Trẻ Em Và Mạng Xã Hội – Sử Dụng Thế Nào Cho đúng? - VNKid

Mạng xã hội ngày càng phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của rất nhiều người, trong đó có cả trẻ nhỏ. Có không ít bậc phụ huynh cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử, mạng xã hội ngay từ khi còn nhỏ tuổi. Điều này mang lại cả hai mặt tích cực và tiêu cực đối với nhận thức của trẻ. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không chỉ dạy con cách sử dụng mạng xã hội đúng và an toàn sẽ dẫn đến những tác hại vô cùng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu rõ hơn về chủ đề trẻ em và mạng xã hội qua những thông tin chia sẻ ở bài viết dưới đây nhé.

  • Những cách phòng chống cận thị ở trẻ em
  • Mẹo dạy trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định khi ở nhà

Table of Contents

Toggle
  • Thực trạng trẻ em sử dụng mạng xã hội hiện nay
  • Trẻ em và mạng xã hội – Những mối nguy tiềm tàng
    • Tác động xấu về sức khỏe
    • Ảnh hưởng tiêu cực đến việc học
    • Nguy cơ cao trẻ bị lừa đảo
  • Hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng xã hội hiệu quả và an toàn
    • Bảo mật các thông tin cá nhân
    • Suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ bất kỳ điều gì
    • Ứng xử một cách văn minh trên mạng xã hội
    • Giới hạn thời gian sử dụng phù hợp
    • Nhận biết những dạng lừa đảo qua mạng
  • Phương pháp giám sát trẻ em sử dụng mạng xã hội
  • Các hoạt động khác để trẻ giảm thời gian sử dụng mạng xã hội

Thực trạng trẻ em sử dụng mạng xã hội hiện nay

Ngày nay, có rất nhiều bậc phụ huynh đăng thông báo việc mang thai và quá trình sinh nở lên mạng xã hội. Thậm chí còn thiết lập trang có nhân riêng cho con dù bé vẫn chưa chào đời để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn khi làm mẹ.

Vì thế, không ngạc nhiên khi trẻ nhỏ cũng đang bị thút hút vào Facebook, Youtube, Tiktok… Các bậc phụ huynh thường nghĩ rằng mạng xã hội là vấn đề của lứa tuổi thanh thiếu niên và trẻ nhỏ chỉ thích chơi game hoặc xem video.

Hiện nay tỷ lệ trẻ nhỏ sử dụng mạng xã hội ngày một tăng cao
Hiện nay tỷ lệ trẻ nhỏ sử dụng mạng xã hội ngày một tăng cao

Nhưng thực tế, theo khảo sát trên 1.000 gia đình thì có gần một nửa trẻ em từ 5 đến 8 tuổi biết truy cập vào các trang mạng xã hội và ⅕ trẻ dùng điện thoại có tài khoản riêng.

Trong đó có nhiều trẻ 5 tuổi bị thu hút bởi game online với những người chơi thực sự hơn là chơi ngoại tuyến và các bé cũng thích xem chơi game trên kênh Youtube. Ngoài ra, các bạn trẻ nhỏ còn cảm thấy hào hứng kết nối với bạn bè trên Instagram và Tiktok hơn Facebook. Nguyên nhân là vì các bé cho rằng, Facebook chỉ dành cho người già.

Có thể không phải là vấn đề lớn khi một đứa trẻ 6 tuổi xin được chơi game online với bạn bè. Tuy nhiên, việc mở cánh cửa cho trẻ đến với thế giới trên mạng xã hội có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường. Chính vì vậy mà các chuyên gia giáo dục luôn khuyến cáo đến các bậc phụ huynh nên hạn chế trẻ nhỏ tiếp xúc với mạng xã hội.

