Trẻ Khóc đêm: Nguyên Nhân, Cách Dỗ Và Dấu Hiệu Bất Thường
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Vì sao trẻ hay quấy khóc về đêm?
- Trẻ khóc đêm thời điểm nào là bình thường và bất thường?
- Hậu quả khi trẻ khóc đêm là gì?
- Trẻ hay khóc đêm phải làm sao?
- Các mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh
- Mẹo chữa trẻ khóc đêm tâm linh
- Các câu thần chú trị trẻ khóc đêm
- Các câu hỏi thường gặp
Trẻ sơ sinh không chịu ngủ, hay khóc đêm khiến mẹ lo lắng và mệt mỏi, vậy có mẹo chữa trẻ khóc đêm nào đơn giản mà hiệu quả không? Dưới đây là một vài cách trị trẻ khóc đêm mà Huggies muốn chia sẻ cho mẹ, cùng xem nhé!
>> Tham khảo thêm:
- 6 mẹo trị ho cho bé từ dân gian – Trẻ bị ho kiêng ăn gì?
- Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ
Vì sao trẻ hay quấy khóc về đêm?
Trẻ khóc đêm, hay còn gọi khóc dạ đề, là một biểu hiện sinh lý hoàn toàn bình thường. Mỗi đêm, trẻ thường có biểu hiện như trăn trở, khó chịu, quấy khóc không ngủ hoặc trẻ sơ sinh hay giật mình thường xuyên trong lúc ngủ rồi khóc to.
Chứng khóc dạ đề thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh cho đến 3 tháng tuổi nhưng hiện nay khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân. Sau khi trẻ đủ 3 tháng tuổi thì sẽ tự ngừng khóc mà không cần bất kỳ một phương thức điều trị nào.
Khóc đêm kéo dài sẽ không chỉ có những tác động tiêu cực đến cơ thể trẻ mà bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến tâm lý của cha mẹ vì thường xuyên thức đêm, mất ngủ và dễ bị stress.
Hiện tượng trẻ hay quấy khóc về đêm xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Đói bụng: Dạ dày của trẻ em rất nhỏ, do đó mẹ cần cho bé ăn đều đặn và nhiều lần trong ngày, mỗi lần ăn cách nhau khoảng 2 - 3 giờ đồng hồ để tránh tình trạng con quấy khóc vì đói bụng giữa đêm. Nếu trẻ khóc đêm, tím môi hoặc cho tay vào miệng thì mẹ nên cho con bú/ăn ngay để bé tiếp tục có giấc ngủ ngon.
- Tã ướt: Tã lót ướt sũng sẽ làm lạnh, gây kích thích khiến trẻ khó chịu và quấy khóc vào ban đêm. Lúc này, mẹ cần kiểm tra và nhanh chóng thay tã để giúp bé dễ chịu hơn và nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.
- Dị ứng: Đường hô hấp bị kích ứng hay da dị ứng do khói thuốc, phấn rôm, mùi hóa chất, thuốc xịt côn trùng,... cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm. Do đó, mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của bé luôn được sạch sẽ và thoáng mát để hạn chế tối đa các nguyên nhân gây khiến bé bị dị ứng.
- Bé bị bệnh: Một trong những nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm, mè nheo có thể là do bé bị cảm cúm, nhức đầu, nghẹt mũi kèm theo sốt, khó thở,... Khi gặp tình trạng này, bố mẹ nên áp dụng các biện pháp hạ sốt an toàn và đưa bé đến gặp bác sĩ để điều trị ngay lập tức, tránh tình trạng bé sốt cao gây hiện tượng co giật nguy hiểm.
- Nhiệt độ phòng quá lạnh hoặc quá nóng: Trẻ thích được ủ ấm, do đó nếu nhiệt độ trong phòng quá lạnh sẽ khiến bé cảm thấy không thoải mái. Tuy nhiên, nếu phòng ngủ quá nóng hoặc mặc quá nhiều quần áo cũng khiến trẻ khó chịu và quấy khóc về đêm. Do đó, mẹ cần điều chỉnh nhiệt độ phòng sao cho phù hợp với từng mùa để giúp con ngủ ngon giấc.
- Trẻ đang trong giai đoạn mọc răng: Những cơn đau nướu khi mọc răng sẽ khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, kén ăn, khó ngủ và hay khóc về đêm. Lúc này, mẹ nên kiểm tra bên trong miệng của trẻ nếu trẻ có biểu hiện chảy nước dãi liên tục, nướu sưng đỏ.
