Trẻ Em Bị Táo Bón Uống Gì? Thuốc Chữa Táo Bón ở Trẻ Em - PQA
Có thể bạn quan tâm
Táo bón ở trẻ em và các cấp độ táo bón ở trẻ
Trẻ em là đối tượng chiếm tỷ lệ bị táo bón lớn nhất trong các đối tượng. Một số khảo sát cho thấy khoảng ⅓ trẻ em từ 4-7 tuổi bị táo bón, 5% học sinh tiểu học bị táo bón lâu ngày kéo dài, táo bón cũng xảy ra cả ở trẻ sơ sinh đang bú mẹ.
Trẻ em bị táo bón uống thuốc gì?
5 cấp độ táo bón ở trẻ
Để chủ động trong việc điều trị táo bón và phòng ngừa, bố mẹ cần nắm được mức độ táo bón ở trẻ như sau:
- Cấp độ 1: Đầu phân khô nên khi đi vệ sinh ban đầu con có hơi khó chịu và sợ sệt.
- Cấp độ 2: Lổn nhổn như phân dê bé sẽ thường phải rặn, dùng lực nhiều khi đi vệ sinh nên thường bị đỏ mặt.
- Cấp độ 3: Khuôn to, nứt kẽ con sẽ cảm thấy đau rát sau khi đi vệ sinh, khóc quấy và bắt đầu có tâm lý sợ đi vệ sinh.
- Cấp độ 4: Phân khô, vón cục có thể gây chảy máu sau khi đi vệ sinh thậm chí làm nứt kẽ hậu môn.
- Cấp độ 5: To, cứng, dính máu khiến bé sợ hãi, đau rát mỗi khi đi vệ sinh. Tình trạng táo bón kéo dài nhiều ngày này sẽ khiến trẻ lười ăn, sụt cân, suy dinh dưỡng, chậm phát triển
Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ
Hiểu được nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em cũng là cách giúp bố mẹ có thể bảo vệ được sức khỏe cho con tốt hơn. Tình trạng táo bón ở trẻ có thể xuất hiện do các nguyên nhân sau:
- Yếu tố dinh dưỡng: Chế độ ăn uống của trẻ thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất khiến phân khô cứng và khó đào thải.
- Thói quen nhịn đi tiểu: Ở trẻ nhỏ thói quen không tốt này xảy ra thường xuyên bởi trẻ nhỏ còn ham chơi, nhịn đi vệ sinh hoặc ngại đi tiểu trong các nhà vệ sinh công cộng, trường học.
- Sữa công thức không phù hợp: Trẻ nhỏ thường được bổ sung chất dinh dưỡng từ sữa công thức. Tuy nhiên không phải loại sữa nào cũng phù hợp với trẻ, sữa công thức chứa quá nhiều thành phần dinh dưỡng có thể gây táo bón ở trẻ.
- Ít vận động: Một số trẻ ít vận động, ăn nhiều đồ chiên rán có thể gây táo bón do đường ruột trở nên kém hoạt động
- Tác dụng phụ của thuốc Tây: Một số loại thuốc dành cho bé có thể dẫn tới táo bón như thuốc ho, thuốc chống co giật, thuốc dị ứng,...
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non yếu, chưa hoàn thiện như người lớn nên việc con bị táo bón cũng thường xuyên hơn. Nhưng nếu như tình trạng này xuất hiện liên tục, con thường xuyên bị táo bón, khóc quấy, khó chịu mà lại không cải thiện tình trạng táo bón nhanh chóng sẽ gây nên táo bón lâu ngày và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Đại tiện ra máu: Mức độ chảy máu phụ thuộc vào sự ổn định của niêm mạc và độ sắc, rắn của phân. Thường xuyên có máu trong phân, hoặc tệ hơn, có thể thấy xuất hiện tình trạng máu nhỏ giọt sau mỗi lần đại tiện. Điều này dễ khiến tâm lý trẻ sợ hãi khi đi vệ sinh.
- Nứt kẽ hậu môn: Phân lớn hơn khả năng co giãn của hậu môn có thể gây ra các vết nứt hậu môn. Khi nứt kẽ hậu môn sẽ gây đau đến nỗi đứa trẻ không thể đi vệ sinh được.
- Đau bụng dưới rốn: Trẻ bị táo bón lâu ngày muốn đi tiêu nhưng không phân được. Kìm hãm thức ăn trong thời gian dài khiến bụng ấm, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
- Trĩ nội, trĩ ngoại: Đây là một trong những biến chứng thường gặp khi trẻ bị táo bón. Phân khô cứng khiến trẻ phải rặn mạnh mỗi khi đi vệ sinh. Điều này cản trở quá trình lưu thông máu, khiến máu dồn đọng lại và hình thành nên các búi trĩ.