Trẻ em và mạng xã hội – Những mối nguy tiềm tàng

Cụ thể những tác hại của mạng xã hội đối với trẻ em nếu sử dụng không đúng cách như sau:

Tác động xấu về sức khỏe

Trẻ em và mạng xã hội là đề tài nghiên cứu của nhiều chuyên gia y tế trong những năm gần đây. Bởi, mạng xã hội gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Cụ trẻ, tỷ lệ trẻ em gặp các vấn đề về mắt và cột sống có xu hướng ngày một gia tăng.

Mạng xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ
Mạng xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ

Khi trẻ dành nhiều thời gian sử dụng mạng xã hội, các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao ít được các bé quan tâm hơn. Nếu dùng thiết bị điện tử liên tục, trẻ rất dễ bị cận thị, béo phì, mất ngủ, nghiêm trọng hơn là mắc bệnh gù lưng do ngồi sai tư thế.

Ảnh hưởng tiêu cực đến việc học

Mọi xã hội có sức hút rất lớn đối với con người, đặc biệt là độ tuổi trẻ nhỏ. Bởi vì, mạng xã hội mang tới nhiều thông tin mới lạ và có thể dễ dàng kết nối với người thân, bạn bè trên toàn thế giới. Chính điều này đã khiến trẻ em dần trở nên nghiện mạng xã hội, bỏ bê việc học tập. Về lâu dài, tình hình học hành của trẻ bị sa sút, thậm chí còn hình thành tâm lý bỏ học ở các bé.

Trẻ có thể bị nghiện mạng xã hội mà lơ là việc học
Trẻ có thể bị nghiện mạng xã hội mà lơ là việc học

Nguy cơ cao trẻ bị lừa đảo

Thực tế, mạng xã hội là nơi hoạt động mạnh của nhiều đối tượng lừa đảo. Trẻ nhỏ lại là thành phần còn non nớt, thậm chí là gần như không có kiến thức cũng như kỹ năng sống, cho nên rất dễ trở thành mục tiêu của kẻ xấu. Nếu trẻ không biết cách cảnh giác thì rất dễ bị dụ dỗ, trở thành nạn nhân của những vụ bắt cóc, tống tiền hay bị đánh cắp thông tin.

Hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng xã hội hiệu quả và an toàn

Hiểu được sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với trẻ em nên nhiều bậc phụ huynh cấm tuyệt đối con sử dụng thiết bị điện tử. Tuy nhiên, điều này rất dễ phản tác dụng vì trẻ nhỏ thường thích khám phá, có tính tò mò cao.

Việc mà bố mẹ càng cấm càng kích thích, khiến trẻ lén dùng mạng xã hội hơn. Do đó, thay vì cấm con thì các bậc phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ sử dụng mạng xã hội sao cho an toàn, đúng cách và có văn hóa.

Bố mẹ nên chỉ dạy con cách sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh
Bố mẹ nên chỉ dạy con cách sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh

Bảo mật các thông tin cá nhân

Các thông tin về tên tuổi, trường lớp, địa chỉ nhà, ảnh… là những thông tin cá nhân cần được bảo mật tuyệt đối và không nên chia sẻ trên mạng xã hội. Bố mẹ cũng nên hướng dẫn trẻ cách bảo mật tài khoản 2 lớp để tránh bị lấy cắp thông tin tài khoản phục vụ cho mục đích xấu.

Đối với trẻ còn nhỏ, những bài mà bé đăng trên mạng xã hội cần được hạn chế người xem để tránh bị dòm ngó từ người lạ.

Suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ bất kỳ điều gì

Thực chất, mạng xã hội là con dao hai lưỡi, do đó bố mẹ hãy luôn nhắc nhở trẻ trước khi bình luận hay chia sẻ thông tin gì phải cân nhắc và suy nghĩ kỹ. Vì những bài đăng của bé trên mạng xã hội có rất nhiều người xem nên có thể con sẽ bị người khác đánh giá, soi mói và bình luận tiêu cục.

