Trễ Kinh Nguyệt Nên ăn Gì Và Không Nên ăn Gì? Một Số Lưu ý Cho Chị Em
Có thể bạn quan tâm
Khi bị trễ kinh nguyệt, các chị em thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, hoang mang lo lắng, luôn mong muốn tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này. Để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, các chị em nên có chế độ ăn uống hợp lý, sinh hoạt lành mạnh. Vậy trễ kinh nguyệt nên ăn gì và không nên ăn gì?, các chị em phụ nữ hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Trễ kinh nguyệt là gì?
Trễ kinh nguyệt là điều rất thường gặp ở phụ nữ (nhiều người còn gọi là chậm kinh). Đó là việc chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới không được ổn định, bất thường. Chậm kinh là đến ngày kinh nguyệt nhưng không có máu kinh. Việc chậm kinh so với dự báo có thể là một vài ngày, thậm chí một tháng hoặc hai đến ba tháng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của chị em phụ nữ.
Vậy làm sao để biết chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là bao lâu?
28 – 32 ngày thường là giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, chu kỳ này được tính từ ngày đầu tiên ra máu của tháng trước đến ngày đầu tiên ra máu của tháng sau. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn lớn hơn 32 ngày, rất có thể sức khỏe của bạn đang bị ảnh hưởng. Do đó, bạn cần chú ý đến việc ăn uống lành mạnh cũng như chế độ dinh dưỡng. Dưới đây sẽ là lời khuyên cho bạn khi bị trễ kinh.
2. Nguyên tắc chọn chế độ ăn cho phụ nữ trễ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt không phải là một thứ không thể thay đổi. Nó có thể bị ảnh hưởng do những thói quen trong việc ăn uống của bạn. Những nguyên tắc sau đây giúp chu kình kinh nguyệt được cải thiện và ổn định.
Các chị em phụ nữ cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, đặc biệt là vitamin C, E. Ngoài ra cần bổ sung các loại hạt, sữa giàu chất đạm, protein.
Với những phụ nữ trễ kinh nguyệt, cần tránh các loại thực phẩm dễ gây lạnh bụng, đồ cay nóng, đồ chiên… Cần tránh các loại đồ uống kích thích như rượu, bia, cà phê,… Tránh hút thuốc lá cũng như sử dụng thức uống có ga.
Xem thêm: Kinh nguyệt tiền mãn kinh có đều đặn? Nếu không đều thì có vấn đề gì không?
3. Phụ nữ bị trễ kinh nguyệt nên ăn gì để điều hòa kinh nguyệt?
Rất nhiều chị em lo lắng không biết trễ kinh nguyệt nên ăn gì. Hãy tham khảo những thực phẩm sau chính là đáp án cho câu hỏi trễ kinh nguyệt nên ăn gì?
3.1 Các loại hạt
Các loại hạt như ngũ cốc, hạt hạnh nhân,… là thực phẩm có khả năng giúp điều hòa kinh nguyệt. Ngũ cốc cung cấp lượng lớn fiber, protein và vitamin nhóm B giúp cân bằng lại hoocmon trong cơ thể, giúp chu kỳ hành kinh đều đặn.
Hạnh nhân cung cấp protein, vitamin E, magie, mangan,… Hạnh nhân còn chứa chất chống oxy hóa, giúp giảm căng thẳng – một trong những nguyên nhân của việc chậm kinh. Hạnh nhân có thể được ăn trực tiếp hoặc thêm vào các món ăn như một gia vị làm tăng hương vị cho món ăn.
Xem thêm: Chăm sóc sức khỏe phụ nữ thời kì tiền mãn kinh
3.2 Đường thốt nốt
Đường thốt nốt có vị ngọt thanh, được làm từ loại cây cọ, phổ biến nhất là từ cây thốt nốt. Đây là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên nên không chỉ an toàn cho cơ thể mà còn giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, tốt cho hệ tiêu hoá, ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
3.3 Nho
Sắt, vitamin và khoáng chất có trong nho có khả năng điều trị kinh nguyệt không đều vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, nho còn giúp cung cấp năng lượng, chống viêm, giúp cải thiện chu kỳ kinh nguyệt nếu được bổ sung thường xuyên. Chị em phụ nữ có thể yên tâm sử dụng thực phẩm này hàng ngày vì nho rất lành tính.