- Hoạt động quá mức vào ban ngày: Việc hoạt động quá sức vào ban ngày khiến hệ thống thần kinh đang phát triển của trẻ đạt trạng thái hưng phấn ngay cả khi bé đang ngủ. Điều này có thể tạo ra những cơn ác mộng khiến trẻ khóc đêm, giật mình.
Ngoài ra, việc thiếu hụt canxi, côn trùng cắn gây ngứa ngáy, trẻ ngủ ngày nhiều hay bị tác động bởi tiếng ồn, âm thanh bất ngờ,... cũng là những nguyên nhân trẻ hay khóc đêm thường gặp. Do đó, mẹ nên thường xuyên chú ý đến trẻ ngay cả ban đêm, mẹ có thể áp dụng một số cách dỗ trẻ ngủ ngon hoặc mở nhạc trẻ sơ sinh để kịp thời an ủi, giúp trẻ có cảm giác an toàn và yên tâm trở lại giấc ngủ.
>> Tham khảo thêm: Cách tăng sức đề kháng cho bé
Đói bụng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ có biết:
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ khóc về đêm, một trong số đó là mẹ đang cho bé dùng loại tã kém chất lượng, có khả năng thấm hút kém khiến bé khó chịu. Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Tham khảo thêm: Trẻ hay khóc đêm: Vì sao và lời khuyên dành cho mẹ
Trẻ khóc đêm thời điểm nào là bình thường và bất thường? (Nguồn: Sưu tầm)
Trẻ hay khóc đêm khi nào là bất thường
Nếu tình trạng trẻ khóc đêm kéo dài, xảy ra thường xuyên ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của bé thì đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp phải một vấn đề nào đó về bệnh lý. Những biểu hiện bất thường đi kèm với khóc đêm có thể xuất hiện như: trẻ hay giật mình tỉnh giấc giữa đêm, hoảng sợ, khóc thét hay khóc dai dẳng trên 3 tiếng kèm theo cơn đau bụng, bỏ bú,...
Khi chăm sóc trẻ, nếu nhận thấy con có bất kỳ dấu hiệu nào trong những dấu hiệu trên, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ nhi khoa chẩn đoán, xét nghiệm nếu cần thiết, đồng thời có biện pháp điều trị cũng như chế độ ăn uống phù hợp.
Trong trường hợp trẻ khóc dữ dội kèm theo các triệu chứng như: nôn ói, ọc sữa, bỏ bú thậm chí đi tiểu ra máu, bố mẹ cần đưa con đi cấp cứu ngay.
>> Tham khảo thêm: Những vấn đề về giấc ngủ của bé: Nguyên nhân, cách xử lý
Hậu quả khi trẻ khóc đêm là gì?
Ảnh hưởng đến bé
- Trong những tháng đầu đời, giấc ngủ là thời điểm cơ thể bé phát triển. Khóc đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn, hormone tăng trưởng bị suy giảm khiến con chậm lớn, chậm tăng cân, còi xương suy dinh dưỡng.
- Có thể dẫn tới những hành vi bất thường ở trẻ sau này như: rối loạn tăng động thiếu tập trung, hay cáu kỉnh, lo âu…
- Bên cạnh đó, việc trẻ khóc đêm quá nhiều còn có những hậu quả nguy hiểm mà mẹ nên đặt biệt lưu ý như làm tăng nguy cơ đột tử và làm suy giảm khả năng nhận thức của bé.
- Do đó, nếu mẹ thấy con khóc đêm không dứt, khóc đến khàn tiếng hoặc kèm theo những triệu chứng như: co giật khi ngủ, hoảng sợ... là những dấu hiệu cảnh báo trẻ đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng, mẹ cần lưu ý xem xét đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nhé.
- Tăng nguy cơ đột tử: nếu trẻ khóc liên tục thì dễ dẫn đến việc bị ức chế hô hấp, ngừng thở và nguy cơ đột tử cao.
- Khả năng nhận thức suy giảm: Khóc đêm nhiều và thường xuyên dễ dẫn đến tình trạng trí não yếu ớt, khả năng học hỏi và xử lý các tình huống trở nên chậm chạp.
>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú có đáng lo không?