- Tắc ruột: Mức độ táo bón ở trẻ cũng có thể gây tắc ruột. Với các biểu hiện không thể đại tiện, chướng bụng, không xì hơi, đau bụng từng cơn và các biểu hiện khác. Cha mẹ cần quan sát những biểu hiện của trẻ và phát hiện kịp thời
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón
Các biến chứng này đều ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ nhỏ, gây cản trở tới sự phát triển toàn diện của con, nhất là nếu con bị biến chứng tắc ruột, hay ung thư trực tràng do tình trạng phân ứ đọng lâu ngày thì còn gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng. Ngay khi thấy con có biểu hiện bị táo bón thì bố mẹ cần đưa con tới bệnh viện để thăm khám và cho con sử dụng thuốc chữa táo bón cho trẻ đúng với chỉ định của bác sĩ.
> Xem thêm: 15 cây thuốc nam hỗ trợ trị táo bón được nhiều người sử dụng hiệu quả
Các loại thuốc trị táo bón cho trẻ
Các loại thuốc táo bón cho trẻ em được dùng phổ biến hiện nay có thể kể tới:
1. Thuốc trị táo bón tạo khối
Loại thuốc này thường có tác dụng bổ sung chất xơ, hỗ trợ cải thiện táo bón từ bên trong. Thuốc táo bón tạo khối thường là các hợp chất thiên nhiên như thạch, cám lúa mì, gôm sterculia,... hoặc các hợp chất bán tổng hợp methyl cellulose.
Giống như tác dụng của chất xơ không hòa tan, thuốc tạo khối hút nước và trương nở để tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột. Nhờ đó làm mềm phân và khiến phân thải ra ngoài.
Ưu điểm:
- Có thành phần chính là Polysaccharide: Fybogel, Methylcellulose,…
- Tăng chất xơ, hút nước, tăng chất nhầy trong phân
- Thời gian thuốc bắt đầu có tác dụng từ 12 đến 24 giờ
- Có thể sử dụng được cho cả người bị viêm ruột, bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích và trẻ sơ sinh bị táo bón
Nhược điểm:
- Tác dụng phụ có thể xảy ra: đầy hơi, co thắt dạ dày và tiêu chảy,…
- Có thể gây ra một số vấn đề không mong muốn như gây táo bón ngược và tắc nghẽn ruột
Một số dòng thuốc tham khảo:
- Inuline,
- Fructo-oligosaccharides,
- Galacto-oligosaccharides,
- Psyllium,
- Polycarbophil
- Methylcellulose,..
2. Thuốc làm mềm phân
Thuốc làm mềm phân được sử dụng bằng cách bơm trực tiếp vào hậu môn qua trực tràng, kích thích nhu động ruột, làm mềm phân. Thuốc được coi là an toàn cho trẻ nhỏ nhưng không nên dùng quá thường xuyên bởi có thể gây tổn thương cho hậu môn cũng như làm giảm phản xạ muốn đi vệ sinh tự nhiên ở trẻ.
Ưu điểm:
- Thành phần chính là muối của docusate
- Tăng khả năng thấm nước vào khối phân, làm mềm phân
- Thời gian thuốc làm mềm phân bắt đầu có tác dụng từ 24 đến 72 giờ
Nhược điểm:
- Tác dụng chậm, ít hiệu quả
Một số dòng thuốc tham khảo:
- Pedia – Lax,
- Ausagel 100mg của Me-AusPharm,…
> Xem thêm: Có nên dùng thuốc bơm hậu môn chống táo bón hay không?
3. Thuốc trị táo bón thẩm thấu
Đây là loại thuốc táo bón cho trẻ có chức năng giảm hấp thụ nước ở thành ruột và tăng nước trong lòng ruột cho quá trình bài tiết, giúp phân mềm hơn và dễ dàng đào thải ra ngoài.
Ưu điểm:
- Thành phần chính là muối nhuận tràng, Polyalcohol không hấp thu, Polyethylene glycol
- Tăng hấp thụ nước vào trong lòng ruột, tăng động ruột, bôi trơn ruột kết giúp đẩy phân ra ngoài
- Thời gian thuốc bắt đầu có tác dụng từ 15 đến 30 phút đối với thuốc bơm trực tràng/hậu môn, và 1 đến 4 giờ đối với thuốc uống.