3.4 Sữa
Một ly sữa ấm hàng ngày giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều, điều chỉnh lượng máu. Bởi vì trong sữa có chứa canxi có khả năng giúp lượng hoocmon trong cơ thể được cân bằng. Chậm kinh cũng là do cơ thể thiếu canxi. Vì thế, bổ sung sữa là cần thiết.
3.5 Cà rốt
Một lượng sắt lớn được chứa trong cà rốt. Với những ai chảy máu quá nhiều vào ngày hành kinh, thì thực phẩm thích hợp để sử dụng trong bữa ăn mỗi ngày. Bạn có thể ép cà rốt để uống, hoặc làm salad, hay luộc chín cà rốt.
3.6 Uống nước dứa
Nước ép dứa rất giàu magie, đồng, vitamin B6 và C. Loại thực phẩm này còn chứa một lượng lớn sắt, canxi, photpho, kẽm, vitamin B,C giúp bảo vệ hệ miễn dịch và sản xuất năng lượng.
Dứa giúp chống viêm, kháng viêm, hỗ trợ tiêu hoá và ít tác dụng phụ. Do đó, tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn tấn công tại hệ sinh dục, đảm bảo chu kì kinh được đều đặn.
3.7 Tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm do tác dụng của hoạt chất curcumin, giúp kích thích sự lưu thông máu ở tử cung, làm cân bằng hormone, cân bằng nội tiết tố nữ. Bạn dùng nước ấm dưới 50 độ để pha tinh bột nghệ và dùng 2 lần một ngày.
3.8 Rau ngải cứu
Ngải cứu từ xưa đến nay đều được y học hiện đại và y học cổ truyền đánh giá cao. Ngải cứu chứa các chất kháng khuẩn, giảm đau bụng điều hòa, ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Chị em phụ nữ có thể đun sôi ngải cứu và uống khi nước ấm nhé.
3.9 Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Aktiv Meno
Các thực phẩm có thể cải thiện tình trạng chậm kinh nguyệt là do trong thực phẩm có chứa các dưỡng chất giúp kinh nguyệt được điều hòa. Để cải thiện tình trạng trễ kinh nguyệt được hiệu quả hơn, các chị em có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa các dưỡng chất thúc đẩy quá trình ra máu. Một trong những sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt là Aktiv Meno.
Aktiv Meno là sản phẩm đến từ thương hiệu 100 năm tại CHLB Đức, sản phẩm có chứa Isoflavone – dưỡng chất có tác dụng và cấu trúc tương tự estrogen nội sinh, giúp điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố nữ. Ngoài ra, Aktiv Meno có chứa vitamin nhóm B giúp cung cấp năng lượng, chống oxy hóa, mang lại một làn da sáng khỏe.
4. Phụ nữ bị trễ kinh uống gì cho máu ra?
Phụ nữ bị trễ kinh nguyệt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do rối loạn nội tiết, bị các bệnh lý phụ khoa, dấu hiệu mang thai,… Vì vậy, nếu chị em phụ nữ băn khoăn không biết phụ nữ trễ kinh uống gì cho ra máu thì có thể tham khảo một số loại thức uống sau:
- Uống nước lọc: Uống đủ trung bình 1.5 đến 2 lít nước lọc mỗi ngày để các cơ quan sinh sản trong cơ thể được hoạt động ổn định, từ đó giúp điều hòa kinh nguyệt cho chị em phụ nữ.
- Uống sữa đậu nành: Trong thành phần của sữa đậu nành có chứa estrogen thực vật có tác dụng cân bằng nội tiết tố nữ, thúc đẩy quá trình rụng trứng diễn ra đều hơn.
