày, khi cần thiết bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc uống bổ sung canxi, mẹ không nên tự ý mua bên ngoài về bổ sung cho con.

Bổ sung vitamin D hàng hàng cho bé bằng 2 cách: tắm nắng hoặc sử dụng vitamin D tổng hợp. Cần cần lưu ý sử dụng vitamin D tổng hợp phải dùng đúng liều lượng, không thừa, không thiếu.

Giảm cân với những trẻ dư cân, vì cân nặng tỷ lệ thuận với nhu cầu canxi trong cơ thể. Nếu bé thừa cân mà không được bổ sung canxi hợp lý, điều này làm tăng gánh nặng lên bộ xương của con, về lâu dài gây ra các bệnh cơ xương khớp,…

Cho bé bú mẹ sớm ngay trong nửa đầu giờ để tận dụng sữa non. Nên duy trì bú mẹ đến khi trẻ được 18-24 tháng tuổi. Từ 6 tháng trở đi mới nên cho trẻ ăn dặm, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ 300ml sữa/ngày và tăng cường các thực phẩm giàu calci như các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, cá…

Nên cho trẻ đi khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng sức khỏe của con. Bổ sung các chất dinh dưỡng mà bé đang thiếu hụt để giúp con khỏe mạnh, phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần.

Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, từng công tác tại các bệnh viện lớn như: Viện E,  Xanh-Pôn, Thanh Nhàn, Nhi Trung ương,… Các bác sĩ giàu kinh nghiệm, thăm khám tận tình – hạn chế kháng sinh. Hệ thống xét nghiệm, máy móc, chẩn đoán hình ảnh tân tiến. Cơ sở vật chất hiện đại – đầy đủ tiện nghi. Phòng khám bệnh sạch sẽ. Khanh toán BHYT và bảo hiểm bảo lãnh. Phục vụ chu đáo tất cả các ngày trong tuần.

Từ khóa » Hình ảnh Con Còi Cọc