Trẻ khóc đêm liên tục có thể gây nhiều ảnh hưởng cho trẻ (Nguồn: Sưu tầm)
Bé khóc đêm ảnh hưởng đến mẹ
Chắc hẳn mẹ nào cũng rất mệt mỏi khi con khóc mỗi đêm. Việc khóc dạ đề ở trẻ khiến giấc ngủ của mẹ lẫn người nhà bị gián đoạn, phải thức đêm dỗ và ru con ngủ lại, nhiều lần như vậy khiến mẹ trở nên mệt mỏi, xanh xao, tinh thần chán nản, thậm chí có mẹ bị trầm cảm nhẹ.
Ngoải ra, mẹ còn có thể bị mất sữa do mẹ bị stress và phải thức đêm chăm con.
>> Tham khảo thêm: Bổ sung vitamin A cho trẻ như thế nào là đủ?
Trẻ hay khóc đêm phải làm sao?
Bởi vì khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm nên bố mẹ không có cách nào để ngăn tình trạng này, chỉ có thể áp dụng nhiều cách như trên để xử lý nếu thấy bé khóc. Dưới đây là một vài gợi ý để bố mẹ giúp bé có giấc ngủ ngon hơn:
- Không nên cho trẻ ăn quá no hay bú quá nhiều vào mỗi tối nhất là trước giờ đi ngủ.
- Mẹ luôn giữ cơ thể bé khô ráo, thường xuyên thay tã mới sau khi bé đi tiểu hay đại tiện.
- Giường và ga trải giường phải sạch sẽ, tránh sử dụng các loại bột giặt, nước xả gây kích ứng da trẻ.
- Lập ra thời gian biểu cố định như chia rõ giờ ăn, giờ ngủ, giờ chơi sao cho tách biệt nhau. Như vậy thói quen sinh hoạt của bé sẽ được hình thành, nhất là giờ ngủ bé sẽ không bị phân tâm.
- Không nên để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày khiến buổi đêm trẻ khó ngủ.
- Tạo môi trường trong phòng ngủ thật yên tĩnh, giảm tối đa ánh sáng, hạn chế người qua lại.
>> Tham khảo thêm: Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ theo từng tháng tuổi đến 3 tuổi, 10 tuổi, 18 tuổi
Trẻ hay khóc đêm phải làm sao? (Nguồn: Sưu tầm)
Các mẹo dân gian chữa khóc đêm cho trẻ sơ sinh
Huggies hiểu được các ảnh hưởng tới mẹ và bé yêu từ việc bé khóc đêm. Phải làm gì khi bé khóc? Hãy cùng Huggies tìm hiểu thêm các mẹo để giúp mẹ và bé có giấc ngủ ngon nhé.
Dùng lá trà xanh
Bên cạnh việc chữa rôm sảy, mụn nhọt ở trẻ thì lá trà xanh còn là một mẹo dân gian giúp bé ngủ ngon hơn.
- Bước 1: Mẹ chọn những lá trà nhỏ và tươi, đem đi rửa sạch rồi giã nhuyễn.
- Bước 2: Mẹ dùng lá trà đã giã đem đắp lên rốn bé và dùng khăn quấn lại.
Dùng củ gừng tươi
Gừng được xem là “thần dược” hỗ trợ việc tiêu hóa ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Uống một ít trà gừng sẽ giúp giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng ở trẻ từ, đó giúp ngủ ngon và ít khóc đêm hơn. Tuy nhiên, cách chữa trẻ khóc đêm bằng củ gừng tươi mẹ chỉ nên cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên sử dụng.
- Bước 1: Mẹ dùng khoảng 5g củ gừng tươi trộn chung với 15g đường, hãm với nước trôi trong 15 phút.
- Bước 2: Mẹ chắt lấy nước cho bé uống trong vài ngày sẽ thấy hiệu quả.
Dùng lá trầu không
Lá trầu không hơ nóng là một mẹo dân gian giúp chữa trẻ khóc đêm cực kỳ hiệu quả bởi chúng giúp giữ ấm bụng trẻ. Lượng polyphenol có trong lá trầu còn giúp trẻ tránh khỏi các mầm bệnh gây viêm da.
- Bước 1: Mẹ dùng lá trầu không đã rửa sạch, lau khô đem hơ trên bếp.
- Bước 2: Mẹ đặt lá trầu đã hơ nóng quanh rốn bé.
>> Tham khảo thêm: Nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh thế nào là đúng?
Cho bé uống nước từ hoa Oải Hương
Hoa Oải Hương có công dụng giúp trẻ ngủ ngon và yên giấc hơn, hạn chế tình trạng khóc giữa đêm. Tuy nhiên, theo một số khuyến cáo chỉ nên cho trẻ uống trà khi bé được ít nhất 2 tuổi. Vì vậy mẹ hãy lưu ý điểm này nhé.