Nhược điểm:
- Theo thông tin cảnh báo từ FDA, trong một số trường hợp hiếm gặp, việc sử dụng quá nhiều các sản phẩm natri phốt phát (nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu) có thể gây tổn thương đến tim và thận nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Đặc biệt, trẻ em, người cao tuổi và người có vấn đề về tim hoặc thận nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu này.
Một số dòng thuốc tham khảo:
- Lactulose (Duphalac),
- Sorbitol (Sorbitol)
Không nên lạm dụng thuốc trị táo bón cho trẻ
4. Thuốc nhuận tràng kích thích
Ưu điểm:
- Thành phần chính là Bisacodyl, Natri Picosulphat, Senna
- Kích thích tăng nhu động ruột
- Thời gian thuốc táo bón phát tác dụng bắt đầu từ 6 đến 12 giờ
Nhược điểm:
- Dễ gây tác dụng phụ khi dùng trong thời gian dài như đau bụng, rối loạn nước và chất điện giải – hạ kali máu, mất trương lực ruột.
Một số dòng thuốc tham khảo:
- BisacodylDHG,
- Bisalaxyl,
- Bisalaxyl 5mg,
- Bisacodyl 5mg,…
5. Sử dụng thuốc Đông y đẩy lùi táo bón an toàn cho trẻ
Bên cạnh việc sử dụng các loại tân dược để hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ thì các bậc phụ huynh cũng nên tham khảo các thuốc chống táo bón cho trẻ em của Đông y. Các bài thuốc Đông y có sự an toàn với hiệu quả
Ưu điểm:
- Tính an toàn cao với các thành phần từ thảo dược tự nhiên lành tính
- Mang lại hiệu hiệu quả đẩy lùi táo bón đặc biệt là hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính bởi thuốc tác động theo nguyên tắc tiêu diệt vào gốc căn nguyên gây bệnh, thiết lập trạng thái cân bằng Ngũ Hành và Âm Dương trong cơ thể
- Thuốc thường gia thêm các vị bổ nên người bệnh sẽ thấy khỏe mạnh hơn, sức đề kháng tốt hơn sau khi sử dụng sản phẩm.
Nhược điểm:
- Đun sắc kỳ công
- Cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới hiệu quả đẩy lùi triệt để bệnh
Sản phẩm đánh bay táo bón cho trẻ tốt nhất hiện nay từ thảo dược được các mẹ chọn tin tưởng sử dụng và đánh giá cao chính là dòng sản phẩm PQA Nhuận Tràng của Dược phẩm PQA.
PQA Nhuận Tràng giúp con đại tiện dễ dàng, đại tiện tự chủ không gây đau bụng ngay sau khi sử dụng. Đây là dòng sản phẩm được nghiên cứu phát triển hoàn toàn từ bài thuốc đặc trị táo bón cổ của Thánh y Hải Thượng Lãn Ông “Lục vị địa hoàng hoàn” đã được bào chế thành dạng siro và dạng cốm hòa tan có vị dịu ngọt dễ dùng, độ thẩm thấu nhanh vô cùng an toàn sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Sản phẩm là sự phối kết hợp của loại dược thảo được coi là “thánh dược trị táo” bón gồm: Huyền Sâm tác động trực tiếp vào thành ruột kích thích co thắt trương lực cơ để đẩy phân tắc nghẽn ra bên ngoài. Mạch Môn kết hợp cùng Sinh Địa nâng cao tác dụng sinh tân dịch bổ trợ bôi trơn đường ruột giúp đi ngoài dễ dàng hơn. Đặc biệt PQA Nhuận Tràng còn gia thêm vị Bạch Linh để giảm nhanh chứng đầy chướng bụng cho những người đang bị táo bón.
Từ sự kết hợp hoàn hảo đó, PQA Nhuận Tràng giúp các bé có thể:
|
So với các loại thuốc táo bón ở trẻ em trên thị trường, PQA Nhuận Tràng chiếm lợi thế về sự an toàn. Con có thể hoàn toàn tự chủ đại tiện, không gây đau bụng, phân khuôn đẹp không cần dùng sức rặn, không gây đau rát, không chảy máu khi đại tiện. Từ đó cũng hạn chế việc sợ đại tiện hay tâm lý nhịn đại tiện ở trẻ.
Sản phẩm Nhuận Tràng PQA được sản xuất theo chu trình khép kín trong nhà máy đạt chuẩn GMP, bảo quản trong kho GSP, do Bộ Y tế cấp phép và lưu hành trên toàn quốc. Được cấp giấy chứng nhận đã đăng ký với FDA Hoa Kỳ.