- Các loại thức uống từ trái cây, rau củ: Bổ sung vitamin và khoáng chất, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, giúp các chị em ra kinh nhanh hơn trong trường hợp bị trễ kinh.
- Uống trà gừng: Tính ấm của trà gừng không chỉ điều hòa kinh nguyệt cho chị em phụ nữ mà còn giúp làm giảm cảm giác đau bụng mỗi khi đến ngày “rụng dâu”.
5. Trễ kinh nguyệt không nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn để có thể cải thiện chu kỳ kinh nguyệt, thì vẫn tồn tại những thực phẩm khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn bất thường, làm trầm trọng thêm rối loạn kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Dưới đây sẽ là những thực phẩm chị em cần phải tránh để có một cơ thể khỏe mạnh và một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
- Đồ cay nóng
Đồ cay nóng gây ra tình trạng nóng trong người, gây rối loạn nội tiết tố, khiến kinh nguyệt bị ảnh hưởng.
- Đồ chiên, xào
Đồ chiên, xào gây ra cảm giác khó tiêu, trướng bụng do có nhiều dầu mỡ. Đồ chiên, xào còn làm chị em bị tích nước ở bụng dưới gây khó chịu và bị rong kinh.
- Đồ ăn quá mặn
Ăn đồ ăn quá mặn ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể như gan, thận… Đồ ăn mặn còn gây tích nước ở bụng dưới, khiến bụng khó chịu và có thể bị rong kinh.
- Đồ ăn lạnh
Đồ ăn lạnh ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa, gây rối loạn tiêu hóa. Nó còn làm tăng cơn đau bụng trong những ngày “đèn đỏ”, và làm kinh nguyệt không đều. Kem, đá lạnh còn khiến khí hư có mùi hôi.
- Chất kích thích
Bia, rượu cũng như những chất kích thích khác có khả năng làm mất cân bằng hoocmon trong cơ thể. Dẫn đến tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, bồn chồn, lo lắng, và gây rối loạn chu kì kinh nguyệt.
6. Một số lưu ý cho chị em để cải thiện tình trạng chậm kì kinh nguyệt
Hiện tượng chậm kinh ngày càng phổ biến đối với các chị em phụ nữ trong thời đại này do cả yếu tố khách quan và chủ quan. Với những ai chậm một vài ngày thì có thể chưa cần lo lắng, nhưng với những ai chậm nhiều tuần hay 2, 3 tháng thì cần lưu ý.
Để cải thiện tình trạng chậm kỳ kinh nguyệt bạn cần chú ý đến những việc sau:
Khi bị trễ kinh nguyệt, bạn nên thực hiện các việc sau để cải thiện tình trạng chậm kỳ kinh nguyệt
- Ngủ nghỉ bất thường
Ngủ đủ giấc, đúng giờ giúp cơ thể khỏe mạnh, nhịp sinh học được cân bằng. Khi thức khuya, hoặc ngủ “nướng” quá nhiều sẽ khiến hoocmon sinh sản trong cơ thể bị gián đoạn, không thể tiết ra đều đặn. Gây ra việc chậm kinh.
- Căng thẳng quá mức
Công việc bộn bề, cuộc sống khó khăn khiến chị em bị căng thẳng, stress không những ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn làm mất cân bằng nội tiết tố nữ, làm chậm kinh. Do đó, có thể giảm stress bằng những phút giây thư giãn, các bài tập yoga, thiền định,… hoặc đơn giản là hít thở thật sâu nhiều lần.
- Ăn kiêng giảm cân
Việc ăn kiêng khiến cơ thể bị thiếu đi những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, gây ra rối loạn nội tiết, dẫn đến việc trễ kinh. Lời khuyên cho chị em là ăn uống đủ chất và tập thể thao điều độ.
- Tập thể dục quá sức
Rất nhiều chị em vì muốn giảm cân nhanh chóng đã tập luyện quá sức. Điều này rất nguy hiểm, khiến kinh nguyệt chậm vài tháng.