- Bước 1: Mẹ cho nụ/ trà hoa oải hương vào nước đã sôi hãm từ 8 - 10 phút.
- Bước 2: Sau khi hãm xong, mẹ để nguội trà một chút rồi đưa cho bé uống.
Nước từ hoa Oải Hương có tác dụng giúp bé ngủ ngon và yên giấc hơn (Nguồn: Sưu tầm)
Dùng hạt sen
Công dụng của hạt sen, tâm sen là an thần, đây là bài thuốc giúp trẻ ngủ ngon, hạn chế khóc đêm ở trẻ. Mẹ có thể dùng hạt sen để dỗ bé khóc đêm với 2 bước đơn giản như sau:
- Bước 1: Đun sôi 500ml nước cùng khoảng 30 hạt sen để cả tâm từ 10 - 15 phút.
- Bước 2: Mẹ chắt lấy nước và cho bé uống 2 lần/ ngày, làm đều đặn sẽ hạn chế được tình trạng khóc đêm ở trẻ.
Dùng trà làm từ chuối
Chuối là một loại quả chứa rất nhiều Magie và kẽm. Những chất này giúp cơ và mạch máu của trẻ được thư giãn, từ đó giúp trẻ ngủ ngon hơn. Mẹ có thể áp dụng cách làm trà chuối dưới đây để hạn chế tình trạng trẻ khóc vào ban đêm:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch chuối, cắt bỏ 2 đầu và giữ lại phần vỏ.
- Bước 2: Đun sôi nước, sau đó cho toàn bộ quả chuối vào trong khoảng 10 phút.
- Bước 3: Sau khi đun xong, mẹ chắt lấy nước và cho bé uống trước lúc đi ngủ 1 tiếng.
Như Huggies đã lưu ý ở mẹo trên là chỉ nên cho bé từ 2 tuổi trở lên sử dụng trà thôi mẹ nhé.
>> Tham khảo thêm: Cách nấu súp gà thơm, ngon miệng cho bé và cả gia đình
Kiểm tra tã bé đang mặc
Đôi khi trẻ khóc giữa đêm không phải vì điều gì quá tâm linh, mà chỉ đơn giản là tã đang bị ướt và khiến cho trẻ khó chịu. Do đó, trước khi dỗ bé vào giấc ngủ, mẹ nên kiểm tra tã của bé xem là có bị ướt hay tràn không. Tốt nhất, mẹ nên thay luôn cho bé một chiếc tã mới để bé có một giấc ngủ trọn vẹn.
Cho bé vận động trong ngày
Trẻ vận động nhiều trong ngày sẽ tiêu hao năng lượng nhiều và dễ đi vào giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ cũng tốt hơn. Mẹ có thể cho bé hoạt động, vui chơi hết mình vào những lúc con thức. Từ đó sẽ hạn chế được tình trạng trẻ mất ngủ hay khóc giữa đêm.
Tạo chuyển động đều
Trẻ sơ sinh 3 tháng đầu vẫn còn chưa quen hoàn toàn với môi trường bên ngoài. Tử cung là không gian di chuyển liên tục và bé thường có xu hướng phản ứng lại bằng cách thực hiện những chuyển động như nhảy múa, lắc lư từ bên này sang bên kia. Tạo ra các chuyển động đều như chạm nhẹ vào chăn, lắc nhẹ nôi… có thể mang lại cho bé một cảm giác như được quay trở lại tử cung của mẹ khiến bé bị phân tâm và quên khóc.
>> Tham khảo thêm: Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng nguy hiểm thế nào?
Tiếp xúc da với bé
Việc tiếp xúc trực tiếp với làn da ấm áp của mẹ được chứng minh là có thể làm dịu cơn khóc của trẻ, nó giúp ổn định nhiệt độ cho cơ thể, hormone gây căng thẳng, kích thích giải phóng oxytocin – một loại hormone làm tăng liên kết tình cảm giữa mẹ và bé.
Tạo ra âm thanh quen thuộc
Thời kỳ bé sơ sinh trong bụng mẹ được ghi dấu bằng những âm thanh nhẹ nhàng. Âm thanh tương tự như những đứa trẻ nghe thấy trong bụng mẹ có thể làm cho bé thư giãn trong khi làm chậm tần số sóng não khiến bé nhanh buồn ngủ.