Để được tư vấn thêm về liệu trình sử dụng tương ứng với tình trạng bệnh mà con đang gặp phải bố mẹ hãy liên hệ trực tiếp tới tổng đài 0818.288.717 chuyên gia sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.
> Xem ngay: Chuyên gia Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng đánh giá về PQA Nhuận Tràng
Cách chăm sóc trẻ khi bị táo bón
Để chọn được thuốc trị táo bón phù hợp cho trẻ, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng táo bón của bé, nguyên nhân cũng như liệu trình điều trị cụ thể.
Bên cạnh điều trị táo bón bằng các loại thuốc, các mẹ có thể cải thiện táo bón bằng cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho con. Chế độ ăn nhiều chất xơ, bổ sung rau xanh, hoa quả, uống đủ nước, ăn sữa chua,... Tạo các thói quen lành mạnh như đi vệ sinh đúng giờ, không nhịn đi tiêu, vận động thường xuyên, hạn chế sử dụng các loại thuốc tây gây dị ứng, ức chế tiêu hóa,...
Ngoài ra, các bậc phụ huynh có thể tham khảo cách làm giảm tình trạng táo bón cho con bằng cách thực hiện một số động tác như:
- Xoa bụng cho trẻ từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện mỗi ngày 3-4 lần vào khoảng thời gian giữa 2 bữa ăn
- Thực hiện bài tập đạp xe đạp cho con bằng cách giữa 2 đầu gối của trẻ nhẹ nhàng, gấp chân phải từ từ về phía vai phải sau đó duỗi thẳng chân và gấp chân trái về phía vai trái theo cách tương tự
- Tập cho con thói quen đi vệ sinh đúng giờ
- Trong trường hợp con bị nứt kẽ hậu môn thì cần phải vệ sinh sạch sẽ hậu môn cho con sau mỗi lần đi vệ sinh và bôi thuốc theo chỉ định để tránh xảy ra tình trạng viêm nhiễm.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi trẻ em bị táo bón uống thuốc gì. Các mẹ hãy chọn cho mình loại thuốc phù hợp cho bé, nhanh chóng điều trị táo bón để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé cũng như các biến chứng nguy hiểm.
Nếu mẹ còn đang gặp khó khăn trong vấn đề nuôi dạy trẻ như: lười ăn, chậm lớn, còi cọc, rối loạn tiêu hóa, trẻ hay ốm vặt...Thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0818 288 717 hoặc để lại thông tin ở phần Trò chuyện (dưới góc phải màn hình), Dược sĩ PQA sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.
Tìm kiếm trên mạng cả ngày không bằng nghe CHUYÊN GIA tư vấn 10 phút!!!
Có thể bạn quan tâm:
- Đánh giá của người tiêu dùng sau khi sử dụng PQA Nhuận Tràng
Từ khóa » Thuốc Chữa Bệnh Táo Bón ở Trẻ Em
-
10 Loại Thuốc Trị Táo Bón Cho Trẻ Tốt Nhất, Dễ Sử Dụng
-
Bé Bị Táo Bón Nên Uống Thuốc Gì? | Vinmec
-
Bé Bị Táo Bón Nên Uống Thuốc Gì để Nhanh Khỏi Nhất?
-
Trẻ Em Bị Táo Bón Uống Thuốc Gì Cho Nhanh Khỏi?
-
Top 5 Loại Thuốc Trị Táo Bón Cho Bé được Khuyên Dùng - Nutrihome
-
Điều Trị Chứng Táo Bón ở Trẻ Em - Bệnh Viện Nhi Trung Ương
-
CÁC LƯU Ý KHI CHĂM SÓC TRẺ TÁO BÓN
-
Các Phương Pháp điều Trị Táo Bón Trẻ Em - GS.TS. Nguyễn Khánh ...
-
Dùng Thuốc Trị Táo Bón ở Trẻ Em - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Trẻ Bị Táo Bón Nên Uống Thuốc Gì Hiệu Quả, An Toàn? | Huggies
-
ÁP DỤNG NGAY 10 Cách Trị Táo Bón Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả
-
Những Cách Trị Táo Bón Cho Trẻ 2 Tuổi đơn Giản Và Hiệu Quả Nhất
-
9 Cách Chữa Trị Táo Bón ở Trẻ Em Hữu Hiệu Mẹ Nên áp Dụng