Nhắc nhở trẻ nên suy nghĩ trước khi chia sẻ điều gì trên mạng xã hội
Nhắc nhở trẻ nên suy nghĩ trước khi chia sẻ điều gì trên mạng xã hội

Bên cạnh đó, những thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội không phải lúc nào cũng đúng và tốt cả. Có rất nhiều thông tin sai sự thật, mang nội dung kích động chống phá nhà nước… được lan truyền trên các trang mạng. Nếu trẻ không tìm hiểu kỹ và chia sẻ, tin tưởng vào các nguồn sai trí có thể ảnh hưởng đến nhận thức và tư duy.

Ứng xử một cách văn minh trên mạng xã hội

Nhiều trẻ nhỏ nghĩ rằng mạng xã hội là ảo, có làm gì cũng không ảnh hưởng đến bản thân và người khác. Tuy nhiên, mạng xã hội là một xã hội thu nhỏ, tất cả những hành vi ứng xử trên mạng của bé đều ảnh hưởng tới bản thân và mọi người.

Tất cả những hành động không suy nghĩ của trẻ như: bình thuận cổ vũ bạo lực, chỉ trích hay chê bai… sẽ khiến người đó cảm thấy buồn và mặc cảm. Nghiêm trọng hơn, những từ ngữ quá khích có thể khiến người khác tổn thương về tinh thần, dẫn đến trầm cảm và có ý nghĩ tự tử.

Do đó, các bậc phụ huynh nên giải thích tường tận về chủ đề trẻ em và mạng xã hội để cho con hiểu. Đồng thời, dạy bé hãy sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, không hùa theo cộng đồng để miệt thị, chửi rủa người khác. Nếu còn điều gì bất đồng hay buồn bực với bạn bè, người thân thì con hãy chọn cách trò chuyện trực tiếp để có hướng giải quyết tốt nhất.

Giới hạn về thời gian sử dụng thiết bị điện tử của trẻ
Giới hạn về thời gian sử dụng thiết bị điện tử của trẻ

Giới hạn thời gian sử dụng phù hợp

Các bậc phụ huynh nên thống nhất và giới hạn về thời gian sử dụng mạng xã hội cho trẻ. Con chỉ nên dùng khi có vấn đề cần trao đổi cùng với bạn bè hay thầy cô. Hoặc bé có thể sử dụng mạng xã hội để giải trí, học hỏi kiến thức mới sau khi đã hoàn thành tất cả các bài tập, công việc được giao.

Đối với những trẻ còn quá nhỏ tuổi, bố mẹ nên giới hạn mục đích sử dụng mạng xã hội. Việc dùng mạng xã hội chỉ để liên lạc, trao đổi về học tập với bạn bè, thầy cô và có sự giám sát chặt chẽ của bố mẹ.

Nhận biết những dạng lừa đảo qua mạng

Kẻ xấu có thể tạo một tài khoản ảo, sau đó kết bạn và trò chuyện với trẻ nhằm tạo lòng tin rồi dò hỏi những thông tin của trẻ. Chúng có thể đóng vai là một người bạn, muốn bé cung cấp địa chỉ liên hệ để gửi quà…

Để phòng tránh bị kẻ xấu lừa đảo, bố mẹ nên luôn nhắc nhở trẻ không nên chia sẻ bất cứ thông tin cá nhân nào cho người khác quen trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần cảnh báo trẻ cẩn thận với các trò chơi trúng thưởng, nhấn vào đường link lạ để tránh bị đánh cắp tài khoản và thông tin.