>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt và cách điều trị
Massage cho bé
Một cách chữa trẻ khóc đêm khá hiệu quả đó là mẹ hãy massage cho bé. Trẻ sơ sinh thích sự tiếp xúc với da, nếu trẻ được massage thường xuyên sẽ ít quấy khóc và ngủ ngon hơn. Mẹ hãy để da trần của bé tiếp xúc trực tiếp với tay mẹ, sau đó mẹ bắt đầu xoa nắn tay, chân, lưng, ngực, và mặt của bé. Nếu con đau bụng, mẹ cũng có thể dùng xoa bụng bé theo chiều kim đồng hồ.
Massage cho bé là một cách chữa khóc đêm ở trẻ khá hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)
Trò chuyện với bé
Mẹ có thể nói chuyện trực tiếp vào tai của trẻ, trẻ đang quấy khóc lúc đêm sẽ dịu xuống khi tập trung lắng nghe những tiếng nói của mẹ. Một câu chuyện hoặc vài lời hát ru nhẹ nhàng làm trẻ phân tán sự chú ý, nhanh chóng ngưng khóc ngay.
Vỗ nhẹ vào lưng trẻ
Bé khi khóc sẽ hít vào nhiều không khí hơn khiến trẻ bị đầy bụng khó chịu và còn khóc to hơn. Mẹ hãy vỗ nhẹ vào lưng để con ợ hơi lên. Tư thế tốt nhất là ẵm đứng bé, để đầu dựa vào vai mẹ và vỗ nhẹ nhàng.
Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh:
Khóc dạ đề không làm ảnh hưởng sức khỏe của trẻ, thường khỏi dần khi bé lớn dần. Khóc dạ đề do rất nhiều nguyên nhân, ngay cả bác sĩ cũng không thể xác định nguyên nhân làm trẻ khóc. Tuy nhiên, để dỗ trẻ nín bạn có thể thử các cách như trên cũng có thể có hiệu quả tốt. Nếu trẻ khóc kèm các dấu hiệu khác như: nôn ói, sốt, tiêu chảy, chướng bụng, hay mệt sau khóc, quấy khóc kể cả ban ngày thì bạn cần đem trẻ đi khám nhé!
Mẹo chữa trẻ khóc đêm tâm linh
Dùng thân cây trúc
Theo tâm linh xưa, đặt 3 đoạn của thân cây trúc ở chỗ bé ngủ sẽ giúp bé có một giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, một lưu ý khi sử dụng phương pháp này là mẹ phải đặt lén và không được để bất kì một ai biết.
Dùng một cành dâu tằm/ xương rồng để ở đầu giường trẻ
Từ xa xưa, cành dâu tằm hay xương rồng được cho là biểu tượng của sự mạnh mẽ, giúp xua đuổi tà khí. Nếu trẻ khóc đêm, mẹ có thể thử cách để một cành dâu tằm/xương rồng ở đầu giường của trẻ.
>> Tham khảo thêm: Sốt siêu vi ở trẻ em bao lâu thì khỏi? Cách chăm sóc bé nhanh khỏi
Mẹo chữa trẻ khóc đêm tâm linh (Nguồn: Sưu tầm)
Dùng lửa hơ để đốt vía cho trẻ
Hơi ấm từ lừa là một cách giúp xua tan những hơi lạ xung quanh bé, giúp bé ngủ ngon hơn. Do đó, việc hơ lửa đốt vía từ lâu được xem là một mẹo dân gian giúp trẻ hạn chế khóc đêm. Để thực hiện mẹo này, ba mẹ có thể đốt giấy trong thau / chậu rồi bế bé bước qua vài lần.
Để dao và tỏi ở đầu giường
Nếu thấy bé giật mình, khóc toáng lên giữa đêm, mẹ có thể thử cách đặt tỏi và dao lên đầu giường bé ngủ. Bởi theo quan niệm xưa, tỏi là một biểu tượng chứa nhiều dương khí, còn dao là vật sắc nhọn giúp bảo vệ con người, giúp đảm bảo giấc ngủ.