Bạn nên điều chỉnh lại lịch tập luyện cho vừa phải, tránh tập quá sức. Bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi đầy đủ. Và tình trạng kinh nguyệt sẽ sớm được cải thiện.
- Do bệnh phụ khoa
Lý do chậm kinh mà chị em phụ nữ thường không để ý đến nhất đó chính là do các bệnh phụ khoa. Viêm phụ khoa là là tình trạng viêm nhiễm ở vị trí nào đó trong hệ sinh dục của nữ giới. Bệnh kèm theo các biểu hiện ngứa, sưng đỏ, rát vùng kín, vùng kín có mùi khó chịu, khí hư bất thường, đau rát khi đi tiểu… Nếu bạn bị viêm nhiễm phụ khoa, khả năng cao sẽ bị chậm kinh trong thời gian dài. Bệnh nếu không được chữa kịp thời có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai, thậm chí là vô sinh. Bạn nên đến khám tại phòng khám uy tín nếu có các dấu hiệu bệnh lý kể trên.
Với những lưu ý trên sẽ giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về việc trễ kinh nguyệt và có biện pháp can thiệp kịp thời, để mang lại một sức khỏe tốt. Việc bổ sung các thực phẩm cần thiết, dinh dưỡng và vô hại như đã nêu ở trên là cách đơn giản nhất, an toàn nhất cho chị em phụ nữ. Ngoài ra, việc giữ một sức khỏe tinh thần lạc quan, tích cực là điều cần thiết để điều trị chứng chậm kinh. Vệ sinh sạch sẽ, sử dụng đồ lót an toàn, thường xuyên thay đồ lót để tránh nhiễm các bệnh phụ khoa cũng là một lưu ý quan trọng trong việc cải thiện chu kỳ kinh nguyệt.
Xem thêm: Dấu hiệu bạn đang mắc tiền mãn kinh sớm? Chú ý ngay những biểu hiện này
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài 1800 1770 để được các chuyên gia tư vấn MIỄN PHÍ.
Quý Khách Quan Tâm có thể đặt mua sản phẩm Aktiv Meno chính hãng tại đây:
Từ khóa » Tác Hại Của Việc Trễ Kinh
-
Kinh Nguyệt Không đều - Những điều Bạn Cần Biết
-
12 Nguyên Nhân Gây Chậm Kinh Thường Gặp ở Chị Em | Vinmec
-
Chậm Kinh ở Nữ Giới Có đáng Lo Không?
-
20 Nguyên Nhân Gây Chậm Kinh ở Phụ Nữ Và Cách Khắc Phục
-
Trễ Kinh Có đáng Lo Ngại?
-
Nguyên Nhân Trễ Kinh Và Gặp Phải Chậm Kinh Nên Uống Gì - Naujienos
-
Trễ Kinh Mà Không Có Thai Thường Có Nguyên Nhân Do đâu? | Medlatec
-
Những Nguyên Nhân Gây Chậm Kinh Thường Gặp Nhất
-
6 Tác Hại Kinh Nguyệt Không đều Chị Em Cần Lưu ý
-
Trễ Kinh Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Một Số Nguyên Nhân Gây Chậm Kinh | Sở Y Tế Nam Định
-
Chậm Kinh Có ảnh Hưởng Gì Không ?
-
Trễ Kinh Nhưng Không Có Dấu Hiệu Mang Thai Nguyên Nhân Do đâu
-
Kinh Nguyệt Không đều ở Tuổi Dậy Thì Và Dấu Hiệu Bất Thường • Hello ...
-
Tác Hại Của Kinh Nguyệt Không đều đến Phụ Nữ Như Thế Nào?
-
Thức Khuya Có Làm Trễ Kinh Không? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Nguyên Nhân Chậm Kinh 1 Tháng | TCI Hospital
-
Trễ Kinh Bao Lâu Thì Có Thai? - Huggies
-
Chậm Kinh