Phương pháp giám sát trẻ em sử dụng mạng xã hội

Đa số các bậc phụ huynh đều chú ý đến việc đặt ra các quy tắc cơ bản khi trẻ sử dụng thiết bị điện tử (điện thoại, Ipad, máy tính…) mà bỏ qua giám sát con dùng mạng xã hội. Dưới đây là một số chiến lược quản lý trẻ hiệu quả hơn trong việc sử dụng mạng xã hội mà bố mẹ có thể tham khảo:

  • Hỏi trẻ về những trò chơi và các trang web mà bé đang quan tâm. Đồng thời, tìm hiểu trẻ có kết nối và thường xuyên nhắn tin với bạn bè hoặc những người chơi trực tuyến khác không. Bố mẹ hãy ngồi xuống hướng dẫn trẻ cách chơi game, dùng mạng xã hội sao cho an toàn.
  • Tham gia vào tất cả những trang mạng xã hội mà bé đang sử dụng và kết bạn với con. Nếu nhận thấy bé có ít hoạt động, bố mẹ hãy lưu ý rằng rất có thể trẻ đã lập một tài khoản khác.
Bố mẹ nên tham gia vào tất cả các mạng xã hội mà bé dùng
Bố mẹ nên tham gia vào tất cả các mạng xã hội mà bé dùng
  • Đặt các thiết bị điện tử như máy tính bàn, tivi… ở khu vực chung trong nhà, không cho phép trẻ mang vào phòng riêng sử dụng.
  • Bố mẹ hãy cho con biết về quyết định quản lý việc bé sử dụng điện thoại và các trang mạng xã hội. Nói cụ thể rằng bố mẹ sẽ thường xuyên xem lại tin nhắn, cuộc trò chuyện và các hoạt động khác của con trên mạng xã hội.
  • Các bậc phụ huynh hãy thiết lập các quyền kiểm soát như kiểm tra cài đặt thiết bị, ứng dụng và trang web cũng như phần mềm tải xuống. Nhiều trò chơi cho trẻ nhỏ có trang tổng quan dành cho bố mẹ, giúp phụ huynh có thể chỉnh quyền các cuộc trò chuyện, nội dung tin nhắn…
  • Yêu cầu trẻ đồng ý và thực hiện đúng với những quy tắc mà bố mẹ đặt ra khi sử dụng mạng xã hội, bao gồm về thời gian, nội dung bình luận, thông tin chia sẻ…

Các hoạt động khác để trẻ giảm thời gian sử dụng mạng xã hội

Như đã đề cập ở trên, mạng xã hội có rất nhiều nội dung hấp dẫn nên luôn thu hút trẻ, khiến chúng không thể rời xa điện thoại, máy tính… và trở nên nghiện dùng hơn. Vì thế, các bậc phụ huynh nên tham khảo và thử áp dụng những cách sau để trẻ hạn chế dùng mạng xã hội cũng như nhận ra còn nhiều thứ thú vị hơn trên mạng xã hội như:

  • Tham gia các bộ môn thể thao: Chơi các môn thể thao bóng rổ, bơi lội… vừa giúp trẻ nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh béo phì, gù lưng vừa giúp bé tránh xa các thiết bị điện tử.
  • Chơi trò chơi: Một số trò chơi như đồ chơi xếp hình thông minh, lego… không chỉ có ích trong việc hạn chế trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử mà còn hỗ trợ kích thích trí não, khả năng tư duy logic ở các bé vô cùng hiệu quả.
Các trò chơi sẽ giúp bé hạn chế sử dụng thiết bị điện tử
Các trò chơi sẽ giúp bé hạn chế sử dụng thiết bị điện tử
  • Tham gia hoạt động ngoại khóa: Thay vì để con ru rú trong nhà với các trò chơi trên mạng xã hội thì bố mẹ hãy cho bé tham gia các hoạt động ngoại khóa để rèn luyện kỹ năng sống, kết giao với nhiều bạn bè…

Qua những thông tin chia sẻ trong bài viết, mong rằng sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về chủ đề trẻ em và mạng xã hội cũng như cần làm gì để phòng tránh các tác hại của mạng xã hội gây ra cho bé. Từ đó, giúp con phát triển một cách toàn diện về trí tuệ lẫn sức khỏe, đặc biệt là tâm hồn.

Từ khóa » Cách Chơi Mạng Xã Hội