Các câu thần chú trị trẻ khóc đêm
Để thực hiện câu thần chú trị trẻ khóc đêm, trước hết mẹ cần một cục than nhỏ khoảng bao diêm, đặt lên bếp đốt cháy. Sau khi than cháy, mẹ mang ra ngoài cửa, rắc một nhúm muối vào để tạo tiếng nổ tanh tách. Mẹ bắt đầu thắp nhang và đọc câu thần chú như sau:
Khể thủ quy y tô tất đế
Đầu diện đảnh, lễ tất cu chi
Ngã kim xưng tán đại chuẩn đề
Duy nguyện từ bi thùy da hộ
Nam Mô tát đã nẫm
Tam miệu tam bồ đề
Cu chi nẫm tát diệt tha
Án chiếc lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha
Sau khi đọc xong, mẹ cẩn thận hơ bé qua than cách khoảng 50-100cm. Nếu là bé trai mẹ hơ 7 lần, bé gái 9 lần. Cuối cùng, mẹ mang than đi vòng quanh nhà, tiếp tục đọc đoạn thần chú.
>> Tham khảo thêm: Mẹo chữa trẻ sơ sinh hay quấy khóc không rõ nguyên nhân
Các câu hỏi thường gặp
Dấu hiệu trẻ bị ma trêu
Sau thời gian khóc dạ đề, nếu mẹ thấy trẻ hay khóc trong khoảng thời gian từ 12 giờ đêm - 3 giờ sáng, rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị “phá”. Các biểu hiện như là: giật mình khi ngủ, chợt tỉnh giấc và khóc thét lên, người lớn dỗ cũng không nín là một trong những dấu hiệu rõ nhất của việc trẻ bị ma trêu.
>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình: Nguyên nhân và cách cải thiện
Trẻ bị ma trêu có thể dẫn tới trường hợp bé khóc vào đêm (Nguồn: Sưu tầm)
Cách trị trẻ 2 tuổi khóc đêm
Nếu trẻ 2 tuổi còn khóc đêm, ba mẹ có thể thử tham khảo các cách dưới đây để trị tình trạng trẻ khóc đêm:
- Tạo một lịch trình giấc ngủ để tạo lập thói quen cho bé
- Cho bé ngủ vào một khung giờ cố định
- Để bé ngủ trong không gian phù hợp
Tâm linh trẻ con khóc đêm có phải hiện tượng lạ không?
Việc tâm linh trẻ con khóc đêm có phải hiện tượng lạ không thì khoa học vẫn chưa kiểm chứng được. Thực chất, đây chỉ là những quan điểm dân gian và được đúc kết dựa trên kinh nghiệm, quan sát của cha ông ta. Do đó, ba mẹ cũng không nên quá tin vào yếu tố tâm linh mà cần phải bình tĩnh để tìm cách khắc phục phù hợp.
Có thể nói 3 tháng đầu đời của trẻ là khoảng thời gian mẹ vất vả nhất. Việc khóc đêm của trẻ rất cần nhiều sự kiên nhẫn từ bố mẹ, do đó với những mẹo chữa trẻ khóc đêm mà Huggies chia sẻ trong bài viết này, hy vọng mẹ đã biết cách xử lý khi thấy bé khóc đêm rồi nhé!
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies.
>> Tham khảo thêm:
- Cách giúp bé ngủ đêm ngon nhất
- 10 bài nhạc cho trẻ sơ sinh 1-3 tháng ngủ ngon, thông minh
Từ khóa » Giỗ Dành Em Bé
-
Viết "giỗ" Hay "dỗ" Mới Là đúng Chính Tả? - Wiki Hỏi Đáp
-
Giỗ Hay Dỗ - Khác Nhau Thế Nào? - Blog Chị Tâm
-
Dỗ Dành Là Gì? Dỗ Dành Hay Giỗ Dành Từ Nào Mới đúng Chính Tả?
-
Dỗ Dành Hay Giỗ Dành Từ Nào Mới đúng Chính Tả? Dỗ Dành Là Gì?
-
10 Mẹo Dỗ Dành Trẻ Sơ Sinh đang Khóc
-
Con điền Rỗ, Dỗ Hay Giỗ Vào Những Chỗ Trống Sau :
-
Nghĩa Của Từ Dỗ Dành - Từ điển Việt
-
Gia Linh Em Cò Lấy đồ Chơi Chơi Và Dỗ Dành Em Bé Vui Không Khóc ...
-
Cách Dỗ Trẻ Khóc đêm: 7 Tuyệt Chiêu Xoa Dịu Cơn Quấy Khóc Của Bé
-
Phân Biệt Chính Tả: Rỗ/ Dỗ/ Giỗ - Olm
-
Bạn Có Thể Tạo Thói Quen Xấu Cho Trẻ Nếu Không Biết Những điều Này
-
Đề Kiểm Tra Từ Và Câu Nâng Cao Lớp 2 - Tuần 13
-
DỖ DÀNH - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển