Trẻ Ho Về Đêm: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị | Hapacol

Bé ho nhiều về đêm: Nguyên nhân và cách trị ho hiệu quả fb-share-icon Follow Me Tweet

Khi tiết trời trở lạnh, bố mẹ hay thấy trẻ bị ho về đêm, trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có phải là điều đáng lo ngại. Việc ho liên tục không chỉ khiến bé khó ngủ mà bố mẹ cũng lo lắng. Cơn ho cũng là dấu hiệu nói lên đường hô hấp của trẻ đang gặp vấn đề. Vậy nguyên nhân tại sao và cách trị ho về đêm cho trẻ là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn.

1. Vì sao bé bị ho về đêm?

Khi nhiệt độ môi trường xung quanh giảm thấp, niêm mạc mũi bị khô, nước mũi chảy ra để làm ẩm mũi và là lớp màng giữ lại vi khuẩn, bụi từ bên ngoài khi bé hít vào. Ban ngày, nhiệt độ cao hơn và khi đó trẻ lại hay vận động nên các chất nhầy tiết thoát ra dễ dàng hơn. Nhưng khi về đêm hoặc lúc sáng sớm, nhiệt độ thấp, các chất nhầy ứ đọng trong cổ gây kích thích bé ho. Đờm nhớt cũng sẽ làm bé khó chịu, khó chịu không ngủ được và quấy khóc suốt đêm. Tuy nhiên cần chú ý nếu thấy trẻ ho sặc sụa, khó thở nhưng không sốt, mặt tái đi thì có thể do trẻ đã hóc dị vật vào đường hô hấp.

Nguyên nhân bé bị ho về đêm

Trẻ ho về đêm thường do nhiễm lạnh

Bé bị ho nhiều về đêm hoặc sáng sớm phần nhiều do bị nhiễm lạnh, viêm mũi xoang nên đờm nhầy từ mũi xoang chảy xuống họng kích thích cổ họng gây ho.

Trẻ bị hen suyễn cũng rất dễ ho về đêm vì đường hô hấp thường nhạy cảm, dễ kích ứng hơn so với trẻ bình thường. Đặc điểm khi ho của trẻ bị hen suyễn là những trận ho kéo dài với tần suất dày khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu. Khi trẻ ho quá nhiều sẽ kích thích phản xạ ở hầu họng gây nôn trớ, trào ngược dạ dày.

2. Trị ho cho bé như thế nào?

Sử dụng sản phẩm trị ho – thuốc giảm ho kích ứng cho bé

Bạn có thể dùng siro ho cho trẻ sơ sinh có nguồn gốc thảo dược như mật ong hấp với lá húng chanh, lá hẹ, siro ho làm từ các tinh dầu thiên nhiên… Các loại thảo dược này có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng khuẩn, kháng viêm, làm ấm họng và trên hết là an toàn với trẻ sơ sinh. Nếu bé bị nôn trớ khi ho, bạn nên chọn những sản phẩm có tinh dầu gừng sẽ giúp làm ấm họng, có tác dụng giảm nôn rất tốt.

Ngoài ra, khi thấy trẻ bị ngạt mũi, thở khò khè bạn có thể nhỏ 5-10 giọt dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để làm thông sạch đường mũi.

Không cho bé ăn gần giờ đi ngủ

Việc ăn sát giờ đi ngủ dễ làm trẻ ho về đêm. Lý do là thức ăn không kịp tiêu hóa cùng lượng dịch vị tiết ra nhiều làm ứ và trướng dạ dày. Nếu cho bé ăn đêm nhiều, các cơ bên trong không khép kín được miệng trên của dạ dày, từ đó tạo điều kiện cho các chất dịch ứ trong dạ dày trào ngược lên thực quản, có thể bị tràn vào thanh quản gây ho hoặc nôn trớ.

Do đó để tránh trẻ ho đêm, nên cho ăn cách giờ đi ngủ ít nhất một giờ để thức ăn có thời gian tiêu hóa trong dạ dày của trẻ.

Một số cách hạn chế ho cho trẻ

Khi trẻ bị ho nhiều, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn cháo loãng hoặc thức ăn dễ tiêu…  Tạo môi trường trong lành xung quanh bé, tránh những nơi có khói thuốc, bụi đường, lông thú vật, phấn hoa… Vì đây là những tác nhân dễ gây dị ứng đường hô hấp ở trẻ.

Để tránh cho trẻ bị ngạt mũi khi ngủ, bạn hãy kê cao gối sao cho đầu và vai cao hơn thân, nhằm ngăn đờm nhớt hay nước mũi chảy xuống họng. Mẹ lưu ý giữ ấm cho con khi ngủ, không hở bụng, hở cổ, gan bàn chân vì nếu không trẻ sẽ dễ nhiễm lạnh hơn.

Nên cho trẻ uống nước khi thấy trẻ bị ho nhiều

Khi trẻ bị ho nhiều, nên cho trẻ uống nhiều nước

Trẻ ho về đêm có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh hen suyễn hay nhiều bệnh khác, dựa theo tần suất, thời gian kéo dài và đặc điểm cơn ho. Nếu thấy trẻ ho kéo dài hơn 7 ngày, đi kèm những triệu chứng khác như sổ mũi, ho sâu, khó thở, đau bụng thì bố mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ để được chẩn đoán. Điều quan trọng là không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ.

Nguồn tham khảo:

https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/nhi-khoa/van-de-ho-hap-tre-em/cach-tri-ho-cho-tre/

  • Bình luận bằng Facebook
  • Bình luận

Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này

Từ khóa » Ho Cả Ngày Lẫn đêm ở Trẻ Em